10+ cách chữa bệnh trầm cảm hiệu quả nhất hiện nay
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    10+ cách chữa bệnh trầm cảm hiệu quả nhất hiện nay

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blog

    Cách chữa bệnh trầm cảm có nhiều phương pháp khác nhau, từ điều trị thuốc đến các phương pháp tâm lý, hoặc trị liệu tại nhà, tùy theo mức độ bệnh. Trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây hại đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. May mắn thay, có nhiều cách để điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả. Bài viết này Askany sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bệnh trầm cảm, các phương pháp điều trị phổ biến, và những cách để lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

    Phương pháp điều trị trầm cảm theo y học

    Trầm cảm là một vấn đề phức tạp và có nhiều cách tiếp cận khác nhau để điều trị. Dưới đây là 5 phương pháp phổ biến mà bác sĩ tâm lý thường áp dụng:

    Tâm lý trị liệu

    Tâm lý trị liệu, hay còn gọi là trò chuyện trị liệu, là quá trình tương tác giữa bệnh nhân và các chuyên gia tâm lý nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần và tăng khả năng ứng phó với căng thẳng.

    Thông qua việc nói chuyện, các chuyên gia tâm lý giúp bệnh nhân hiểu sâu hơn về bản thân, khơi gợi cảm xúc và phát triển khả năng tự giải quyết khó khăn trong cuộc sống. hiện nay có nhiều loại tâm lý trị liệu, trong đó liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) thường được áp dụng phổ biến hơn cả. Quá trình điều trị trầm cảm theo phương pháp này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy vào từng trường hợp cụ thể.

    Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu
    Điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu

    Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm

    Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều chỉnh hóa chất trong não, là nguyên nhân chính gây ra trầm cảm, giúp cải thiện tâm trạng của bệnh nhân. Mặc dù có thể gây tác dụng phụ, nhưng chúng thường mang lại hiệu quả sau thời gian dài sử dụng. Các loại thuốc bao gồm:

    • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI): An toàn hơn và ít tác dụng phụ so với các loại khác như citalopram, escitalopram, fluoxetine, paroxetine, sertraline và vilazodone.
    • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs): Gồm các loại như imipramine, nortriptyline, amitriptyline, doxepin, trimipramine, desipramine và protriptyline.
    • Thuốc chống trầm cảm không điển hình: Bao gồm bupropion, mirtazapine, nefazodone, trazodone và vortioxetine.
    • Các loại thuốc chống trầm cảm khác: Bao gồm thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOIs) như tranylcypromine, phenelzine và isocarboxazid.
    Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm
    Điều trị bằng thuốc chống trầm cảm (Ảnh minh họa)

    Liệu pháp hành vi nhận thức

    Điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một phương pháp điều trị tâm lý được chứng minh hiệu quả trong nhiều trường hợp như trầm cảm, rối loạn lo âu và các rối loạn tâm thần khác. Nó giúp họ nhận biết, thay đổi suy nghĩ và hành vi, phát triển kỹ năng đối phó với thử thách, tăng cường sự tự tin, đối mặt với nỗi sợ hãi, học cách làm dịu tâm trạng và thư giãn cơ thể.

    Trị liệu giữa các cá nhân

    Trị liệu giữa các cá nhân (IPT)  là phương pháp tập trung vào cải thiện mối quan hệ xã hội và giảm bớt căng thẳng trong các mối quan hệ cá nhân của bệnh nhân. Phương pháp này đã được chứng minh là hiệu quả đối với trầm cảm cấp tính và các rối loạn tâm trạng khác.

    Y học bổ sung

    Bên cạnh các phương pháp truyền thống, y học bổ sung như liệu pháp kích thích não bộ và phản hồi sinh học cũng đang được sử dụng. Chúng không chỉ cải thiện tâm trạng mà còn hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác.

    Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân thì sẽ có phương pháp điều trị cho phù hợp và nên được thảo luận kỹ với bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

    Phương pháp chữa trầm cảm tại nhà không dùng thuốc

    Chữa bệnh trầm cảm tại nhà không dùng thuốc được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, có dấu hiệu buồn chán và suy sụp nhưng vẫn kiểm soát được. Dưới đây là 6 phương pháp điều trị giúp giảm bớt triệu chứng trầm cảm hiệu quả ngay tại nhà:

    Các phương pháp chữa trầm cảm tại nhà không dùng thuốc
    Các phương pháp chữa trầm cảm tại nhà không dùng thuốc

    Tập thể dục thường xuyên

    Tập thể thao đều đặn từ 10 -15 phút mỗi ngày và dần tăng thời gian tập luyện ở mức độ phù hợp, lưu ý không nên tập quá sức. Những người mắc bệnh trầm cảm nên duy trì thói quen này đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất.

    Trong việc cải thiện tình trạng trầm cảm, hoạt động thể chất luôn đóng vai trò quan trọng, nó giúp cải thiện tâm trạng, cải thiện giấc ngủ và tăng cường sự tập trung. Cụ thể như sau:

    • Khi tập thể dục, bạn đã kích thích sự sản xuất endorphin từ đó khiến tâm trạng tốt hơn, vui vẻ hơn.
    • Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ.
    • Tập luyện thể thao còn kích thích não bộ hoạt động, giúp tập trung và sáng tạo tốt hơn.
    • Cuối cùng, tập thể dục là cách giảm stress, giải tỏa căng thẳng và lo âu hiệu quả nhất.

    Các bài tập phù hợp cho bệnh nhân trầm cảm như:

    Cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà
    Cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà
    • Các bài tập thể dục nhịp điệu (aerobic)
    • Đi bộ hoặc chạy bộ.
    • Bơi lội sẽ giúp bạn vận động toàn thân, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần.
    • Đạp xe, nhảy dây cường độ vừa.

    Thư giãn tinh thần

    Thư giãn tinh thần là điều mà ai cũng nên biết, kể cả bạn không có dấu hiệu trầm cảm hay đang tìm cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà. Một số cách cực kì hiệu quả mà người bị trầm cảm có thể thử như:

    Thiền tại nhà giúp chữa trầm cảm hiệu quả
    Thiền tại nhà giúp chữa trầm cảm hiệu quả
    • Thiền

    Thiền là một phương pháp tập luyện lâu đời giúp tập trung tâm trí, làm dịu tâm hồn và mang lại cảm giác an lạc trong hiện tại. Khi thiền, bạn sẽ tập trung vào hơi thở, suy nghĩ và cảm xúc của bản thân mà không phán xét. Việc thiền thường xuyên có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần.

    • Yoga

    Yoga là một hệ thống luyện tập kết hợp giữa các tư thế thể chất (asana), kỹ thuật thở (pranayama) và thiền định. Đây không chỉ là một hình thức rèn luyện thể chất, mà còn là một phương pháp thư giãn tinh thần. Các tư thế yoga cùng với việc tập trung vào hơi thở giúp bạn giải phóng stress, nuôi dưỡng cảm xúc tích cực. Người bệnh có thể tham gia lớp học yoga với huấn luyện viên hoặc tự luyện tập tại nhà đều được.

    • Nghe nhạc

    Âm nhạc có sức mạnh to lớn trong việc tác động đến cảm xúc và tâm trạng của con người. Người trầm cảm nên nghe các thể loại nhạc êm dịu như piano, guitar, hoặc âm thanh thiên nhiên có thể giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và lo âu, đồng thời cải thiện tâm trạng.

    Tập yoga là cách chữa trầm cảm hiệu quả tại nhà
    Tập yoga là cách chữa bệnh trầm cảm được nhiều chuyên gia khuyên dùng
    • Đọc sách:

    Đọc sách là một cách tuyệt vời để thoát khỏi những lo toan bộn bề của cuộc sống hàng ngày và đắm chìm trong một thế giới khác. Việc đọc sách có thể giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng, kích thích trí tưởng tượng mà còn mở rộng kiến thức.

    • Hòa mình với thiên nhiên

    Thiên nhiên có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần của con người. Do đó, bạn nên dành thời gian để hòa mình vào thiên nhiên bằng các hoạt động như đi dạo, leo núi, hoặc đơn giản là ngồi dưới tán cây có thể giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và lo âu, đồng thời cải thiện tâm trạng.

    Tìm hiểu thêm: 15+ cách vượt qua trầm cảm hiệu quả dành cho bạn

    Chế độ ăn uống lành mạnh

    Cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua chính là mà duy trì chế độ ăn uống khoa học. Một số thực phẩm đã được chứng minh có thể gây ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của bệnh nhân.

    Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
    Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

    Dưới đây là những nguyên tắc chính của chế độ ăn uống hợp lý khi mắc trầm cảm mà bạn nên tuân thủ:

     Cân bằng dinh dưỡng:

    • Ăn uống đầy đủ protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất.
    • Nên lựa chọn các thực phẩm tươi, nguyên chất, ít qua chế biến như: ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, trái cây, cá, trứng, sữa.

    Ăn nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe tâm thần:

    • Omega-3 (cá hồi, cá thu, cá ngừ, dầu cá, hạt lanh, quả óc chó)
    • Vitamin B ( các loại đậu, rau lá xanh, trứng, sữa)
    • Vitamin D (có thể được tổng hợp từ ánh nắng mặt trời hoặc bổ sung qua thực phẩm như cá, trứng, sữa)
    • Kẽm (trong thịt, hải sản, các loại hạt)

    Hạn chế các thực phẩm sau:

    • Rượu bia
    • Thức ăn nhanh (vì chúng thường chứa nhiều calo, chất béo bão hòa, đường và muối, có thể dẫn đến tăng cân, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác)

    Uống đủ nước

    • Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, kể cả việc điều chỉnh tâm trạng. Uống đủ nước giúp cơ thể hoạt động hiệu quả, tăng cường năng lượng và cải thiện tâm trạng.
    • Người trưởng thành nên uống ít nhất 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.

    Ăn đều đặn và đủ bữa

    • Ăn ba bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày để duy trì mức đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động throughout the day.
    • Tránh bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều trong một bữa.
    • Bổ sung các bữa ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, sữa chua, các loại hạt để tránh cảm giác thèm ăn và ăn vặt những thực phẩm không tốt cho sức khỏe.

    Thực hiện bài test trầm cảm để biết được mức độ trầm cảm của bạn.

    Dành thời gian bên cạnh những người thân yêu

    Xây dựng mối quan hệ với mọi người xung quanh là điều rất cần thiết đối với người trầm cảm, đây là một trong những cách chữa trầm cảm tại nhà hiệu quả - là chìa khóa quan trọng trong hành trình chiến thắng trầm cảm.

    Người bệnh duy trì và gắn kết các mối quan hệ với những người xung quanh như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Bệnh cạnh đó,  bạn cũng nên tham gia các hoạt động, câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện,.. để mở rộng mạng lưới giao tiếp, kết nối với những người bạn mới, cùng chia sẻ đam mê.

    Đừng ngần ngại chia sẻ cảm xúc, tâm tư, suy nghĩ của bạn với những người thân thiết, đáng tin cậy như người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết, chuyên gia tâm lý,... Và hãy tránh xa những mối quan hệ toxic.  Assertiveness - học cách nói "không" với những yêu cầu vô lý, những điều khiến bạn cảm thấy không thoải mái thực hiện.

    Tham gia các hoạt động mà bạn yêu thích

    Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí là một phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tâm trạng, giảm thiểu triệu chứng và thúc đẩy quá trình hồi phục cho người mắc bệnh trầm cảm. Những hoạt động đơn giản như xem phim, nấu ăn,.. có thể giúp tăng cảm xúc tích cực, kích thích sản sinh hormone hạnh phúc endorphin, dopamine.

    Lên kế hoạch và mục tiêu cụ thể

    Lên kế hoạch và đặt mục tiêu cụ thể là một công cụ đắc lực giúp bạn tăng cường sự kiểm soát, tạo động lực và theo dõi hành trình chiến thắng trầm cảm của bản thân. Bệnh nhân nên lập kế hoạch hành động cụ thể bao gồm các bước cần thực hiện, thời gian hoàn thành. Sau đó họ cần phải theo dõi và đánh giá tiến độ, ít nhất mỗi tuần một lần. Cuối cùng, người mắc bệnh trầm cảm nên linh hoạt điều chỉnh mục tiêu và kế hoạch nếu cần thiết để đạt được kết quả tốt nhất.

    Khi đặt mục tiêu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trên Askany để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Điều quan trọng là bạn không bỏ cuộc và luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu cuối cùng.

    Hòa mình vào thiên nhiên
    Hòa mình vào thiên nhiên

    Ngủ đủ giấc

    Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần, còn quan trọng hơn đối với bệnh nhân trầm cảm. Khi ngủ đủ giấc và có chất lượng tốt sẽ giúp cải thiện tâm trạng, giảm thiểu các triệu chứng lo âu và hỗ trợ quá trình hồi phục hiệu quả.

    Một số mẹo mà bạn có thể áp dụng như: duy trì một thói quen ngủ nghỉ đều đặn, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử 1 tiếng trước khi ngủ, tạo không gian ngủ thoải mái, tắm nước ấm hoặc thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng.

    Bệnh nhân trầm cảm nên duy trì một thói quen ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm, không sử dụng đèn quá sáng. Bạn cũng nên áp dụng các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga để tạo ra giấc ngủ ngon hơn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trên Askany để được tư vấn và điều trị phù hợp.

    Kiểm soát stress

    Cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà tiếp theo mà bạn nên biết đó chính là học cách kiểm soát căng thẳng và kiểm soát stress. Bạn nên viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của mình trên một tờ giấy, việc này sẽ giúp phóng một phần cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, tức giận, tổn thương,...

    Bạn cũng có thể kiểm soát stress bằng cách áp dụng các kỹ thuật thư giãn, hít thở sâu. Hít vào 4 giây, giữ hơi trong 4 giây, sau đó thở ra trong 4 giây. Lặp đi lặp lại quá trình này trong vài phút để cảm thấy thoải mái hơn.

    Tập trung vào sở thích cá nhân

    Khám phá và phát triển những niềm đam mê cá nhân là cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà hiệu quả. Khi tham gia vào những hoạt động mà bản thân yêu thích, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, có thêm động lực và ý nghĩa trong cuộc sống.

    Ví dụ như bạn từng yêu thích việc vẽ tranh nhưng đã bỏ quên hoạt động này do bận rộn trong công việc. Bạn có thể tìm hiểu và thực hành lại các thao tác vẽ, tìm lại nguồn cảm hứng từ trước đây.

    chữa bệnh trầm cảm tại nhà cùng chuyên gia

    Trong trường hợp các triệu chứng rối loạn lo âu trở nên nghiêm trọng và các biện pháp tự chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả, tư vấn tâm lý online cùng Askany là một giải pháp hiệu quả cho bạn. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý hàng đầu, bạn có thể:

    • Hiểu rõ nguồn gốc, triệu chứng của trầm cảm.
    • Học được cách quản lý và kiểm soát các cảm xúc tiêu cực như stress, lo âu.
    • Được bổ sung thêm nhiều kỹ năng ứng phó và cải thiện chất lượng cuộc sống.
    • Học cách xây dựng mối quan hệ tích cực, hòa nhập với mọi người.

    Những biện pháp này không chỉ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc quản lý tâm trạng mà còn giúp cơ thể họ cải thiện sức khỏe tổng thể. Kết hợp các phương pháp trên sẽ giúp người bệnh có cơ hội hồi phục một cách tự nhiên và hiệu quả.

    Xem thêm:

    Lưu ý quan trọng khi chữa bệnh trầm cảm

    Ngoài sự can thiệp từ bác sĩ và chuyên gia tâm lý, mỗi cá nhân cũng cần nỗ lực tự thân và cam kết với chính mình, dưới đây là những điều cần chú ý:

    • Tuân thủ kế hoạch điều trị: Đừng bỏ lỡ các buổi trị liệu tâm lý hay các cuộc hẹn với bác sĩ, ngay cả khi bạn cảm thấy tình trạng của mình đã cải thiện. Việc ngưng điều trị đột ngột có thể khiến các triệu chứng trầm cảm quay trở lại.
    • Tìm hiểu về trầm cảm: Hiểu rõ về bệnh trầm cảm sẽ giúp bạn kiên định hơn trong việc thực hiện kế hoạch điều trị. Hãy khuyến khích gia đình cũng tìm hiểu về trầm cảm để họ có thể thông cảm và hỗ trợ bạn tốt hơn. Nên tìm kiếm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.
    • Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo: Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để hiểu rõ nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra triệu chứng trầm cảm của bạn. Ghi chú lại các cách đối phó nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và liên hệ với bác sĩ ngay khi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào. Cũng nên nhờ người thân hoặc bạn bè giúp theo dõi các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tự sát.
    • Tránh xa các chất kích thích: Mặc dù các chất kích thích có thể giúp giảm tạm thời các triệu chứng trầm cảm, nhưng về lâu dài chúng có thể gây hại cho hệ thần kinh và làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Nếu cần giúp đỡ trong việc cai nghiện thuốc lá, rượu bia, ma túy, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
    Tránh xa các chất kích thích khi điều trị trầm cảm
    Tránh xa các chất kích thích khi điều trị trầm cảm (Ảnh minh họa)

    Các câu hỏi thường gặp về điều trị trầm cảm

    Điều trị trầm cảm kéo dài bao lâu?

    Điều trị trầm cảm thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần đầu khi các triệu chứng có thể bắt đầu cải thiện. Nếu sau thời gian này thuốc không có tác dụng, người bệnh cần gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh phương pháp điều trị. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của trầm cảm, quá trình điều trị có thể kéo dài vài tuần hoặc thậm chí lâu hơn trước khi các tình trạng dần dần cải thiện hoàn toàn.

    Tác dụng phụ của thuốc điều trị trầm cảm là gì?

    Cách chữa bệnh trầm cảm nặng là phải dùng thuốc. Tuy nhiên, thuốc điều trị trầm cảm có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, nhức đầu, lo lắng, đổ mồ hôi, chóng mặt, kích động, tăng cân, khô miệng và khó khăn trong hoạt động tình dục. Những triệu chứng này thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và có thể được cải thiện khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn có dấu hiệu bệnh trầm cảm nặng, hãy liên hệ với các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

    Một số tác dụng phụ của thuốc điều trị trầm cảm
    Một số tác dụng phụ của thuốc điều trị trầm cảm (Ảnh minh họa)

    Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị trầm cảm?

    Khi sử dụng thuốc điều trị trầm cảm, người bệnh không nên tự ý ngưng thuốc mà cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần đặc biệt chú ý đến các tác động của thuốc và nên thảo luận kỹ với bác sĩ trước khi sử dụng.

    Chăm sóc sau điều trị trầm cảm như thế nào?

    Sau điều trị trầm cảm, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị và không bỏ dở việc điều trị. Cần tìm hiểu kỹ về bệnh trầm cảm, không bỏ qua các triệu chứng gây bệnh và nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. Tránh rượu và sử dụng chất kích thích là rất quan trọng vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh cần chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và ngủ đủ giấc.

    Làm thế nào để phòng ngừa trầm cảm?

    Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa trầm cảm hoàn toàn, nhưng có một số biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Những biện pháp này bao gồm kiểm soát căng thẳng, liên hệ với gia đình và bạn bè để được giúp đỡ, điều trị ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh và tái khám định kỳ để duy trì điều trị lâu dài.

    Rối loạn trầm cảm có thể chữa khỏi không?

    Khi được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người mắc chứng trầm cảm hoàn toàn có thể vượt qua tình trạng này và trở lại cuộc sống bình thường như trước.

    Tiên lượng trong điều trị trầm cảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

    • Mức độ nghiêm trọng và loại trầm cảm mắc phải, chẳng hạn như trầm cảm sau sinh, trầm cảm tuổi thanh niên, trầm cảm ở nam giới, trầm cảm ở nữ giới,...
    • Trầm cảm là tạm thời hay kéo dài.
    • Bệnh trầm cảm có được chẩn đoán và điều trị đúng cách hay không.
    • Trầm cảm có xảy ra đồng thời với các rối loạn tâm thần khác hay không.

    Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần lưu ý là trầm cảm có khả năng tái phát. Vì vậy, nếu các triệu chứng xuất hiện trở lại, người bệnh nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm thần hoặc chuyên viên tâm lý để được điều trị kịp thời, ngăn chặn sự tái phát của trầm cảm.

    Trong trường hợp bạn ngại đến bệnh viện hoặc gặp khó khăn về khoảng cách địa lý, đừng lo lắng. Bạn có thể liên hệ để được tư vấn và chẩn đoán trầm cảm online 1:1 với các chuyên gia tâm lý giỏi hàng đầu tại Việt Nam thông qua ứng dụng Askany. Hãy đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp, tiện lợi và an toàn ngay tại nhà.

     

    Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh trầm cảm và các cách chữa bệnh trầm cảm hiệu quả. Trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng, nhưng nó hoàn toàn có thể điều trị được. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của bệnh trầm cảm, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng book chuyên gia tâm lý tư vấn cho mình ngay trên ứng dụng Askany. Họ đều là những bác sĩ, thạc sĩ tâm lý giỏi, nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn như Vinmec, bệnh viện tâm thần Hà Nội,... Họ sẽ giúp bạn biết cách làm thế nào để vượt qua trầm cảm và lấy lại cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh.