Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là gì, làm thế nào để khắc phục?
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là gì, làm thế nào để khắc phục?

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blog

    Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là tình trạng bạn luôn lo lắng quá mức, dai dẳng về nhiều vấn đề trong cuộc sống, chẳng hạn như công việc, gia đình, sức khỏe, tiền bạc,... một cách vô lý. GAD có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe, công việc, mối quan hệ của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của chuyên gia tâm lý trên Askany.

    Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

    Theo Wikipedia, Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder - GAD) là tình trạng tâm lý mà người bệnh thường xuyên cảm thấy lo lắng quá mức về những vấn đề trong cuộc sống như công việc, sức khỏe và gia đình. Các triệu chứng của GAD có điểm tương đồng với rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các dạng lo âu khác.

    Bạn có đang mắc phải rối loạn lo âu lan tỏa không?
    Bạn có đang mắc phải rối loạn lo âu lan tỏa không?

    Tình trạng này ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn, với phụ nữ có nguy cơ mắc cao gấp đôi so với nam giới. Nhiều người mắc GAD còn gặp các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm nặng, lo âu xã hội, hoặc rối loạn hoảng sợ.

    GAD thường phát triển từ từ, bắt đầu từ thời thơ ấu, tuổi vị thành niên, hoặc ở giai đoạn trưởng thành. Đây là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị.

    Triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa

    Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) khiến người bệnh cảm thấy lo lắng quá mức, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Triệu chứng của GAD có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian và thường tồi tệ hơn khi bệnh nhân gặp căng thẳng.

    Triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa
    Triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa

    Các dấu hiệu của GAD bao gồm:

    • Lo lắng (về công việc, gia đình, sức khỏe, tài chính…) kéo dài và khó chịu.
    • Mệt mỏi, nhịp tim nhanh, khó thở.
    • Khó tập trung.
    • Dễ nổi cáu, khó chịu
    • Căng cơ, đau vai, cổ, lưng.
    • Đổ mồ hôi nhiều đặc biệt là ở trong lòng bàn tay.
    • Đau bụng, tiêu chảy, táo bón.
    • Đau đầu căng thẳng.
    • Rối loạn giấc ngủ.
    • Cảm giác hoa mắt, chóng mặt.
    • Sợ không gian mở hoặc kín.
    • Rối loạn lo âu xã hội.
    • Rối loạn hoảng sợ, các cơn hoảng loạn bất ngờ và dữ dội.
    • Sợ những tình huống không xác định, sợ tương lai.

    Ngoài ra, người mắc GAD thường xuyên lo lắng về những chuyện nhỏ nhặt, nghĩ quá nhiều về các kế hoạch và giải pháp cho tất cả các trường hợp có thể xảy ra, và cảm thấy bị đe dọa bởi những tình huống không thực sự nguy hiểm. Họ có thể cảm thấy khó đưa ra quyết định, không thể ngừng lo lắng, và luôn cảm thấy bồn chồn, căng thẳng, đầu óc trống rỗng.

    Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu lan tỏa

    Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là một tình trạng sức khỏe tâm thần phức tạp và nguyên nhân chính xác của nó vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể góp phần vào sự hình thành của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, bao gồm:

    Mất cân bằng hóa chất não có thể gây rối loạn lo âu lan tỏa
    Mất cân bằng hóa chất não có thể gây rối loạn lo âu lan tỏa
    • Di truyền: Người có tiền sử gia đình mắc GAD có nguy cơ cao hơn.
    • Hóa chất não: Sự mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và norepinephrine có thể làm tăng cảm giác lo lắng.
    • Tính cách: Những người có tính cách nhạy cảm, dễ lo lắng thường dễ mắc GAD hơn.
    • Các sự kiện căng thẳng: Những trải nghiệm stress lớn trong cuộc sống có thể là yếu tố khởi phát hoặc làm trầm trọng thêm GAD.
    • Môi trường: Môi trường sống căng thẳng, không ổn định hoặc thiếu hỗ trợ có thể tăng nguy cơ mắc GAD.
    • Các yếu tố xã hội: Các mối quan hệ tiêu cực, căng thẳng hoặc thiếu sự hỗ trợ có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng.
    • Bệnh lý: Một số bệnh lý như hyperthyroidism (cường giáp) có thể làm tăng mức độ hormone trong cơ thể, dẫn đến cảm giác lo lắng và căng thẳng.
    • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra GAD như tác dụng phụ.

    Sự kết hợp của các yếu tố trên có thể là nguyên nhân phát triển của bệnh GAD. Nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc GAD, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần.

    Hậu quả của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa

    Biến chứng của rối loạn lo âu lan tỏa có thể bao gồm:

    • Mất khả năng tập trung và hiệu suất công việc giảm sút.
    • Quản lý thời gian kém.
    • Tăng nguy cơ trầm cảm.

    Ngoài ra, GAD có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe thể chất, như:

    • Vấn đề tiêu hóa: hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày.
    • Nhức đầu, đau nửa đầu.
    • Các bệnh mạn tính.
    • Vấn đề giấc ngủ và chứng mất ngủ.
    • Các vấn đề tim mạch.

    Rối loạn lo âu lan tỏa thường đi kèm với các vấn đề tâm lý khác, khiến việc chẩn đoán và điều trị trở nên phức tạp hơn. Các rối loạn tâm lý thường liên quan bao gồm:

    • Ám ảnh
    • Rối loạn hoảng sợ
    • PTSD, OCD
    • Trầm cảm
    • Ý định tự tử
    • Lạm dụng chất kích thích

    Bạn có thể thực hiện bài test trầm cảm để tự đánh giá mức độ trầm cảm của bản thân.

    Chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa bằng cách nào?

    Quá trình chẩn đoán rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm:

    1. Phỏng vấn lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, lịch sử bệnh, các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và cách bạn đối phó với chúng.
    2. Đánh giá các tiêu chí chẩn đoán: Bác sĩ sẽ đánh giá xem bạn có đáp ứng đủ các tiêu chí chẩn đoán GAD theo DSM-5 hay không. Để đáp ứng tiêu chuẩn DSM-5-TR về GAD, bạn phải có dấu hiệu lo lắng và lo lắng quá mức về một số sự kiện (ví dụ: hiệu quả công việc và học tập), xảy ra liên tục trong ≥ 6 tháng. Những lo lắng của bạn phải liên quan đến ≥ 3 trong số các dấu hiệu sau:
    • Cảm giác bồn chồn, căng thẳng hoặc bực dọc
    • Dễ mệt mỏi
    • Khó tập trung
    • Cáu gắt
    • Căng cơ
    • Giấc ngủ bị rối loạn
    1. Loại trừ các tác nhân gây bệnh khác, như:
    • Xét nghiệm tuyến giáp
    • Xét nghiệm đường huyết
    • Siêu âm tim
    • Xét nghiệm chất kích thích: Loại trừ khả năng các triệu chứng do sử dụng chất kích thích gây ra.

    Điều trị rối loạn lo âu lan tỏa bằng cách nào

    Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là một tình trạng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, nhưng với sự hỗ trợ phù hợp, bạn có thể quản lý và cải thiện tình trạng này. Điều trị GAD thường kết hợp giữa tâm lý trị liệu và thuốc.

    Chẩn đoán sớm là rất quan trọng để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc GAD.

    • Tâm lý trị liệu là một phương pháp hiệu quả trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT) là hai phương pháp phổ biến được nhiều chuyên gia tâm lý sử dụng. CBT giúp bạn thay đổi cách suy nghĩ và hành động, trong khi ACT giúp bạn chấp nhận những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của bản thân.
    • Thuốc cũng có thể được sử dụng để điều trị GAD bao gồm:
    • Thuốc chống trầm cảm: SSRI và SNRI là hai loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng để điều trị GAD.
    • Thuốc chống lo âu: Benzodiazepine có thể giúp giảm lo lắng nhanh chóng, nhưng nên sử dụng ngắn hạn do có thể gây nghiện. Buspirone là một lựa chọn thay thế khác, không gây nghiện và có tác dụng lâu dài.

    Phòng ngừa chứng rối loạn lo âu lan tỏa

    Bên cạnh việc điều trị, chúng ta có thể phòng ngừa chứng rối loạn lo âu lan tỏa bằng những biện pháp đơn giản như sau:

    Tập thể dục giúp giảm lo âu trong rối loạn lo âu lan tỏa
    Tập thể dục giúp giảm lo âu trong rối loạn lo âu lan tỏa
    • Xây dựng lối sống lành mạnh: hạn chế caffeine, ngủ đủ giấc. Duy trì những thói quen này có thể làm giảm lo âu, stress hàng ngày.
    • Kiểm soát căng thẳng bằng cách tập yoga, ngồi thiền, sắp xếp công việc hợp lý.
    • Không sử dụng chất gây nghiện, rượu bia, thuốc lá có thể làm triệu chứng rối loạn lo âu lan tỏa nghiêm trọng hơn.
    • Chia sẻ với người thân, bạn bè… hoặc tìm gặp các bác sĩ, chuyên gia tâm lý để trị liệu khi gặp stress, căng thẳng quá mức.
    • Đảm bảo ăn uống, cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết.

    Các câu hỏi thường gặp về rối loạn lo âu lan tỏa

    Rối loạn lo âu lan nguy hiểm thế nào?

    Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng như một số bệnh lý khác, nhưng nó có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chẳng hạn như:

    • Tự cô lập bản thân, không thể chia sẻ cảm xúc với ai.
    • Giảm chất lượng cuộc sống, công việc, học tập sa sút.
    • Tăng nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, dễ nghĩ đến tự sát.
    • Nguy cơ lạm dụng chất kích thích tăng cao
    • Sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng

    Rối loạn lo âu lan tỏa có chữa khỏi được không?

    Rối loạn lo âu lan tỏa có thể chữa khỏi
    Rối loạn lo âu lan tỏa có thể chữa khỏi

    Hoàn toàn có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) bằng tâm lý trị liệu, thuốc hoặc kết hợp cả 2. Nếu người bệnh đáp ứng tốt, bệnh sẽ cải thiện sau 1 khoảng thời gian. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn lo âu lan tỏa.

    Rối loạn lo âu lan tỏa có di truyền cho con không?

    Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) có yếu tố di truyền. Có nghĩa là nếu trong gia đình có thành viên mắc phải GAD, thì khả năng bạn cũng mắc bệnh này sẽ cao hơn so với những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh.

    GAD có phải là trầm cảm không?

    Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) và trầm cảm là hai rối loạn tâm thần khác nhau, mặc dù chúng có thể có một số triệu chứng chồng chéo. Nhiều người mắc GAD cũng đồng thời mắc trầm cảm. Việc này làm choquá trình chẩn đoán và điều trị trở nên phức tạp hơn.

    Khám và điều trị rối loạn lo âu lan tỏa ở đâu?

    Để khám và điều trị rối loạn lo âu lan tỏa, bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý và bác sĩ chuyên khoa trên Askany. Các chuyên gia sẽ cung cấp dịch vụ tham vấn và trị liệu online, giúp bạn giảm bớt căng thẳng, lo âu và phát triển kỹ năng quản lý cảm xúc.

    Đó là toàn bộ thông tin về rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) mà bạn cần nắm, bao gồm: định nghĩa, triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của GAD, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần trên ứng dụng Askany. Phát hiện và điều trị sớm có thể giúp bạn kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống một cách kịp thời.