Bệnh trầm cảm ở nam giới có những biểu hiện nào? Trầm cảm là vấn đề tâm lý mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Dưới áp lực của xã hội và cuộc sống hiện nay, tỷ lệ nam giới mắc bệnh trầm cảm đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Khác với nữ giới, phái nam thường không muốn công khai tình trạng bệnh của mình, điều này dẫn đến sức khỏe tinh thần càng trầm trọng hơn. Hãy theo dõi bài viết sau của Askany để được cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả cho nam giới do chính các bác sĩ tâm lý hàng đầu tổng hợp.
Tại sao nam giới bị trầm cảm?
Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm, nhưng ở nam và nữ giới sẽ có những lý do gây bệnh khác nhau. Theo một vài nghiên cứu, bệnh trầm cảm ở nam giới sẽ do 5 nguyên nhân chính sau đây:
Mất cân bằng chất hoá học trong não
Dopamine và serotonin là chất dẫn truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh. Những người bị trầm cảm thường có lượng dopamine trong não thấp khiến họ bị mất động lực làm bất cứ điều gì. Trong khi đó, sự suy giảm của serotonin lại khiến bệnh nhân bị rối loạn về khả năng ăn uống, tâm trạng và giảm ham muốn tình dục.
Mức hormone testosterone thấp
Người có mức testosterone thấp sẽ có nguy cơ cao bị trầm cảm, đây cũng chính là lý do lý giải cho việc nữ giới dễ bị trầm cảm hơn nam giới. Do đó, khi điều trị trầm cảm cho nam giới, các bác sĩ thường áp dụng liệu pháp thay thế testosterone để thúc đẩy sản xuất dopamine nhằm giúp họ cải thiện tâm trạng.
Căng thẳng
Vấn đề áp lực kéo dài sẽ làm tăng mức cortisol, gây cạn kiệt và phá vỡ hệ thống dopamine của cơ thể. Khi đó, người đàn ông bị trầm cảm bắt đầu có những biểu hiện thờ ơ và mất hứng thú trong hoạt động thường ngày. Lượng cortisol cao quá mức cũng có thể tác động đến vùng đồi thị ở não, nơi có chức năng điều hoà ý thức, giấc ngủ và sự cảnh giác. Ngoài ra, cortisol còn ảnh hưởng đến hạch hạnh nhân khiến người bệnh trở nên nhạy cảm và bị kích thích bởi các cảm xúc tiêu cực hơn.
Tác động ngoại cảnh
Bệnh trầm cảm ở nam giới còn có thể bắt nguồn từ chính việc họ được kỳ vọng quá nhiều. Trong xã hội, phái mạnh buộc phải làm được nhiều thứ, đồng thời phải kiềm chế cảm xúc cũng như không được chia sẻ cảm giác buồn bã, trống rỗng với người thân của mình. Bên cạnh đó, việc xảy ra các biến cố trong cuộc sống như thất nghiệp, ly hôn, mất người thân,... có thể tạo cho nam giới một nỗi đau tinh thần khó vượt qua. Đặc biệt hơn, một số căn bệnh mắc phải khi lớn tuổi cũng góp phần rất lớn trong việc hình thành căn bệnh trầm cảm ở đàn ông.
Tác dụng phụ của thuốc
Hiện tại, có nhiều loại thuốc trên thị trường được thông báo là có khả năng tăng nguy cơ trầm cảm như thuốc chống co giật, statin, thuốc benzodiazepin, corticosteroid và thuốc chẹn beta. Với các thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá,..., không chỉ sức khỏe thể chất của nam giới bị ảnh hưởng mà điều này còn gây hại cho sức khỏe tâm thần.
Xem thêm:
- Bài test trầm cảm BECK để biết mức độ của mình.
- Bệnh trầm cảm ở phụ nữ: cách nhận biết và điều trị hiệu quả
- Bệnh trầm cảm ở người lớn: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
15 dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở nam giới
Từng được cho rằng chỉ phái yếu mới mắc trầm cảm, tuy nhiên căn bệnh này đang ngày càng gia tăng nhanh chóng ở các phái mạnh. Cụ thể, theo thống kê, ở Mỹ có hơn 6 triệu người đàn ông bị trầm cảm mỗi năm. Hơn thế, bệnh trầm cảm ở nam giới cũng có những đặc điểm khác biệt so với phụ nữ. Những dấu hiệu này bao gồm:
Dấu hiệu về mặt cảm xúc
Trái với phụ nữ bị trầm cảm thường dễ dàng biểu lộ cảm xúc buồn bã với người khác, thì đa số đàn ông lại không muốn thể hiện cảm xúc này. Vậy nên, trạng thái cảm xúc của nam giới có thể được chuyển biến theo nhiều cách khác nhau. Dấu hiệu trầm ở phái nam sẽ biểu hiện qua mức độ gia tăng của các cảm xúc tiêu cực như sau:
- Cáu kỉnh
- Phẫn nộ
- Thất vọng
- Hiếu chiến
- Suy nghĩ tự tử
- Cảm giác trống rỗng
Dấu hiệu về mặt thể chất
Mặc dù trầm cảm là một tình trạng của sức khỏe tâm thần, nhưng người bị bệnh này cũng có những biểu hiện về mặt thể chất. Nam giới mắc trầm cảm có thể gặp phải những dấu hiệu thể chất sau đây:
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Tức ngực
- Rối loạn tiêu hoá
- Ăn quá ít hoặc quá nhiều
- Sụt cân không kiểm soát
- Rối loạn giấc ngủ
- Đau khớp, chân tay hoặc lưng
- Cảm giác bồn chồn hoặc dễ kích động
Nếu bạn nhận thấy bản thân có những dấu hiệu trầm cảm như trên nhưng lại lo ngại ánh mắt “soi xét” của mọi người xung quanh, hãy để lại thông tin TẠI ĐÂY, các chuyên gia tâm lý giỏi sẽ ngay lập tức liên hệ và tư vấn trực tuyến chi tiết nhất cho bạn.
Cách điều trị bệnh trầm cảm ở nam giới
Hiện tại, có khá nhiều phương án điều trị bệnh trầm cảm ở nam giới được các bác sĩ, chuyên gia tâm lý áp dụng. Nổi bật có thể kể đến như:
Tìm đến các chuyên gia tâm lý tại Askany
Tâm lý của nam giới mắc bệnh trầm cảm thường là không muốn cho mọi người biết về tình trạng của mình. Nếu như bạn lo ngại vấn đề này, hãy thử áp dụng phương pháp tham vấn trị liệu online với các chuyên gia tâm lý tại ứng dụng Askany.
Dưới đây là thông tin của 2 chuyên gia được nhiều người tin tưởng đặt lịch hẹn tư vấn tâm lý tại app Askany mà bạn có thể tham khảo:
- Chuyên gia Kim Nguyễn:
Chuyên gia Kim Nguyễn đã có hơn 5 năm làm việc trong lĩnh vực điều trị tâm lý và giúp đỡ rất nhiều bệnh nhân vượt qua các vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu, tự kỷ,... Bằng những kiến thức được học cũng như sự trải nghiệm trong suốt quá trình tham vấn người bệnh, chuyên gia Kim Nguyễn đã triển khai rất nhiều phương pháp trị liệu tích cực hỗ trợ bệnh nhân của mình cải thiện cảm xúc một cách tốt nhất và tránh tình trạng phát lại.
- Chuyên gia Nguyễn Khắc Dũng:
Chuyên gia Nguyễn Khắc Dũng hiện đang là thạc sĩ - bác sĩ chuyên khoa tâm lý và tâm thần tại Bệnh viện Mai Hương với hơn 12 năm kinh nghiệm. Với thế mạnh đưa ra các phương pháp trị liệu tâm lý cho nam giới như cải thiện chứng nghiện cờ bạc, kích động, mất hứng thú làm việc, rối loạn giấc ngủ,.... chuyên gia Nguyễn Khắc Dũng được rất nhiều bệnh nhân là nam giới tìm đến thăm khám.
Tập thể dục đều đặn
Các nghiên cứu cho thấy, thói quen tập thể dục thường xuyên được ví như một “liều thuốc” tự nhiên có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm và ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Khi mới bắt đầu tập thể dục, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Do đó, để duy trì động lực tập luyện, hãy áp dụng các cách sau:
- Tìm các bài tập nhịp nhàng như đi bộ, tập tạ, bơi hoặc võ thuật để có thể vận động toàn thân.
- Tìm người tập cùng để tăng khả năng giao tiếp xã hội, cũng như có thêm động lực tập luyện. Các bạn nam có thể thử tham gia câu lạc bộ chạy bộ, đăng ký tham gia bóng đá, bóng chuyền hoặc tìm bạn cùng chơi quần vợt.
Để điều trị trầm cảm, nam giới nên dành ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày, không cần phải quá ép mình mà hãy bắt đầu từ từ, ví dụ ngày đầu tiên bạn đi bộ 10 phút và tăng dần vào những ngày tiếp theo.
Xây dựng chế độ ăn uống
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là cách giúp đẩy lùi bệnh trầm cảm ở nam giới. Hãy cân nhắc:
- Giảm đường và carbs tinh chế: Những thực phẩm chứa đường, mì ống, khoai tây chiên, đồ nướng,... có thể mang lại cảm giác ngon miệng nhưng cũng có nguy cơ khiến bạn suy giảm năng lượng và tâm trạng một cách nghiêm trọng.
- Bổ sung nhiều axit béo omega-3: Đây là chất có khả năng làm tăng cường tâm trạng và các nguồn cung cấp dưỡng chất này đến từ các loại cá béo, rong biển, hạt lanh và quả óc chó.
- Cung cấp vitamin B: Cơ thể thiếu vitamin B rất dễ bị trầm cảm, cho nên hãy ăn nhiều trái cây có múi, rau xanh, đậu, trứng và thịt gà.
- Ăn nhiều thực phẩm cải thiện tâm trạng: Một số thực phẩm có chức năng cải thiện tâm trạng hiệu quả bao gồm chuối chứa magie giúp giảm lo âu, vitamin B6 thúc đẩy sự tỉnh táo, tryptophan làm tăng serotonin, rau bó xôi chứa magie cải thiện giấc ngủ,....
Thay đổi lối sống tích cực
Việc thay đổi lối sống tích cực được đánh giá cao là phương pháp vừa giúp cải thiện bệnh trầm cảm, vừa phòng ngừa sự tái phát.
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày: Bệnh trầm cảm thường liên quan đến vấn đề giấc ngủ, kể cả là ngủ nhiều hay ngủ ít thì tâm trạng của bạn đều sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, hãy cố gắng đặt mục tiêu cho bản thân phải ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng không chỉ gây ra bệnh trầm cảm mà còn có thể làm trầm trọng thêm bệnh này. Vì thế, bạn nên sắp xếp và giảm áp lực khi gặp các vấn đề như quá tải công việc, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, khó khăn tài chính,....
- Học cách thư giãn: Thói quen thư giãn sẽ giúp bản thân bạn giảm các triệu chứng trầm cảm, giảm bớt căng thẳng, cũng như tăng cường sự vui vẻ và hạnh phúc. Bạn có thể thử tập yoga, hít thở sâu, thiền định hoặc thư giãn cơ.
- Tiếp xúc ánh sáng mặt trời thường xuyên: Bạn nên dành thời gian ra ngoài và phơi mình dưới ánh nắng mặt trời để tăng serotonin giúp cải thiện tâm trạng.
Hạn chế các yếu tố nguy cơ
Trầm cảm ở nam giới còn bắt nguồn từ các yếu tố như sinh học, lối sống, tâm lý và xã hội. Chính vì vậy, nếu người thân của bạn có những vấn đề như:
- Bị lạm dụng thời thơ ấu.
- Từng có tiền sử lạm dụng chất kích thích.
- Gặp chấn thương tâm lý hoặc thể chất.
- Cô đơn hoặc ít nhận được sự hỗ trợ từ xã hội.
- Không có khả năng kiểm soát căng thẳng tốt.
Khi gặp phải các trường hợp này, hãy liên tục động viên và quan tâm họ mỗi ngày, điều này góp phần thúc đẩy họ cải thiện tâm lý đầy biến động của mình.
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin quan trọng về bệnh trầm cảm ở nam giới bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị phù hợp. Nếu như bản thân bạn hoặc người thân quen của mình đang có những biểu hiện của bệnh trầm cảm nhưng lại ngần ngại với việc thăm khám trực tiếp, thì hãy sử dụng ứng dụng Askany ngay. Askany là nơi bạn có thể gặp gỡ các chuyên gia tâm lý hàng đầu, những người sẵn sàng giúp bạn tìm kiếm các phương pháp trị liệu cải thiện tâm trạng một cách tốt nhất.