Chăm sóc người yêu bị trầm cảm: Những điều bạn cần biết
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Chăm sóc người yêu bị trầm cảm: Những điều bạn cần biết

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blog

    Người yêu bị trầm cảm thường có những dấu hiệu như: buồn bã kéo dài, tự ti, lo lắng, hoảng loạn, suy nghĩ tiêu cực,... Lúc này, với vai trò là đối tác, người đồng hành, bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức khi người yêu tâm lý bất ổn để tình yêu được lâu bền hơn. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai, nếu muốn tiếp tục đồng hành cũng như hỗ trợ người yêu của mình tốt nhất, hãy tham khảo những lời khuyên sau đây từ chuyên gia trị liệu tâm lý trên Askany.

    17 điều cần biết khi yêu một người trầm cảm

    Có rất nhiều điều cần lưu ý khi tiếp xúc và chăm sóc người yêu bị trầm cảm, bởi vì những hành động, cảm xúc và suy nghĩ của bạn có thể tác động rất lớn tới tâm lý của họ.

    1. Người trầm cảm dễ cảm kích khi được hỏi thăm bất ngờ

    Một trong những biểu hiện của trầm cảm là muốn ở một mình. Tuy nhiên, lời thăm hỏi và động viên của bạn là liều thuốc tinh thần hiệu quả, giúp ích rất nhiều cho người yêu bị trầm cảm. Một trong những nguyên nhân gây trầm cảm là do cô đơn và thiếu tình cảm gia đình, thiếu các mối quan hệ xã hội. Do đó, người mắc trầm cảm luôn mong muốn nhận được sự quan tâm và chăm sóc. Dù có vẻ họ tỏ ra muốn ở một mình nhưng họ thực sự không muốn bị bỏ rơi.

    Nếu bạn yêu người bị trầm cảm, đừng xa lánh mà hãy đến gần hơn để chia sẻ và cảm thông, đồng thời thể hiện tình cảm và sự quan tâm của bạn. Hãy nhớ rẳng,tình cảm gia đình, bạn bè và tình yêu là liều thuốc tự nhiên hữu hiệu nhất cho người bệnh trầm cảm.

    1. Người yêu bị trầm cảm không muốn trở thành gánh nặng cho ai

    Người yêu bị trầm cảm có thể nhận thức rõ cảm xúc và cách đối xử của người xung quanh với mình. Họ thường tự cô lập bản thân vì không muốn phụ thuộc vào ai hoặc làm phiền người khác. Tuy nhiên, sự tự cô lập này có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.

    Nếu người bệnh vô tình có hành động hoặc lời nói làm tổn thương bạn, hãy nhớ rằng đó là do tác động của bệnh trầm cảm chứ không phải là bản chất của họ. Hãy cho người mình yêu biết rằng bạn hoàn toàn chấp nhận họ và tình trạng bệnh của họ. Đồng thời, hãy kiên nhẫn nói cho họ nghe về những ưu điểm và lý do khiến bạn yêu họ.

    1. Người trầm cảm không phải là người “thương tật” hay “khiếm khuyết”

    Dù nguyên nhân trầm cảm là gì đi nữa, bạn cũng hãy nhớ người yêu bị trầm cảm không phải là người "thương tật" hay "khiếm khuyết." Phẩm chất và tính cách của họ không bị ảnh hưởng bởi bệnh. Nếu bạn yêu một người trầm cảm, hãy yêu quý và trân trọng và đối xử với họ như người bình thường.

    1. Người yêu bị trầm cảm có những suy nghĩ sâu sắc

    Người bị trầm cảm thường có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống và tình yêu. Họ có giới quan rộng mở và bao quát hơn người bình thường. Người yêu bị trầm cảm của bạn có thể là những một người rất thông minh, sáng tạo và ham học hỏi.

    1. Người trầm cảm luôn nỗ lực chống lại bệnh của mình

    Người bị bệnh trầm cảm rất cần được người thân, bạn bè động viên, lắng nghe và hỗ trợ, để họ cảm nhận được tình cảm chân thành, bản thân cảm thấy được quan tâm, chăm sóc. Sự hiện diện của bạn bên cạnh người yêu chính là nguồn động viên vô cùng to lớn giúp họ vượt qua căn bệnh này.

    Tips để hẹn hò với người bị trầm cảm
    Tips để hẹn hò với người bị trầm cảm
    1. Người trầm cảm nhạy cảm với cảm xúc của người khác

    Tiếng cười và sự thư giãn có thể giúp họ cảm thấy tốt hơn. Hãy tạo cơ hội để bạn trai/ bạn gái của mình cảm có thể cảm thấy vui vẻ và cảm nhận niềm hạnh phúc trong cuộc sống.

    1. Người trầm cảm nhạy cảm với cảm xúc và hành động của người khác

    Người yêu trầm cảm thường rất chú ý đến cách bạn và đối xử và cảm nhận về họ. Vì vậy, hãy cư xử với sự tôn trọng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp bằng cách giao tiếp lành mạnh, quản lý xung đột, hỗ trợ tinh thần, quan tâm, bảo vệ và duy trì sự tích cực.

    1. Người trầm cảm cần được đối xử với sự tôn trọng

    Nhiều người trầm cảm phải chịu đựng sự phân biệt đối xử từ những người xung quanh. Việc bạn đối xử một cách tôn trọng với người mình yêu sẽ giúp cải thiện tình trạng của họ đáng kể. Đừng để những hành động bộc phát khi bị bệnh làm bạn quên đi phẩm chất và tính cách thật sự của họ.

    1. Người trầm cảm muốn được đối xử công bằng

    Hãy xem người bị bệnh trầm cảm là một người bình thường, với những cảm xúc và nhu cầu như bao người khác. Bạn có thể trao đổi cởi mở. chia sẻ cảm xúc với người yêu bị trầm cảm mà không cần quá thận trọng.

    1. Người trầm cảm có tài năng và sở thích riêng

    Người yêu bị trầm cảm cũng có những tài năng và sở thích riêng, thậm chí họ có thể giỏi hơn rất nhiều người khác. Hãy khuyến khích người yêu khám phá bản thân, tìm kiếm niềm vui trong các hoạt động thể thao, nghệ thuật, hoặc đơn giản là đi dạo, đọc sách. Điều này  có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng tiêu cực.

    1. Người trầm cảm có thể yêu và nhận yêu thương

    Nếu bạn đang yêu người bị trầm cảm, hãy yêu thương họ chân thành và đối xử với họ như cách bạn mong muốn được đối xử. Dù có triệu chứng tâm lý bất ổn nhưng họ vẫn có suy nghĩ, tình cảm, niềm vui và tiếng cười.

    1.  Người trầm cảm có thể buồn không vì lý do rõ ràng

    Trầm cảm có thể làm thay đổi cảm xúc mà không có lý do cụ thể. Vì thế bạn nên ở bên họ càng nhiều càng tốt, để họ cảm thấy được quan tâm, hạnh phúc và vui vẻ. Bạn có thể cùng họ tham gia những hoạt động như xem một bộ phim, du lịch, thăm bạn bè, yoga, thiền,...

    1. Người trầm cảm có thể thiếu năng lượng

    Người trầm cảm thường cảm thấy mệt mỏi và thiếu sức sống và không có động lực. Để hỗ trợ điều trị, bạn nên khuyến khích người yêu bị trầm cảm tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy hoặc chơi thể thao. Điều này giúp thư giãn và cải thiện tinh thần của họ đáng kể.

    1. Người trầm cảm dễ nổi cáu
    Hãy kiên nhẫn đối với người yêu bị trầm cảm
    Hãy kiên nhẫn đối với người yêu bị trầm cảm

    Người yêu trầm cảm có thể có những hành động hoặc lời nói làm tổn thương đối phương trong vô thức. Nhưng bạn đừng quá để tâm quá, hãy nhẹ nhàng chia sẻ cảm xúc của bạn và mong muốn của bạn với họ. Nếu họ không lắng nghe, hãy kiên nhẫn và chờ đến khi họ bình tĩnh hơn rồi thử nói chuyện lại. Hãy cho họ thấy bạn yêu họ nhưng cũng cần được tôn trọng.

    1. Người trầm cảm không muốn nghe “nên hay không nên” làm điều gì đó

    Người bị bệnh trầm cảm thực sự không muốn bị người khác “dạy bảo” mình phải làm gì. Khi nghe những lời này sẽ khiến họ trở nên khó chịu, dễ cáu gắt. Thay vì ra lệnh, bạn nên đặt ra những câu hỏi mở và đưa ra các lựa chọn để họ tự quyết định.

    1. Người trầm cảm cần sự hỗ trợ từ gia đình và người yêu

    Gia đình và người yêu rất quan trọng trong việc điều trị trầm cảm. Hãy thể hiện sự quan tâm và yêu thương qua những hành động nhỏ như:

    • Khen ngợi chân thành.
    • Nhấn mạnh những điểm mạnh và mặt tích cực của họ.
    • Tìm kiếm các hoạt động vui vẻ cho họ.
    • Tham gia các sự kiện xã hội cùng họ.
    • Cẩn thận trong giao tiếp để không làm họ cảm thấy căng thẳng.
    • Tôn trọng cảm xúc của họ.
    1. Người trầm cảm cần khuyến khích nhiều hơn là chỉ trích

    Bất cứ ai cũng muốn được khuyến khích và ủng hộ hơn là răn đe, người mắc bệnh trầm cảm cũng vậy. Sự khuyến khích sẽ giúp người bị trầm cảm gia tăng lòng tự trọng và có động lực tốt hơn trong cuộc sống.

    Thực hiện bài test trầm cảm miễn phí trên Askany ngay.

    Tìm hiểu thêm:

    Làm gì khi người yêu bị trầm cảm?

    Sau khi đã hiểu được về tâm lý của người yêu bị trầm cảm, dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ tại nhà tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

    Người yêu bị trầm cảm - nên làm gì?
    Người yêu bị trầm cảm - nên làm gì?

    Học cách lắng nghe

    Chuyên gia tâm lý tại Askany cho biết, bạn có thể bắt đầu trò chuyện với người yêu bị trầm cảm bằng các thể hiện sự quan tâm và đặt ra những câu hỏi tìm hiểu về họ trong suốt buổi nói chuyện. Hãy cố gắng lắng nghe, đặt câu hỏi một cách tự nhiên để có thể thấu hiểu và biết rõ về cảm xúc của họ. Bạn cũng có thể chú ý theo dõi những thay đổi trong cảm xúc, cử chỉ của người bệnh để hỗ trợ cho quá trình điều trị.

    Nếu người bị trầm cảm có những dấu hiệu tiêu cực, cần sự hỗ trợ đặc biệt từ các chuyên gia tâm lý để giảm thiểu các ảnh hưởng. Quá trình điều trị thường bắt đầu bằng một cuộc đánh giá cụ thể để xác định mức độ tổn thương mà người bệnh đang trải qua. Dựa trên đánh giá đó, chuyên gia tâm lý của Askany sẽ lên kế hoạch điều trị riêng, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng cụ thể của từng người.

    Động viên cùng họ trong quá trình điều trị bệnh

    Bác sĩ tâm lý cũng lưu ý, trong thời gian chữa bệnh, đôi lúc bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ cuộc. Do đó, bạn nên bên cạnh, khuyến khích và đồng hành cùng họ trong suốt quá trình điều trị bệnh.

    Nếu người yêu bị trầm cảm được chỉ định sử dụng thuốc, bạn cũng nên theo dõi và giúp họ uống thuốc đúng giờ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu người bệnh muốn ngừng sử dụng thuốc vì bất cứ lý do gì, bạn cũng cần tham khảo và báo ngay với bác sĩ điều trị. Việc đột ngột ngừng sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh nhân.

    Tìm hiểu kỹ về bệnh trầm cảm

    Nếu bạn đã quyết định đồng hành cùng một người bị bệnh trầm cảm, trước tiên hãy tìm hiểu về thông tin của căn bệnh này để có thể hỗ trợ tốt họ tốt hơn trong quá trình điều trị bệnh. Đồng thời, khi đã nắm rõ các triệu chứng, thông tin về bệnh trầm cảm, bạn dễ dàng trò chuyện và thông cảm với họ hơn. Hãy tìm hiểu về bệnh trầm cảm thông qua các trang mạng uy tín, sách vở hay trao đổi trực tiếp với bác sĩ tâm lý trên Askany.

    Kiên nhẫn với người bệnh trầm cảm

    Bác sĩ tâm lý tại Askany cho biết, người trầm cảm có thể gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh. Nếu họ tránh né hoặc tỏ ra khó chịu khi ở cùng bạn thì cũng đừng vội trách móc họ, bởi đây có thể là do sự ảnh hưởng của bệnh trầm cảm, chứ không xuất phát từ mong muốn của bản thân. Hãy thực sự bình tĩnh và kiên nhẫn với người yêu bị trầm cảm để giúp họ thoát khỏi những tâm trạng tiêu cực và cởi mở hơn.

    Điều trị bệnh trầm cảm là một chặng đường dài và đôi khi kết quả điều trị không như mong đợi khiến cho bản thân người bệnh và những người xung quanh nản lòng. Vì thế bạn hãy thực sự kiên nhẫn để có thể giúp cho người yêu của mình có thêm động lực vượt qua căn bệnh này.

    Giữ liên lạc thường xuyên

    Giữ liên lạc thường xuyên với người trầm yêu trầm cảm ngay cả khi bạn không bên cạnh họ
    Giữ liên lạc thường xuyên với người trầm yêu trầm cảm ngay cả khi bạn không bên cạnh họ

    Cho người yêu biết rằng bạn luôn quan tâm và dành nhiều thời gian cho họ. Những lúc không thể ở cạnh để chăm sóc và tâm sự, bạn cũng nên dành thời gian để nhắn tin hoặc gọi điện cho người yêu của mình. Hãy cố gắng làm những điều tích cực và dành những lời động viên để người bệnh cảm thấy bớt cô đơn và có thêm niềm tin vào cuộc sống.

    Khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ

    Không phải lúc nào bạn cũng có thể dành 100% thời gian ở cạnh chăm sóc và quan tâm cho người yêu bị trầm cảm. Do đó, hãy luôn động viên và khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh và chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần khi cần thiết. Trong trường hợp không có người thân bên cạnh, các chuyên gia tâm lý trên Askany luôn sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân trầm cảm bằng cả hình thức online hoặc trực tiếp.

    Chuyên gia của Askany có thể giúp người trầm cảm:

    - Suy nghĩ tích cực hơn nhờ loại bỏ được những suy tư sai lệch.

    - Tinh thần sảng khoái, giảm thiểu tối đa lo âu để tận hưởng những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng.

    - Tâm thế tự tin để đưa ra những quyết định nhanh hơn, đúng đắn hơn trong công việc và học tập.

    Đội ngũ chuyên gia Askany có thể giúp gì cho bạn?

    Askany biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một giai đoạn khó khăn và sẽ tốt hơn nếu bạn được một chuyên gia, người có kinh nghiệm đồng hành.

    Đội ngũ chuyên gia của Askany là các chuyên gia, bác sĩ trong nghề lâu năm

    Đội ngũ chuyên gia của Askany là các chuyên gia, bác sĩ trong nghề lâu năm, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, tổn thương tinh thần, trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, …

    Họ có:

    • Bề dày kinh nghiệm hành nghề, điều trị thành công cho hơn hàng nghìn bệnh nhân với đa dạng vấn đề tâm lý
    • Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ online/offline hiệu quả
    • Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp trị liệu để hỗ trợ hiệu cho bệnh nhân và người nhà
    • Duy trì kết quả bền vững

    Bạn có thể tham khảo thêm profile chuyên gia và đọc về các trường hợp tư vấn thành công của họ tại đây:

    Đó là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu hơn và có cách chăm sóc, ứng phó kịp thời với người yêu bị trầm cảm. Trước tiên, hãy tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ về bệnh trầm cảm, sau đó hãy sử dụng các biện biện pháp đơn giản như hỗ trợ tinh thần, động viên, lắng nghe, chia sẻ, chăm sóc người mình yêu. Nếu tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, đã đến lúc bạn cần tìm đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các chuyên gia trên ứng dụng Askany.