Thang tự đánh giá trầm cảm PHQ-9 bằng tiếng Việt - Askany
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Thang tự đánh giá trầm cảm PHQ-9 bằng tiếng Việt - Askany

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9 là một công cụ hữu ích trong việc sàng lọc và đánh giá mức độ trầm cảm ở người trưởng thành. Sự đơn giản và tính chính xác của PHQ-9 đã khiến nó trở thành một trong những công cụ phổ biến nhất trong lĩnh vực tâm lý học và y tế. Bài viết này Askany sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thang đánh giá PHQ-9, cách sử dụng và ý nghĩa của kết quả.

    Trầm cảm là một trong các dạng rối loạn tâm trạng phổ biến
    Trầm cảm là một trong các dạng rối loạn tâm trạng phổ biến

    Vì sao cần thang đo đánh giá trầm cảm?

    Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến trên toàn thế giới, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp hay địa vị xã hội. Bất kỳ ai cũng có thể đối mặt với tình trạng này. Tuy nhiên, các triệu chứng trầm cảm thường khó nhận biết, và nhiều khi lại bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

    Chính vì sự phức tạp đó, nhiều trường hợp trầm cảm không được phát hiện sớm, khiến người bệnh không nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Khi trầm cảm trở nên nghiêm trọng và kéo dài, hậu quả có thể rất nặng nề, đặc biệt là nguy cơ dẫn đến tự tử.

    Để giúp mọi người có khả năng nhận diện và đánh giá mức độ nguy cơ của bản thân, các nhà nghiên cứu đã phát triển các thang đánh giá trầm cảm. Những công cụ này cho phép cá nhân tự sàng lọc và hiểu rõ hơn về tình trạng mình đang đối mặt.

    Nếu cảm thấy lo lắng về sức khỏe tâm thần của bản thân hoặc người thân, bạn có thể thực hiện bài kiểm tra đánh giá trầm cảm PHQ-9 sau đây.

    Các triệu chứng trầm cảm thường khó nhận biết
    Các triệu chứng trầm cảm thường khó nhận biết

    Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9

    Các thang đánh giá không hoàn toàn đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc sàng lọc và phát hiện nguy cơ trầm cảm. Hiện nay, thang đánh giá PHQ-9 được sử dụng rộng rãi nhất trong cộng đồng. Thang đo này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, với độ chính xác lên đến 88%.

    Người thực hiện sẽ trả lời các câu hỏi dựa trên cảm xúc và hành vi trong 2 tuần gần nhất, sau đó tính tổng điểm để xác định mức độ trầm cảm. Dưới đây là bảng câu hỏi PHQ-9 và thang điểm tương ứng:

    1. Bạn có thường xuyên cảm thấy buồn bã, mệt mỏi, tuyệt vọng không?

    • 0 điểm: Hầu như không có
    • 1 điểm: Một vài ngày
    • 2 điểm: Hơn một nửa thời gian
    • 3 điểm: Mọi ngày

    2. Bạn có giảm hoặc mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày không?

    • 0 điểm: Hầu như không có
    • 1 điểm: Một vài ngày
    • 2 điểm: Hơn một nửa thời gian
    • 3 điểm: Mọi ngày

    3. Bạn có thấy cơ thể luôn mệt mỏi, thiếu năng lượng?

    • 0 điểm: Hầu như không có
    • 1 điểm: Một vài ngày
    • 2 điểm: Hơn một nửa thời gian
    • 3 điểm: Mọi ngày

    4. Bạn có vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ hay ngủ quá nhiều?

    • 0 điểm: Hầu như không có
    • 1 điểm: Một vài ngày
    • 2 điểm: Hơn một nửa thời gian
    • 3 điểm: Mọi ngày

    5. Bạn cảm thấy mình vô dụng, thất vọng về bản thân?

    • 0 điểm: Hầu như không có
    • 1 điểm: Một vài ngày
    • 2 điểm: Hơn một nửa thời gian
    • 3 điểm: Mọi ngày

    6. Bạn chán ăn hoặc ăn quá nhiều?

    • 0 điểm: Hầu như không có
    • 1 điểm: Một vài ngày
    • 2 điểm: Hơn một nửa thời gian
    • 3 điểm: Mọi ngày

    7. Bạn có xu hướng thu mình, không muốn vận động hay giao tiếp?

    • 0 điểm: Hầu như không có
    • 1 điểm: Một vài ngày
    • 2 điểm: Hơn một nửa thời gian
    • 3 điểm: Mọi ngày

    8. Bạn mất tập trung, không làm việc hiệu quả?

    • 0 điểm: Hầu như không có
    • 1 điểm: Một vài ngày
    • 2 điểm: Hơn một nửa thời gian
    • 3 điểm: Mọi ngày

    9. Bạn có suy nghĩ tiêu cực về cái chết hoặc tự tử?

    • 0 điểm: Hầu như không có
    • 1 điểm: Một vài ngày
    • 2 điểm: Hơn một nửa thời gian
    • 3 điểm: Mọi ngày

    Khi hoàn thành, bạn sẽ tính tổng điểm và đối chiếu với các mức độ trầm cảm trong thang điểm PQH-9:

    • 0-4 điểm: Bình thường
    • 5-9 điểm: Trầm cảm mức tối thiểu
    • 10-14 điểm: Trầm cảm mức nhẹ
    • 15-19 điểm: Trầm cảm mức trung bình
    • 20-27 điểm: Trầm cảm mức nặng
    Khi hoàn thành, bạn sẽ tính tổng điểm và đối chiếu với các mức độ trầm cảm
    Khi hoàn thành, bạn sẽ tính tổng điểm và đối chiếu với các mức độ trầm cảm

    Các bài kiểm tra tâm lý khác:

    Hướng xử lý sau khi hoàn thành thang đánh giá trầm cảm

    Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9 là một công cụ quan trọng giúp phát hiện các dấu hiệu trầm cảm. Dựa trên điểm số từ bài đánh giá, bạn có thể hiểu rõ hơn về mức độ trầm cảm của mình và áp dụng những biện pháp điều trị phù hợp.

    Điểm từ 0-4: Bình thường

    Bạn đang có sức khỏe tâm thần tốt và nguy cơ mắc trầm cảm là rất thấp. Tuy nhiên, không nên chủ quan mà cần tiếp tục chăm sóc sức khỏe tinh thần. Duy trì lối sống lành mạnh như ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, và tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp bạn ổn định tinh thần. Bên cạnh đó, hãy học cách quản lý căng thẳng hiệu quả và tìm sự hỗ trợ nếu cảm thấy lo âu kéo dài.

    Điểm từ 5-9: Trầm cảm nhẹ

    Bạn có thể đang gặp phải một số triệu chứng trầm cảm nhẹ. Việc chú ý và can thiệp sớm là cần thiết để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nên điều chỉnh lối sống như ăn uống lành mạnh, tập luyện, và dành thời gian cho bản thân. Áp dụng các phương pháp thư giãn như yoga, thiền hoặc hít thở sâu. Hãy tìm sự hỗ trợ từ bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý khi cần.

    Điểm từ 10-14: Trầm cảm trung bình, vừa phải

    Triệu chứng trầm cảm của bạn có mức độ trung bình và đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ là điều cần thiết. Tham gia liệu pháp tâm lý như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) hoặc liệu pháp tâm lý động lực sẽ giúp bạn quản lý tình trạng tốt hơn. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc chống trầm cảm.

    Nếu có dấu hiệu trầm cảm bạn cần tìm sự tư vấn của chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần
    Nếu có dấu hiệu trầm cảm bạn cần tìm sự tư vấn của chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần

    Điểm từ 15-19: Trầm cảm nặng

    Triệu chứng trầm cảm nặng đang gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh hoạt và công việc của bạn. Bạn cần sự can thiệp từ chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần ngay lập tức. Họ sẽ hướng dẫn liệu pháp tâm lý phù hợp và kê đơn thuốc nếu cần. Điều trị kịp thời sẽ giúp bạn dần cải thiện tình trạng sức khỏe tinh thần.

    Điểm từ 20-27: Trầm cảm rất nặng

    Triệu chứng trầm cảm rất nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bạn cần liên hệ với bác sĩ tâm thần ngay để được điều trị khẩn cấp. Nhập viện hoặc tham gia các liệu pháp điều trị chuyên sâu là biện pháp cần thiết trong giai đoạn này. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và chuyên gia tâm lý để có giải pháp điều trị hiệu quả.

    Thang đánh giá trầm cảm PHQ-9 là một công cụ hữu ích để bạn tự đánh giá tình trạng của mình, tuy nhiên nó không thể thay thế cho việc tư vấn của chuyên gia. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về sức khỏe tâm thần của mình sau khi hoàn thành thang đánh giá, hãy liên hệ ngay với chuyên gia tâm lý trên ứng dụng Askany để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.