Các mức độ trầm cảm từ nhẹ đến nặng - Giải pháp cho từng mức độ
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Các mức độ trầm cảm từ nhẹ đến nặng - Giải pháp cho từng mức độ

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blog

    Các mức độ trầm cảm được phân chia khác nhau dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Sổ tay chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần (DSM-5), phân loại trầm cảm thành ba mức độ chính: trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Để hiểu rõ hơn về từng mức độ và giải pháp điều trị phù hợp, hãy tham khảo bài biết sau đây được chia sẻ từ các chuyên gia tâm lý trên ứng dụng Askany.

    Các giai đoạn trầm cảm

    Các mức độ trầm cảm được phân loại dựa trên các yếu tố như: triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện, cụ thể:

    Trầm cảm nhẹ (trầm cảm giai đoạn 1)

    Đây là mức độ trầm cảm ít nghiêm trọng nhất. Người bị trầm cảm nhẹ có thể gặp phải một số triệu chứng, nhưng chúng không làm gián đoạn đáng kể cuộc sống hàng ngày của họ.

    Trầm cảm nhẹ thường biểu hiện bằng cảm giác buồn bã tạm thời. Một số triệu chứng khác của trầm cảm nhẹ bao gồm:

    • Khó chịu, tức giận
    • Cảm giác tội lỗi, tuyệt vọng
    • Tự ti
    • Không muốn giao tiếp với người xung quanh
    • Mệt mỏi
    • Mất ngủ hoặc buồn ngủ vào ban ngày
    • Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đây
    • Khó tập trung
    • Thiếu động lực
    • Thay đổi cảm giác thèm ăn
    • Thay đổi cân nặng

    Những triệu chứng tâm lý ở giai đoạn này thường nhẹ và dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, người bị trầm cảm nhẹ cũng có thể gặp các triệu chứng thực thể như đau nhức khắp cơ thể, đau khớp, khó thở, mệt tim, hồi hộp. Những triệu chứng này có thể khiến họ nghĩ rằng mình mắc bệnh khác và đi khám bác sĩ, nhưng không tìm ra nguyên nhân và dấu hiệu tổn thương, bởi thực tế, đây là biểu hiện của bệnh trầm cảm.

    Trầm cảm nhẹ chưa cần dùng đến thuốc
    Trầm cảm nhẹ chưa cần dùng đến thuốc

    Trầm cảm nhẹ có thể được kiểm soát mà không cần dùng thuốc, thông qua việc điều chỉnh lối sống, liệu pháp đối thoại, sử dụng men vi sinh chống trầm cảm hoặc các sản phẩm thảo dược khác. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp, trầm cảm cấp độ 1 có thể tiến triển thành dạng nặng hơn.

    Nếu các triệu chứng nêu trên kéo dài và xuất hiện trung bình 4 ngày/tuần liên tục trong 2 năm, có thể bạn đang mắc chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng và cần sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần.

    Trầm cảm vừa phải (trầm cảm giai đoạn 2)

    Người bị trầm cảm vừa phải có nhiều triệu chứng hơn người bị trầm cảm nhẹ và những triệu chứng này có thể làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của họ ở một mức độ nhất định nào đó.

    Trầm cảm vừa được khuyến nghị sử dụng liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm.
    Trầm cảm vừa được khuyến nghị sử dụng liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm.

    Thông thường, trầm cảm giai đoạn 2 được phát triển từ giai đoạn 1 và chúng còn có thể gây ra các vấn đề như:

    • Lòng tự trọng dễ bị tổn thương
    • Khả năng làm việc sa sút
    • Thường xuyên thấy bản thân không có giá trị;
    • Nhạy cảm hơn
    • Lo lắng thái quá.

    Sự khác biệt chính giữa trầm cảm nhẹ và trầm cảm vừa nằm ở mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Đối với trầm cảm vừa, các triệu chứng đủ nặng để gây ra khó khăn trong công việc, chăm sóc gia đình và giao tiếp xã hội. Trầm cảm vừa cũng dễ được chẩn đoán hơn. Khi được chẩn đoán mắc trầm cảm giai đoạn 2, bệnh nhân thường được khuyến nghị sử dụng liệu pháp tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm.

    Trầm cảm giai nặng (không kèm theo loạn thần)

    Đây là mức độ trầm cảm nghiêm trọng, người bị trầm cảm nặng có nhiều triệu chứng nguy hiểm mà người thân có thể dễ dàng phát hiện ra. Họ thường không thể hoạt động bình thường và cũng có nguy cơ tự tử cao hơn, dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

    • Tâm trạng buồn bã kéo dài;
    • Dễ kích động hoặc hoạt động chậm chạp;
    • Luôn cảm thấy mất tự tin;
    • Thấy bản thân có lỗi và vô dụng;
    • Có hành động tự làm tổn thương chính bản thân hoặc những người xung quanh;
    • Xuất hiện suy nghĩ muốn tự tử hoặc cố gắng thực hiện hành vi tự tử.

    Ngoài ra, các triệu chứng về thể chất cũng xuất hiện thường xuyên trong giai đoạn này. Người bệnh thường có ít nhất 3 triệu chứng điển hình của trầm cảm nhẹ hoặc vừa, cùng với ít nhất 4 triệu chứng nặng khác. Những triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 tuần, gây khó khăn trong hoạt động xã hội, công việc và chăm sóc gia đình.

    Trầm cảm nặng (có kèm theo loạn thần)

    Mức độ trầm cảm nghiêm trọng nhất chính là trầm cảm nặng có kèm loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, ví dụ như nghe thấy tiếng nói, âm thanh lạ hoặc tưởng tượng có tai họa sắp xảy ra.

    Trầm cảm nặng phải đi khám bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần ngay lập tức
    Trầm cảm nặng phải đi khám bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần ngay lập tức

    Trầm cảm nặng kèm theo loạn thần cần sự can thiệp y tế càng sớm càng tốt. Khi xuất hiện các biểu hiện loạn thần, hành vi tự làm tổn thương hoặc ý nghĩ tự sát, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần thăm khám ngay lập tức. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc, kết hợp với liệu pháp tâm lý hoặc sốc điện để giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

    Các dạng trầm cảm khác

    Ngoài các mức độ trầm cảm đã đề cập, còn có một dạng gọi là “trầm cảm ẩn”. Dạng này có các triệu chứng không rõ ràng và khó chẩn đoán, bao gồm: căng thẳng, chán nản, lo buồn, đau đớn hoặc mệt mỏi dai dẳng do nguyên nhân thực thể.

    Không chỉ vậy, khi điều trị trầm cảm, bệnh nhân có thể được phân loại vào một giai đoạn khác của trầm cảm là “giai đoạn lui bệnh”. Lui bệnh hoàn toàn nghĩa là tất cả các triệu chứng đã biến mất, lui bệnh một phần là khi vẫn còn vài triệu chứng nhưng không đủ để chẩn đoán là trầm cảm (thường dưới 4 triệu chứng).

    Như vậy, thông tin trên giúp giải đáp thắc mắc về các mức độ phát triển của trầm cảm. Nếu bạn có biểu hiện trầm cảm, hãy chia sẻ tình trạng của mình với người thân hoặc chuyên gia tâm lý trên Askany để được giúp đỡ. Chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn thoát khỏi trầm cảm và trở lại cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

    Trầm cảm mức độ nào thì nên đi khám?

    Khi nào nên đi khám bác sĩ?
    Khi nào nên đi khám bác sĩ?

    Nếu bạn đang gặp năm hoặc nhiều hơn các triệu chứng trầm cảm trong hai tuần hoặc hơn, bạn phải đi khám bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Trầm cảm là một tình trạng có thể điều trị được, và điều trị sớm có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bạn.

    Thực hiện các bài test trầm cảm miễn phí tại Askany để có thể đánh giá tình trạng của mình.

    Tâm lý trị liệu là gì?

    Tâm lý trị liệu là một phương pháp điều trị hiệu quả cho người mắc chứng trầm cảm. Phương pháp này có thể giúp bạn hiểu được suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình, từ đó tìm ra các biện pháp đối phó lành mạnh, có nhiều loại tâm lý trị liệu khác nhau, bao gồm:

    • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): CBT tập trung vào việc thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực góp phần gây ra trầm cảm.
    • Liệu pháp tâm lý động: Liệu pháp tâm lý động tập trung vào việc khám phá những trải nghiệm thời thơ ấu và các xung đột nội tâm có thể góp phần gây ra trầm cảm.
    • Liệu pháp nhân cách: Liệu pháp nhân cách tập trung vào việc thay đổi những kiểu suy nghĩ, cảm xúc và hành vi không lành mạnh.

    Tác dụng của tâm lý trị liệu

    Nhà tham vấn tâm lý sẽ giúp người bệnh nhận diện và tháo gỡ những vấn đề mà họ không thể tự nhận ra. Chuyên gia sẽ giúp xác định các yếu tố tiêu cực xung quanh người bệnh, tìm hiểu nguồn gốc của các cảm xúc tiêu cực đó đến từ đâu và hướng dẫn bệnh nhân cách đối phó.

    Dù trầm cảm ở mức độ nào cũng nên gặp chuyên gia tư vấn tâm lý. Chuyên gia tâm lý hỗ trợ bệnh nhân rất nhiều trong việc giải tỏa stress, giải quyết vấn đề và giảm lo âu. Nếu được hỗ trợ từ giai đoạn trầm cảm nhẹ, bệnh nhân có thể nhanh chóng cải thiện mà không cần dùng đến thuốc.

    Xem thêm:

    Tâm lý trị liệu chữa trị trầm cảm như thế nào?

    • Giúp bệnh nhân biết cách giải tỏa hiệu quả thay vì dồn nén cảm xúc.
    • Đưa ra góc nhìn mới về các vấn đề phức tạp trong cuộc sống.
    • Làm cho bệnh nhân dễ dàng chấp nhận sự thật.
    • Hỗ trợ đối phó với các tác dụng phụ của thuốc.
    • Giúp bệnh nhân chấp nhận bản thân và cởi mở hơn khi giao tiếp.
    • Chia sẻ các kỹ năng cải thiện mối quan hệ.
    • Phòng ngừa các rối loạn khác kèm theo.
    • Cân bằng cảm xúc và thích nghi với môi trường.

    Tuy nhiên, chỉ tham vấn tâm lý thôi là chưa đủ; người bệnh trầm cảm cũng cần gặp bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần. Trước khi tư vấn với chuyên gia tâm lý, bệnh nhân nên xác định mức độ bệnh với bác sĩ. Ở mức độ nhẹ, có thể chưa cần điều trị đồng thời với cả hai người, nhưng từ mức độ vừa trở lên, cần ưu tiên khám và điều trị cùng lúc với cả bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý.

    Thời gian trị liệu tâm lý phụ thuộc vào mức độ trầm cảm, kinh nghiệm của chuyên gia và sự đáp ứng của người bệnh.

    Bạn có thể đặt lịch hẹn online hoặc gặp mặt trực tiếp với

    Hy vọng những thông tin Askany tổng hợp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các mức độ trầm cảm. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, chúng tôi khuyên bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trên Askany. Trầm cảm là một tình trạng có thể điều trị được nếu được phát hiện và can thiệp sớm.