Thang điểm rối loạn giấc ngủ là một công cụ hữu ích để đánh giá chất lượng giấc ngủ của bạn. Bằng cách trả lời một loạt các câu hỏi, bạn sẽ nhận được điểm số và có được một bức tranh tổng quan về thói quen ngủ của mình. Có rất nhiều thang điểm đánh giá rối loạn giấc ngủ khác nhau, nhưng PSQI là loại phổ biến với mức độ tin cậy cao. Hãy cùng Askany tham khảo bài viết sau đây để biết PSQI là gì, có có ý nghĩa như thế nào, bố cục bài trắc nghiệm cũng như cách tính điểm chuẩn xác nhất.
Tại sao cần thang điểm đánh giá rối loạn giấc ngủ?
Giấc ngủ kém có thể gây ra các bệnh lý như béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và trầm cảm. Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ rất đa dạng, có thể bao gồm các yếu tố sinh lý, tâm lý và môi trường. Một số nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến như:
- Các bệnh lý cơ bản: Trầm cảm, lo âu, tiểu đường, cao huyết áp.
- Thói quen sinh hoạt: Làm việc ca đêm, sử dụng chất kích thích, màn hình điện tử trước khi ngủ.
- Môi trường ngủ: Ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng quá mạnh, nệm không phù hợp.
Khi đến bệnh viện, các bác sĩ có thể chỉ hỏi bạn vài câu đơn giản “Giấc ngủ của bạn dạo gần đây thế nào”. Những câu hỏi đơn giản này có thể làm cho việc chẩn đoán bị sai hoặc không nhận biết rõ được các bất thường trong giấc ngủ cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Lý tưởng nhất là bạn nên đáng giá theo thang điểm đánh giá rối loạn giấc ngủ. Khi thực hiện theo thang đo này, bạn sẽ
- Xác định rõ ràng mức độ nghiêm trọng của giấc ngủ.
- Theo dõi sự cải thiện hoặc diễn biến xấu đi của giấc ngủ sau khi áp dụng các biện pháp điều trị.
- Cung cấp thông tin cần thiết để bạn trao đổi với bác sĩ lâm sàng hoặc chuyên gia
Trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI là gì?
Các chuyên gia thường đánh giá chất lượng giấc ngủ thông qua thang điểm được sử dụng rộng rãi nhất là PSQI (Pittsburgh Sleep Quality Index).
Thang điểm đánh giá rối loạn giấc ngủ PSQI được đặc trưng bởi 6 yếu tố chính:
- Thời lượng giấc ngủ lâu hay ngắn
- Chất lượng giấc ngủ dựa trên cảm nhận của bệnh nhân
- Thời gian ngủ của bạn, mất bao lâu để chìm vào giấc ngủ, thức dậy bao nhiêu lần trong đêm,..
- Việc sử dụng thuốc giúp dễ ngủ
- Sự tỉnh táo vào ban ngày
- Rối loạn giấc ngủ vào ban đêm như ngáy, khó thở, chân không yên khi ngủ
Bạn có thể tham gia test online và nhận kết quả tại đây. Kết quả bài trắc nghiệm online này chỉ mang tính chất tham khảo. Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ trên Askany.
Tìm hiểu thêm: 11 địa chỉ khám chữa mất ngủ kinh niên tốt nhất
Ý nghĩa bài trắc nghiệm PSQI
Rối loạn giấc ngủ, hay còn gọi là mất ngủ, khó ngủ, hoặc thiếu ngủ, là tình trạng bất thường về giấc ngủ, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Các biểu hiện thường gặp bao gồm khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thức giấc sớm, ngủ gà ngủ gật vào ban ngày và mơ nhiều.
Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) là một công cụ đánh giá toàn diện về chất lượng giấc ngủ của bạn trong một tháng gần đây. Kết quả của thang đo này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng của rối loạn giấc ngủ, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Các câu hỏi trong bài trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI
Bài trắc nghiệm Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) gồm 10 câu hỏi, bạn cần trả lời tất cả các câu hỏi một cách đầy đủ chính xác và không để trống bất kỳ câu nào. Các câu hỏi trong bài trắc nghiệm tập trung vào trải nghiệm giấc ngủ của bạn trong tháng gần đây nhất trước khi bạn đến khám. Bạn nên đọc kỹ từng câu hỏi, trả lời thành thật và bên dưới, Askany sẽ hướng dẫn để bạn cách tính điểm của PSQI.
Phần 1
- Trong tháng qua, bạn thường đi ngủ vào lúc mấy giờ?
- Trong tháng qua, sau khi nằm xuống, bạn mất bao lâu để chìm vào giấc ngủ?
- Trong tháng qua, bạn thường thức dậy vào lúc mấy giờ?
- Trong tháng qua, bạn thực sự ngủ được bao nhiêu tiếng mỗi đêm?
- Trong tháng qua, bạn thường gặp những vấn đề nào làm ảnh hưởng đến giấc ngủ? (hãy chọn tất cả các đáp án đúng với bạn)
- Không thể ngủ sau 30 phút nhắm mắt
- Thức dậy giữa đêm hoặc sáng sớm
- Phải dậy đi vệ sinh giữa đêm
- Khó thở gây khó ngủ
- Ho hoặc ngáy to khi ngủ
- Cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng khiến không ngủ được
- Gặp ác mộng khó ngủ lại
- Đau đớn gây khó ngủ
- Bạn cũng có thể thêm các lý do khác khiến bạn mất ngủ và tần suất xảy ra của chúng.
Phần 2
- Bạn đánh giá chất lượng giấc ngủ của mình trong tháng vừa qua như thế nào?
- Trong tháng qua, bạn đã dùng thuốc (kê đơn hoặc không kê đơn) để dễ ngủ bao nhiêu lần?
- Trong tháng qua, bạn gặp khó khăn trong việc giữ tỉnh táo khi lái xe, ăn uống, hoặc trong các hoạt động xã hội bao nhiêu lần?
- Trong tháng qua, bạn cảm thấy khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như thế nào?
- Nếu bạn có người cùng phòng hoặc người ngủ cùng, hãy hỏi họ về tần suất các hiện tượng sau đây xảy ra trong tháng qua:
- Ngáy to
- Ngừng thở trong khi ngủ
- Co giật chân khi ngủ
- Bị ngã khỏi giường do mất phương hướng khi ngủ
- Bạn cũng có thể hỏi thêm về các tình trạng khác của bạn khi ngủ và tần suất của chúng.
Cách tính thang điểm đánh giá rối loạn giấc ngủ PSQI
Dưới đây là cách tính điểm bài trắc nghiệm PSQI dễ hiểu:
- Câu hỏi 1 đến 4: Bạn có thể tự điền khoảng thời gian tương ứng.
- Câu hỏi 5, 7, 8 và 10: Bạn chọn một trong bốn phương án sau:
- Không gặp phải trong tháng qua
- Ít hơn 1 lần mỗi tuần
- 1 hoặc 2 lần mỗi tuần
- Nhiều hơn 2 lần mỗi tuần
- Câu hỏi 6: Bạn chọn một trong bốn mức độ đánh giá:
- Rất tốt
- Khá tốt
- Khá tệ
- Rất tệ
- Câu hỏi 9: Bạn chọn một trong bốn mức độ vấn đề:
- Không có vấn đề gì
- Có vấn đề nhẹ
- Có vấn đề khá rõ
- Có vấn đề nghiêm trọng
Kết quả của bài trắc nghiệm sẽ được tính tự động bằng máy tính. Dựa trên điểm số và kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp.
Bài viết đã cho bạn biết thang điểm đánh giá rối loạn giấc ngủ PSQI phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên nên nhớ rằng, thông tin từ bài test online này chỉ mang tính chất tham khảo do không có sự giám sát chuyên môn. Nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp phải vấn đề về giấc ngủ, hãy đặt lịch tư vấn online cùng chuyên gia tâm lý trên Askany để được kiểm tra PSQI trực tiếp theo qui trình từng bước chuẩn xác nhất.