Bệnh trầm cảm ở phụ nữ: cách nhận biết và điều trị hiệu quả
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Bệnh trầm cảm ở phụ nữ: cách nhận biết và điều trị hiệu quả

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Bệnh trầm cảm ở phụ nữ là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất của họ nếu không được nhận diện và điều trị kịp thời. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp đôi so với nam giới. Khác với nam giới, phụ nữ dễ mắc trầm cảm hơn do những yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội đặc trưng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả cho trầm cảm ở phụ nữ.

    Tìm hiểu về bệnh trầm cảm ở phụ nữ

    Trầm cảm là gì?

    Trầm cảm là một rối loạn tâm lý nghiêm trọng và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Người mắc trầm cảm thường trải qua những cảm xúc buồn bã, mất phương hướng, thiếu động lực sống và tự ti. Ở giai đoạn nhẹ đến trung bình, các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác lãnh đạm, chán ăn, khó ngủ, tự trọng thấp và mệt mỏi.

    Ảnh hưởng của trầm cảm đến phụ nữ là rất nặng nề. Nếu không được hỗ trợ và điều trị đúng cách, trầm cảm có thể trở nên nghiêm trọng hơn, tác động đáng kể đến cuộc sống và sức khỏe tâm thần của người bệnh.

    Nguyên nhân phụ nữ dễ mắc trầm cảm hơn nam giới

    Trước tuổi dậy thì, nguy cơ mắc trầm cảm giữa nam và nữ là tương đương. Tuy nhiên, từ tuổi dậy thì trở đi, nguy cơ trầm cảm ở nữ tăng gấp đôi so với nam. Một số chuyên gia cho rằng điều này có liên quan đến sự thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai, sau khi sinh con và mãn kinh. Áp lực cuộc sống gia đình và các tiêu chuẩn khắt khe của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc trầm cảm hơn.

    Ngoài ra, sự dao động hormone hàng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể góp phần gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), hoặc rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD). Những rối loạn này xảy ra trong tuần trước kỳ kinh nguyệt, được xem là một trong những nguyên nhân trầm cảm ở phụ nữ và ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của họ.

    Phụ nữ có nguy cơ trầm cảm gấp đôi nam giới
    Phụ nữ có nguy cơ trầm cảm gấp đôi nam giới

    Trầm cảm ở phụ nữ có gì khác với trầm cảm ở nam giới?

    Điểm khác biệt chính giữa trầm cảm ở phụ nữ và nam giới là phụ nữ thường trải qua trầm cảm sớm hơn, kéo dài hơn và có nguy cơ tái phát cao hơn so với nam giới. Phụ nữ bị trầm cảm thường có cảm giác tội lỗi và có xu hướng tự tử nhiều hơn, mặc dù trên thực tế thì tỷ lệ tự tử ở nữ thấp hơn nam. Ngoài ra, trầm cảm ở phụ nữ thường đi kèm với các rối loạn lo âu như hoảng loạn, ám ảnh, và rối loạn ăn uống.

    Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở nữ giới

    Vậy làm sao biết phụ nữ bị trầm cảm? Trầm cảm ở phụ nữ có thể xuất hiện với những biểu hiện ban đầu không rõ ràng, khiến người bệnh và cả người thân khó nhận biết hoặc có thể bỏ qua. Những dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ bao gồm:

    • Cảm giác đau nhức cơ thể liên tục, không rõ nguyên nhân.
    • Mất hứng thú: Không còn quan tâm đến những hoạt động hay sở thích trước đây.
    • Rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
    • Cảm xúc tiêu cực: Thường xuyên cảm thấy buồn bã, tội lỗi hoặc tuyệt vọng.
    • Thay đổi khẩu vị: Có sự thay đổi trong ăn uống, dẫn đến giảm cân hoặc tăng cân nhanh trong một khoảng thời gian ngắn.
    • Mệt mỏi liên tục: Cảm thấy mệt mỏi, đau nhức hoặc có các triệu chứng thể chất khác mà không có nguyên nhân rõ ràng.
    • Khó tập trung: Gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc ghi nhớ.
    Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở nữ giới
    Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở nữ giới

    Nếu những dấu hiệu này trở nên nghiêm trọng và người bệnh thường xuyên có suy nghĩ về hành vi tự sát, việc nhận diện và can thiệp kịp thời là rất quan trọng. Trầm cảm nếu không được điều trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

    Nếu bạn đang không chắc chắn bản thân có mắc trầm cảm không, ngại đến bệnh viện để kiểm tra, đừng lo lắng! Bạn có thể liên hệ tư vấn online với các chuyên gia tâm lý giỏi, đang làm việc tại các bệnh viện lớn thông qua ứng dụng Askany. Họ có thể cho bạn làm bài test trầm cảm, tư vấn và chẩn đoán để xác định liệu bạn có mắc trầm cảm không, cũng như đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.

    Các loại trầm cảm thường gặp ở nữ giới

    Trầm cảm ở tuổi dậy thì

    Các bé gái ở tuổi dậy thì bị trầm cảm thường có một số triệu chứng như:

    • Dễ cáu kỉnh và hay nổi nóng đột ngột.
    • Dễ nhạy cảm hơn với các lời chỉ trích.
    • Mất hứng thú với các hoạt động trước đây yêu thích, xa lánh gia đình và bạn bè, dành nhiều thời gian một mình.
    • Mắc phải nhiều triệu chứng như đau đầu, đau dạ dày hoặc các vấn đề cơ thể khác.
    • Cảm giác mệt mỏi kéo dài hoặc luôn có tâm trạng buồn bã.

    Trong thời kỳ dậy thì, các bé gái trải qua sự biến đổi hormone đáng kể trong cơ thể. Những biến đổi này có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng, điều này là bình thường và không nhất thiết sẽ khiến bé gái rơi vào trầm cảm. Tuy nhiên, nếu tuổi dậy thì của bé gái gặp phải những vấn đề như xung đột với cha mẹ, cãi nhau với bạn bè, bị cô lập hoặc bị bắt nạt tại trường, áp lực trong học tập,... có thể gia tăng nguy cơ trầm cảm ở bé gái.

    Các triệu chứng của trầm cảm trong giai đoạn này thường khá tương đồng với những biến đổi tự nhiên trong tâm sinh lý của tuổi dậy thì, đôi khi khiến cha mẹ không để ý và xem nhẹ các triệu chứng.

    Trầm cảm ở tuổi dậy thì
    Trầm cảm ở tuổi dậy thì

    Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

    Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) thường đi kèm với các dấu hiệu như đầy bụng, đau nhức ngực, đau đầu, lo lắng, khó chịu và buồn bã đột ngột.

    Ở một số người, triệu chứng PMS có thể trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến học tập, công việc và các mối quan hệ. Khi đó, PMS có thể chuyển biến thành rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD), một dạng trầm cảm cần điều trị.

    Mối liên hệ giữa trầm cảm và PMS vẫn chưa rõ ràng, nhưng có giả thuyết cho rằng các thay đổi chu kỳ của hormone như estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não như serotonin, chất kiểm soát tâm trạng, từ đó gia tăng nguy cơ gây trầm cảm.

    Trầm cảm ở phụ nữ mang thai

    Trong quá trình mang thai, phụ nữ phải đối mặt với nhiều thay đổi lớn về cảm xúc, ngoại hình, tài chính và áp lực vai trò mới. Sự biến đổi về hormone có thể khiến họ dễ cảm thấy nhạy cảm, dễ khóc và cáu gắt hơn. Các yếu tố tăng nguy cơ trầm cảm khi mang thai bao gồm mang thai ngoài ý muốn, thiếu sự hỗ trợ khi mang thai, xung đột trong các mối quan h, có sự thay đổi lối sống, công việc và các yếu tố gây stress khác.

    Trầm cảm ở phụ nữ mang thai
    Trầm cảm ở phụ nữ mang thai

    Trầm cảm sau sinh

    Trầm cảm sau sinh (trầm cảm chu sinh) là một vấn đề phổ biến và cần được chú ý đặc biệt. Đối với một số phụ nữ, trầm cảm này có thể xảy ra ngay cả khi không có các vấn đề hay áp lực đặc biệt trong cuộc sống. Những người mẹ bị trầm cảm sau sinh thường trải qua sự suy giảm nghiêm trọng về tinh thần, có thể tự ti và lo lắng về bản thân và con cái. Tình trạng này, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tự tử và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

    Đáng tiếc là nhiều người vẫn coi nhẹ vấn đề này, thậm chí chỉ trích những người phụ nữ gặp phải. Quan trọng nhất là người mẹ cần được gia đình, đặc biệt là người chồng, hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình mang thai và sau sinh, để giảm thiểu nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh, cũng như dễ dàng vượt qua trầm cảm sau sinh hơn.

    Trầm cảm sau sinh
    Trầm cảm sau sinh

    Trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

    Trong giai đoạn tiền mãn kinh, nguy cơ mắc phải trầm cảm có thể tăng cao do sự dao động của nồng độ hormone. Điều này có thể dẫn đến những biến động cảm xúc và tâm trạng không ổn định, khi nồng độ estrogen giảm đáng kể.

    Những biến đổi này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý phụ nữ mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của họ. Do đó, việc nhận biết và đối phó với trầm cảm ở giai đoạn này là vô cùng quan trọng, đặc biệt là việc tìm kiếm sự hỗ trợ và điều trị thích hợp từ các bác sĩ tâm lý.

    Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh

    Sự suy giảm nồng độ estrogen trong giai đoạn mãn kinh có thể gây ra những thay đổi về cảm xúc, chẳng hạn như dễ cáu kỉnh, buồn bã, mệt mỏi, khó tập trung hơn. Nghiên cứu cho thấy khoảng 20% phụ nữ có các triệu chứng trầm cảm trong thời kỳ này, đặc biệt nếu họ đã từng bị trầm cảm trước đó. Các yếu tố tăng nguy cơ trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh bao gồm:

    • Mãn kinh sớm.
    • Tiền sử lo lắng hoặc trầm cảm.
    • Cuộc sống căng thẳng.
    • Mãn kinh do phải phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.
    • Thay đổi cân nặng bất thường.
    • Vấn đề về giấc ngủ.        

    Các phương pháp điều trị trầm cảm ở phụ nữ

    Để điều trị bệnh trầm cảm ở nữ giới một cách hiệu quả, có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

    Trị liệu tâm lý

    Trị liệu tâm lý đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình điều trị trầm cảm ở phụ nữ. Các phương pháp chữa trị phổ biến bao gồm những kỹ thuật như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp trị liệu giữa các cá nhân (IPT), và liệu pháp tâm lý nhóm. Những phương pháp này không chỉ giúp người phụ nữ hiểu rõ hơn về cảm xúc và suy nghĩ của mình, mà còn qua đó, họ cũng học được cách phát triển kỹ năng tự quản lý và tìm ra các giải pháp để cải thiện tâm trạng.

    Các bác sĩ, thạc sĩ tâm lý tại Askany rất giỏi trong việc áp dụng thành công các biện pháp trị liệu tâm lý, giúp bệnh nhân vượt qua trầm cảm, họ đã thành công điều trị cho rất nhiều trường hợp. Nếu bạn đang bị rối loạn trầm cảm, hãy đặt lịch hẹn tư vấn với họ thông qua ứng dụng Askany để được tư vấn 1:1.

    Trị liệu tâm lý bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp giữa các cá nhân (IPT), và liệu pháp tâm lý nhóm
    Trị liệu tâm lý bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp giữa các cá nhân (IPT), và liệu pháp tâm lý nhóm

    Sử dụng thuốc điều trị

    Các loại thuốc chống trầm cảm như SSRI và SNRI được coi là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh trầm cảm ở nữ giới. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cho phụ nữ cần được hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ bởi các chuyên gia tâm lý để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tối ưu.

    Điều trị trầm cảm ở phụ nữ bằng các thuốc chống trầm cảm như SSRI và SNRI
    Điều trị trầm cảm ở phụ nữ bằng các thuốc chống trầm cảm như SSRI và SNRI

    Thay đổi lối sống

    Bên cạnh liệu pháp tâm lý và điều trị bằng thuốc, việc kết hợp các biện pháp như chăm sóc bản thân, thay đổi lối sống lành mạnh hơn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm. Chăm sóc bản thân cũng giúp phòng ngừa trầm cảm ở phụ nữ. Chăm sóc bản thân bao gồm việc tập trung vào dinh dưỡng hợp lý, giấc ngủ đầy đủ và thực hành các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ để giảm stress và cải thiện tinh thần.

    Thay đổi lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa trầm cảm ở phụ nữ
    Thay đổi lối sống lành mạnh giúp phòng ngừa trầm cảm ở phụ nữ

    Những biện pháp này, khi được kết hợp chặt chẽ và thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, sẽ giúp phụ nữ vượt qua các giai đoạn trầm cảm một cách an toàn và hiệu quả.

    Xem thêm các bài viết:

    Bệnh trầm cảm ở phụ nữ có thể được điều trị hiệu quả nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Do đó, bạn nên chủ động quan tâm đến sức khỏe tinh thần của bản thân, học cách nhận biết các dấu hiệu trầm cảm và tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý khi nghi ngờ bản thân mắc trầm cảm. Bạn có thể dễ dàng kết nối với các chuyên gia tâm lý uy tín ngay trên ứng dụng Askany để được tư vấn và chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp nhất.