Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là gì và cách khắc phục triệt để
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là gì và cách khắc phục triệt để

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blogRối loạn giấc ngủ ở trẻ em, đừng lo lắng. Cùng Askany tìm hiểu ngay nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị hiệu quả.

    Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là một tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Nếu bạn đang trong tình trạng phải thức trắng đêm vì con không chịu ngủ, mệt mỏi vì đêm nào cũng phải thức để dỗ dành còn. Đừng lo lắng, có hàng ngàn phụ huynh cũng đang đối mặt với tình trạng tương tự. Bây giờ, hãy cùng Askany tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em bạn nhé.

    Rối loạn giấc ngủ là gì?

    Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, duy trì giấc ngủ hoặc ngủ không đủ giấc. Tình trạng này thường kéo dài và lặp đi lặp lại, hoặc xảy ra trong ít nhất 1 tuần. Trẻ mắc chứng rối loạn giấc ngủ có thể mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, dẫn đến tình trạng uể oải, khó chịu và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

    Trẻ bị rối loạn giấc ngủ là như thế nào?
    Trẻ bị rối loạn giấc ngủ là như thế nào?

    Rối loạn giấc ngủ ở trẻ có thể bắt đầu từ 6 tháng tuổi và nếu không được điều trị kịp thời chúng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Nhu cầu giấc ngủ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi như sau:

    • Trẻ từ 0 đến 2 tháng tuổi: Cần khoảng 16 đến 18 giờ ngủ mỗi ngày.
    • Trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi: Cần 12 đến 16 giờ ngủ mỗi ngày.
    • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Cần 10 đến 16 giờ ngủ mỗi ngày.
    • Trẻ từ 3 đến 5 tuổi: Cần 11 đến 15 giờ ngủ mỗi ngày.
    • Trẻ từ 5 đến 14 tuổi: Cần 9 đến 13 giờ ngủ mỗi ngày.
    • Trẻ từ 14 đến 18 tuổi: Cần 7 đến 10 giờ ngủ mỗi ngày.

    Nhưng khi trẻ gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ, trẻ có thể ngủ ít hơn so với thời gian ngủ trung bình hoặc thức suốt ngày đêm.

    Xem thêm: Tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ ở người trẻ và cách điều trị hiệu quả

    Các dạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em phổ biến

    Các chuyên gia tâm lý tại Askany phân loại rối loạn giấc ngủ ở trẻ em thành 6 nhóm phổ biến như sau:

    6 dạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em phổ biến nhất
    6 dạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em phổ biến nhất
    • Mộng du: Tình trạng này thường gặp ở trẻ từ 8 đến 12 tuổi và có xu hướng xảy ra nhiều hơn ở bé trai. Nếu cha hoặc mẹ bị mộng du, khả năng trẻ gặp tình trạng này là 45%. Nếu cả hai cha mẹ đều bị mộng du, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ là 60%. Triệu chứng của mộng du bao gồm hành động không ý thức như ngồi dậy, di chuyển, hoặc ăn uống mà không nhớ gì sau khi thức dậy.
    • Ác mộng: Tỷ lệ trẻ gặp ác mộng là từ 10 – 50% ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi, cao nhất là ở trẻ từ 6 đến 10 tuổi. Trẻ thường thức giấc giữa đêm trong tình trạng hoảng loạn, sợ hãi sau những giấc mơ xấu. Trẻ có thể khóc lóc hoặc la hét trong đêm.
    • Rối loạn giai đoạn ngủ muộn: Tỷ lệ mắc rối loạn giai đoạn ngủ muộn là 7 – 16% ở thanh thiếu niên và thường khởi phát ở tuổi vị thành niên. Khoảng 40% trẻ bị ảnh hưởng có tiền sử gia đình bị rối loạn tương tự. Trẻ gặp khó khăn trong việc vào giấc ngủ, có thể thức dậy vào giữa đêm hoặc thức cả đêm.
    • Khó thở khi ngủ: Khó thở khi ngủ ảnh hưởng đến khoảng 1% đến 5% trẻ em, thường khởi phát từ 2 đến 8 tuổi. Tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ có các bất thường về sọ, hội chứng Down, bệnh thần kinh cơ, hoặc chứng teo đường mật. Triệu chứng điển hình bao gồm khó thở, ngáy, đổ mồ hôi đêm, chậm lớn.
    • Sợ hãi khi ngủ: Tỷ lệ trẻ gặp triệu chứng này là 1 – 7%, và khoảng 2,2% người lớn cũng thỉnh thoảng bị sợ hãi khi ngủ. Trẻ thường cảm thấy  lo âu và sợ hãi đột ngột trong đêm, thường khởi phát trong thời thơ ấu.
    • Hội chứng chân tay bồn chồn: Hội chứng chân tay bồn chồn xảy ra với khoảng 2% trẻ em và thường gặp nhiều hơn ở bé gái. Trẻ thường có cảm giác khó chịu, bồn chồn ở chân ta, khó ngủ và quấy khóc. Tình trạng này có thể có liên quan đến tiền sử gia đình và rối loạn vận động.

    Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

    Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những yếu tố nào tác động đến tinh thần và thể chất của trẻ đều có thể là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ hoặc khó ngủ, chẳng hạn như:

    Nguyên nhân trẻ bị rối loạn giấc ngủ
    Nguyên nhân trẻ bị rối loạn giấc ngủ
    • Trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
    • Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như khó ngủ hoặc làm trẻ thức giấc thường xuyên.
    • Mộng du, cơn hoảng sợ ban đêm, chứng nghiến răng, ngưng thở khi ngủ
    • Đói bụng hoặc tã bẩn.
    • Các vấn đề sức khỏe như mệt mỏi, tăng động giảm chú ý, bệnh tim bẩm sinh, vấn đề hô hấp, hoặc tiêu hóa.
    • Điều kiện phòng ngủ không lý tưởng, ví dụ nệm không thoải mái, tiếng ồn, ánh sáng chói, nhiệt độ không phù hợp.
    • Thói quen ngủ không đều đặn, sử dụng thiết bị điện tử trên giường, hoặc ăn quá muộn.

    Biểu hiện trẻ em bị rối loạn giấc ngủ

    Dưới đây là một số biểu hiện của những trẻ mắc chứng rối loạn giấc ngủ

    • Cơn miên hành: Trẻ thực hiện hành động như ngồi dậy, di chuyển, hoặc ăn uống mà không nhớ sau khi thức dậy. Thường xảy ra sau khi ngủ sâu và kéo dài dưới 30 phút.
    • Cơn hoảng sợ ban đêm: Trẻ đột ngột ngồi dậy, vùng vẫy, khóc hoặc la hét sau khi đã ngủ. Thường kéo dài 10 - 15 phút và trẻ không nhớ gì sau khi thức dậy.
    • Sụp mí mắt.
    • Ngáp nhiều, ngủ gật.
    • Ít chơi đùa, giảm linh hoạt.
    • Mệt mỏi, lờ đờ.
    • Ngủ ngáy, thở khò khè
    • Cơn hoảng sợ ban đêm
    • Mệt mỏi, cáu kỉnh vào ban ngày
    • Trẻ mất nhiều thời gian để vào giấc, thường quấy khóc, đòi bế.
    • Trẻ thức giấc nhiều lần trong đêm, khó quay trở lại giấc ngủ.
    • Giật cơ khi ngủ.
    • Ngủ ban ngày quá nhiều.
    • Cử động chu kỳ của chân tay.

    Hậu quả của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

    Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi trẻ ngủ không đủ giấc hoặc thường xuyên thức giấc vào giữa đêm, trẻ có thể cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, dẫn đến sự uể oải, mệt mỏi và thiếu năng lượng. Việc này làm tăng nguy cơ tai nạn và chấn thương do lơ đãng và thiếu tập trung.

    Khi trẻ thiếu ngủ, mất tập trung có thể tăng nguy cơ bị tai nạn và chấn thương
    Khi trẻ thiếu ngủ, mất tập trung có thể tăng nguy cơ bị tai nạn và chấn thương

    Ngoài ra, hành vi và tâm trạng của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng, trẻ trở nên cáu gắt, khó chịu hơn và suy nghĩ tiêu cực. Khả năng ghi nhớ, tập trung và học tập của con có thể giảm sút, thời gian phản ứng trở nên chậm hơn, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến tăng cân và sa sút trí tuệ.

    Cách khắc phục rối loạn giấc ngủ ở trẻ em tại nhà

    Nếu nhận thấy con mình có dấu hiệu rối loạn giấc ngủ, bố mẹ nên theo dõi và cùng con thiết lập thời gian ngủ cho phù hợp. Dưới đây là một số mẹo cải thiện giấc ngủ cho con mà ba mẹ nên tham khảo:

    • Tập cho con thói quen đi ngủ đều đặn mỗi đêm vào một khung giờ nhất định. Thời gian thức các ngày trong tuần và cuối tuần không chênh lệch quá 1,5 giờ.
    • Tập cho trẻ thói quen thư giãn trước khi đi ngủ, ví dụ như tắm nước ấm hoặc đọc truyện.
    • Không cho con ăn hoặc uống thực phẩm chứa caffeine tối thiểu 6 giờ trước khi đi ngủ.
    • Tránh cho trẻ ăn quá no hoặc các thức ăn cay nóng, nhiều đường trước khi ngủ.
    • Bật nhiệt độ trong phòng ngủ thoải mái và phòng ngủ đủ tối.
    • Phòng ngủ không được quá ồn ào.
    • Không cho con ăn nhiều bữa gần giờ đi ngủ
    • Hãy biến giờ chơi sau bữa ăn tối thành thời gian thư giãn. Vì nếu hoạt động quá nhiều có thể khiến trẻ tỉnh táo trước lúc ngủ.
    • Bố mẹ không nên xem tivi, máy vi tính, điện thoại di động, hoặc bật nhạc khi trẻ chuẩn bị đi ngủ. Nên tắt TV và trò chơi điện tử ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ.
    • Nếu trẻ thường xuyên bị thức giấc vì tư thế ngủ không thoải mái, hãy điều chỉnh tư thế ngủ hoặc sử dụng gối phù hợp.
    Trị liệu tâm lý cho trẻ bị rối loạn giấc ngủ an toàn, hiệu quả
    Trị liệu tâm lý cho trẻ bị rối loạn giấc ngủ an toàn, hiệu quả

    Đó là toàn bộ thông tin về rối loạn giấc ngủ ở trẻ em bao gồm: khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục hiệu quả tại nhà. Nếu bạn đã thực hiện những mẹo trên nhưng không mang lại hiệu quả, tình trạng rối loạn giấc ngủ của con vẫn kéo dài và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia tâm lý trẻ em trên Askany để được tư vấn và điều trị kịp thời.