Trầm cảm ẩn là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên biết
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Trầm cảm ẩn là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bạn nên biết

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Trầm cảm tiềm ẩn hay còn gọi là trầm cảm che giấu là một dạng rối loạn tâm trạng mà các triệu chứng không rõ ràng và dễ bị bỏ qua. Thay vì xuất hiện những dấu hiệu điển hình như tâm trạng buồn bã, mất hứng thú thì người bệnh còn có những triệu chứng khác, khiến cho bệnh trở nên khó nhận biết hơn. Nếu bạn muốn biết các dấu hiệu cảnh báo trầm cảm tiềm ẩn, làm gì khi nghi ngờ mình hoặc người thân bị trầm cảm tiềm ẩn, vậy hãy theo dõi bài viết sau được chia sẻ từ chuyên gia tâm lý trên ứng dụng Askany.

    Trầm cảm tiềm ẩn là gì?

    Tại sao gọi là trầm cảm ẩn?
    Trầm cảm ẩn (Masked Depression) hay còn gọi là trầm cảm che giấu

    Trầm cảm ẩn (Masked Depression) hay còn gọi là trầm cảm che giấu, là một trong những loại rối loạn trầm cảm thường biểu hiện dưới dạng các triệu chứng thể chất hơn là cảm xúc buồn bã rõ ràng. Khác với trầm cảm thông thường, người bị trầm cảm tiềm ẩn có thể không nhận ra mình đang mắc bệnh, dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị gặp khó khăn.

    Người bệnh có thể gặp phải các tình trạng như: buồn bã, mất hứng thú và các triệu chứng khác kéo dài ít nhất 2 tuần, với nguy cơ tự tử cao. Nguyên nhân gây ra trầm cảm tiềm ẩn rất đa dạng, bao gồm yếu tố di truyền, hóa học não bộ, sự kiện stress trong cuộc sống, căng thẳng mãn tính và các rối loạn tâm lý khác.

    Mặc dù trầm cảm ẩn có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thường cao hơn nam giới. Các nhóm đối tượng khác dễ mắc trầm cảm ẩn bao gồm thanh thiếu niên, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính và những người trải qua các sự kiện đau buồn. Dưới đây là các triệu chứng của trầm cảm tiềm ẩn mà bạn không nên bỏ qua.

    Xem thêm: 

    Dấu hiệu phổ biến của trầm cảm ẩn

    Dấu hiệu của trầm cảm ẩn thường không rõ ràng và rất khó phát hiện vì người bệnh thường che giấu và không muốn thừa nhận vấn đề của mình. Nhưng nếu có các biểu hiện dưới đây, rất có thể họ đang gặp phải tình trạng trầm cảm ẩn:

    Các triệu chứng của trầm cảm ẩn
    Các triệu chứng của trầm cảm ẩn

    Che giấu cảm xúc:

    • Luôn tỏ ra vui vẻ và lạc quan, nhưng bên trong lại cảm thấy buồn bã, lo lắng, và tuyệt vọng.
    • Có xu hướng giấu kín cảm xúc và không muốn chia sẻ với người khác, kể cả người thân yêu, vì lo ngại làm phiền đến họ.
    • Thường tránh né những chủ đề liên quan đến cảm xúc tiêu cực

    Thay đổi hành vi:

    • Lạm dụng chất kích thích
    • Thực hiện những hành động liều lĩnh như lái xe nhanh hoặc chơi các trò chơi nguy hiểm.
    • Mất dần sự hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đây

    Rối loạn chức năng sinh lý:

    • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
    • Thay đổi khẩu vị ăn uống, ăn nhiều hoặc ăn ít hơn bình thường
    • Giảm ham muốn tình dục

    Dấu hiệu tâm lý:

    • Cảm thấy tự ti, mặc cảm, và có suy nghĩ rằng mình không đủ tốt hoặc không xứng đáng với hạnh phúc.
    • Có cảm giác tội lỗi
    • Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, bản thân và về tương lai
    • Nói nhiều về triết lý, ý nghĩa cuộc sống, về việc tìm kiếm hạnh phúc thực sự hoặc tìm kiếm con đường tốt đẹp hơn trong hành trình cuộc đời
    • Cố chấp không thừa nhận mình đang mắc bệnh trầm cảm.

    Dấu hiệu thể chất:

    • Đau nhức cơ thể, mệt mỏi và thiếu năng lượng
    • Tay chân không có năng lượng nhưng lại cố tỏ ra đầy năng lượng, nhiệt huyết
    • Đau mỏi xương khớp, đánh trống ngực, tim đập nhanh.
    • Rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu.
    • Hệ miễn dịch bị suy giảm

    Thực hiện bài test trầm cảm miễn phí trên Askany.

    Tại sao cần quan tâm đến trầm cảm tiềm ẩn?

    Trầm cảm ẩn là một loại trầm cảm đặc biệt. Không giống với các loại trầm cảm khác, căn bệnh này không thể hiện các triệu chứng điển hình.

    Thay vào đó, bệnh nhân thường phải đối mặt với các tình trạng đau nhức cơ thể kéo dài, gây ra nhiều thách thức và khó khăn trong cuộc sống. Họ rất khó để nhận biết các vấn đề tâm lý của mình, hầu hết đều phủ nhận và ít biểu hiện cảm xúc đau buồn hay tổn thương trước mặt người khác.

    Trầm cảm ẩn có nghiêm trọng không?
    Trầm cảm ẩn có nghiêm trọng không?

    Dưới đây là một số ảnh hưởng của căn bệnh trầm cảm lên đời sống của bệnh nhân:

    • Do thường xuyên che giấu cảm xúc tiêu cực của mình nên việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn hơn, làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
    • Người bệnh trầm cảm ẩn có nguy cơ tự tử cao hơn so với những người mắc các dạng trầm cảm khác.
    • Gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác như: rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ăn uống, lạm dụng chất kích thích,....
    • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh vì bệnh nhân dễ trở nên cáu kỉnh, bực bội và xa lánh mọi người.
    • Giảm năng suất làm việc và thu nhập do không thể tập trung và hoàn thành công việc.
    • Mất niềm vui trong cuộc sống, không còn hứng thú với những hoạt động từng yêu thích.

    Đối với bệnh nhân trầm cảm ẩn, nếu sử dụng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng thì khó mà giải quyết vấn đề tận gốc. Bác sĩ cần thực hiện kiểm tra lâm sàng hoặc cận lâm sàng toàn diện để xác định nguyên nhân gốc của bệnh. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có thể kết hợp liệu pháp tâm lý với việc sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm.

    Làm gì khi nghi ngờ mình hoặc người thân bị trầm cảm tiềm ẩn?

    Nếu bạn hoặc người thân có những dấu hiệu trên, hãy tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tâm lý. Điều trị trầm cảm ẩn sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm sau này.

    Cách điều trị trầm cảm ẩn
    Cách điều trị trầm cảm ẩn

    Các phương pháp điều trị trầm cảm ẩn bao gồm:

    • Tâm lý trị liệu: Giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh, thay đổi cách suy nghĩ và hành động
    • Dùng thuốc: Các loại thuốc chống trầm cảm có thể giúp cân bằng các chất hóa học trong não.
    • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Một số sản phẩm từ thảo dược như hợp hoan bì có thể giúp cải thiện các triệu chứng của trầm cảm, đặc biệt là giúp tăng cường dinh dưỡng cho hệ thần kinh, bổ sung serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, từ đó hỗ trợ điều hòa giấc ngủ và tâm trạng. Sản phẩm này còn kết hợp với các thảo dược quý khác như Uất kim, toan táo nhân, soy lecithin, vitamin PP, ngũ vị tử, hồng táo, giúp giải lo âu, cải thiện hiệu quả các triệu chứng hồi hộp, đau đầu, lo lắng quá mức, mệt mỏi.

    Theo kết quả cuộc khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, 95% người bệnh hài lòng về sản phẩm chứa thành phần chính hợp hoan bì. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc sản phẩm nào mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Hãy lựa chọn sản phẩm từ các hãng uy tín và có đầy đủ thông tin về thành phần, công dụng.

    Tóm lại, trầm cảm ẩn là một căn bệnh có thể điều trị được. Với sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè và các chuyên gia, người bệnh hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy gửi câu hỏi trực tiếp để được các chuyên gia trên Askany tư vấn bạn nhé.