Trầm cảm khác tự kỷ không và khác như thế nào? Trầm cảm và tự kỷ là hai căn bệnh khá phổ biến hiện nay mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, vẫn có không ít người bị nhầm lẫn bệnh trầm cảm với tự kỷ, nguyên nhân là do biểu hiện nhận biết của chúng khá giống nhau. Do đó, hãy theo dõi bài viết sau của Askany để có thể phân biệt chính xác hai căn bệnh này.
Khái niệm về trầm cảm và tự kỷ
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một căn bệnh rối loạn tâm lý có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào. Theo đó, người mắc trầm cảm vẫn có thể phát triển bình thường nhưng cảm xúc, suy nghĩ và hành vi thường có xu hướng tiêu cực. Tuỳ vào tình trạng bệnh mà mức độ biểu hiện các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên phổ biến hơn.
Thực tế, bệnh trầm cảm có thể hoàn toàn điều trị được, tuy nhiên phải có sự can thiệp sớm để người bệnh không bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng, cũng như kéo theo những biến chứng khó lường.
Nếu bạn đang có nghi ngờ bản thân mình mắc chứng trầm cảm, hãy tham gia các bài test trầm cảm BECK tại Askany ngay.
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một căn bệnh liên quan đến rối loạn phát triển thần kinh, xuất hiện phổ biến ở trẻ em trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh tự kỷ chỉ được nhận thấy rõ ràng khi trẻ được 3 - 10 tuổi. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng xuất hiện ở không ít người trưởng thành.
Người bị tự kỷ thường có xu hướng thu mình và tự tách biệt với xã hội xung quanh. Trái với bệnh trầm cảm, tự kỷ có thể kéo dài dai dẳng trong một thời gian mà không thuyên giảm. Nó làm gián đoạn quá trình phát triển và khiến tâm lý của trẻ bị gián đoạn, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ nhân sinh và kỹ năng sống bình thường.
So sánh trầm cảm và tự kỷ
Phân biệt | Trầm cảm | Tự kỷ |
Nguyên nhân | Bắt nguồn từ sự căng thẳng, áp lực kéo dài hoặc do bị tác động bởi những biến cố và khủng hoảng trong cuộc sống. | Nguyên nhân của bệnh tự kỷ hiện vẫn chưa được làm rõ. Có một số giải thuyết cho rằng trẻ bị tự kỷ chủ yếu là do di truyền, sự bất thường về phía người mẹ trong thời kỳ mang thai (mắc một số bệnh như tuyến giáp, nhiễm virus Rubella, đái tháo đường, sử dụng thuốc lá, rượu bia,...), môi trường sống khi mang thai, cấu trúc não và cả chức năng não. |
Dấu hiệu | - Cảm giác trống rỗng, buồn chán. - Khó tập trung, hay quên, - Thường xuyên mệt mỏi, không muốn làm bất cứ việc gì. - Luôn có cảm giác tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng. - Rối loạn giấc ngủ. - Dễ cáu gắt và giận dữ. - Mất hứng thú trong việc thực hiện các hoạt động, sở thích thường ngày. - Giảm cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá nhiều. - Sụt cân bất thường. - Thường suy nghĩ về cái chết, thậm chí là có ý định tự sát. Riêng với bệnh trầm cảm ở trẻ em, sẽ rất khó để chúng ta phát hiện, bởi trẻ chưa biết cách mô tả lại tình trạng của mình. Do đó, bố mẹ nên chú ý khi trẻ có biểu hiện buồn bã, dễ kích động, nổi giận, tỏ ra sợ hãi, không muốn đến trường hoặc thường xuất hiện các cơn đau không rõ nguyên nhân (nhất là đau bụng). | - Trẻ bị chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ cho đến khi 5 tuổi. - Sống khép kín, thường không quan tâm đến mọi việc diễn ra ở xung quanh, thờ ơ và khó khăn giao tiếp bằng mắt với mọi người, kể cả cha mẹ. - Mặt không biểu cảm và tư thế không được tự nhiên, dẫn đến khó khăn trong việc chia sẻ các vấn đề của bản thân. - Khả năng phản ứng và tiếp thu bị chậm hoặc kém. - Ít nói chuyện (theo nghiên cứu, có đến 40% người tự kỷ không bao giờ nói chuyện). - Rụt rè, nhút nhát, không thích chơi với người khác và đến những nơi đông người. - Không thích sự thay đổi về nơi ở, đồ chơi hay bất kì hoàn cảnh nào khác. - Lặp lại các hoạt động, hành vi của cơ thể như vỗ tay, đung đưa,... mà không có chủ đích. - Thường tập trung vào một bộ phận nào đó thay vì toàn thể. - Hay gào khóc, đi trốn khi không thích hoặc không hứng thú với một việc gì đó, thậm chí là làm tổn thương bản thân bằng cách cào cấu, đập đầu vào tường,... |
Độ tuổi | Trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và sớm nhất có thể từ 5 - 6 tuổi. | Tự kỷ là một bệnh khuyết tật phát triển suốt đời, được thể hiện rõ trong vòng 3 năm đầu đời. |
Cách điều trị | Trầm cảm có thể được điều trị bằng đa dạng phương pháp khác nhau như: - Đối với chứng trầm cảm nhẹ và vừa: Thay đổi lối sống, liệu pháp tâm lý, sử dụng probiotics tâm trạng (còn gọi là psychobiotic). - Đối với chứng trầm cảm nặng: sử dụng thuốc chống trầm cảm kết hợp với các biện pháp trị liệu được bác sĩ chỉ định. | Điều trị tự kỷ là một hành trình vô cùng khó khăn và gian nan. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu kiên trì và có những biện pháp can thiệp chuẩn như áp dụng liệu pháp hành vi, dạy kỹ năng sống, giáo dục đặc biệt,... thì sẽ phần nào giúp người mắc tự kỷ phát triển và cải thiện cuộc sống tốt hơn. |
Cải thiện trầm cảm, tự kỷ với các chuyên gia tâm lý hàng đầu
Nếu bạn cảm thấy bản thân hoặc người thân của mình đang biểu hiện một trong những triệu chứng của bệnh trầm cảm và tự kỷ nêu trên, đừng quá lo lắng, thay vào đó hãy trực tiếp tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý hàng đầu trên ứng dụng Askany để được hỗ trợ chẩn đoán và áp dụng các phương pháp trị liệu phù hợp nhất.
Dưới đây là thông tin của một số chuyên gia tâm lý đang có mặt tại app Askany mà bạn có thể tham khảo để đặt lịch tư vấn:
1. Chuyên gia Kim Nguyễn:
Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc với nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là trẻ em, chuyên gia Kim Nguyễn đã giúp đỡ rất nhiều ca bệnh về tâm lý như rối loạn trầm cảm, lo âu, tự kỷ,.... được cải thiện tốt nhất để lấy lại trạng thái cuộc sống bình thường. Trong sự nghiệp tham vấn tâm lý của mình, chuyên gia Kim Nguyễn không ngừng nghiên cứu và tìm hiểu các biện pháp trị liệu mới để giúp người bệnh điều chỉnh lại hành vi, cảm xúc của bản thân một cách tích cực hơn, từ đó có thể tự chủ cuộc sống của mình.
Đặt lịch tư vấn với chuyên gia Kim Nguyễn tại: https://askany.com/tam-ly-hoc-duong/1670819114694112
2. Chuyên gia Phương Bùi:
Chuyên gia Phương Bùi hiện đang là chuyên viên tham vấn tâm lý có hơn 3 năm kinh nghiệm tại Đường dây nóng Ngày Mai và chi hội tâm lý ứng dụng giáo dục cộng đồng Hoa Súng. Cô tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Tâm lý học trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và là học viên nổi bật của nhiều khoá học như Trị liệu nghệ thuật cơ bản, Trị liệu tập trung vào cảm xúc EPT,....
Trong quá trình làm nghề, chuyên gia Phương Bùi đã đồng hành với rất nhiều bệnh nhân mắc các hội chứng như rối loạn tâm lý, rối loạn phổ tự kỷ,.... Bằng sự lắng nghe, thấu hiểu kết hợp với những phương pháp trị liệu thích hợp, chuyên gia đã giúp họ khắc phục sức khỏe tinh thần ngày một tốt hơn, từ đó dễ dàng vượt qua mọi vấn đề trong cuộc sống và hướng đến niềm vui, hạnh phúc.
Đặt lịch tư vấn với chuyên gia Phương Bùi tại: https://askany.com/tam-ly-hoc-duong/1691557010613583
Xem thêm các bài viết cùng lĩnh vực:
- Bệnh trầm cảm ở nam giới: 15 dấu hiệu nhận biết chính xác nhất
- Bệnh trầm cảm ở phụ nữ: cách nhận biết và điều trị hiệu quả
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được trầm cảm khác tự kỷ như thế nào. Thực chất đây đều là hai vấn đề sức khỏe hoàn toàn khác nhau, bạn cần phải chú ý xem xét, quan sát kỹ lưỡng để đưa ra đánh giá đúng nhất. Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ bản thân hoặc những người xung quanh mắc các bệnh này, hãy chủ động liên hệ với các chuyên gia tâm lý của Askany để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp hiệu quả nhất nhé.