Trầm cảm cười là một dạng rối loạn cảm xúc nguy hiểm thường bị che giấu bởi vẻ ngoài vui vẻ, lạc quan. Những người mắc rối loạn này thường che giấu cảm xúc tiêu cực bên trong, khiến người bệnh cô lập bản thân khỏi sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết. Họ sống trong im lặng, vật lộn với những suy nghĩ tiêu cực mà không ai hay biết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu toàn diện về trầm cảm cười, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách thức vượt qua căn bệnh ẩn mình này. Bên cạnh đó, các chuyên gia tại Askany sẽ giúp bạn biết được cần phải làm gì khi mắc bệnh này, cũng như các biện pháp hiệu quả để tránh mắc phải.
Tìm hiểu về trầm cảm cười
Trầm cảm cười là gì?
Trầm cảm cười (Smiling Depression) là một rối loạn trầm cảm đặc biệt, người mắc bệnh sẽ giấu kín cảm xúc thật bên trong bằng vẻ ngoài vui vẻ và tích cực. Dù trông họ có vẻ hạnh phúc và lạc quan, tuy nhiên thực tế bên trong họ vẫn đang chiến đấu với những suy nghĩ tiêu cực, cảm giác tội lỗi và bi quan về tương lai.
Những ai có nguy cơ mắc trầm cảm cười?
Ai cũng có thể mắc trầm cảm cười, tuy nhiên, dưới đây là hai nhóm người có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm cười:
- Việc mất người thân, gặp trục trặc trong các mối quan hệ hay mất công việc có thể dẫn đến chứng trầm cảm cười.
- Người phải chịu đựng áp lực xã hội, chẳng hạn áp lực từ xã hội và các tiêu chuẩn về niềm vui, sự tích cực và lạc quan ảnh hưởng đến nam giới, khiến họ ít tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý hơn so với phụ nữ.
Sự nguy hiểm của trầm cảm cười
Vậy trầm cảm cười có nguy hiểm không, câu trả lời là có, trầm cảm cười rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và kịp thời điều trị, rối loạn này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như suy nhược cơ thể, rối loạn giấc ngủ, lo âu, đau đầu, đau vai gáy và các vấn đề liên quan đến nội tiết tố. Người mắc trầm cảm cười thường không chia sẻ cảm xúc thật với ai, khiến họ phải đối mặt với áp lực cuộc sống một mình. Điều này có thể dẫn đến ý định tự hại và tự tử cao hơn, bởi họ thường không muốn nhận sự giúp đỡ hay điều trị.
Chính vì vậy, việc nhận diện và hỗ trợ sớm là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh.
Ngoài ra, trầm cảm cười là một dấu hiệu cần được tầm soát để phát hiện rối loạn lưỡng cực (là dạng rối loạn trong đó người bệnh trải qua các giai đoạn kích động, hưng phấn quá mức, nhưng sau đó lại rơi vào trạng thái suy giảm tinh thần, trầm cảm, còn được biết đến dưới cái tên rối loạn thần kinh hưng – trầm cảm).
Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân mình mắc chứng trầm cảm, bạn có thể thực hiện bài test trầm cảm BECK tại Askany nhé.
Các dấu hiệu nhận biết rối loạn trầm cảm cười
Mặc dù khó nhận biết hơn các loại rối loạn trầm cảm khác, nhưng những người bị trầm cảm cười vẫn phải trải qua những cảm xúc như buồn bã, chán nản, bi quan, tự ti,... chỉ là họ không thể hiện nó ra. Các dấu hiệu cụ thể được Hội Tâm lý học Hoa Kỳ cảnh báo bao gồm:
- Buồn bã, chán nản, mất tự tin: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của trầm cảm nói chung. Họ có thể buồn bã đột ngột và cảm thấy tồi tệ không rõ nguyên nhân.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Những người mắc hội chứng này thường có vấn đề với giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
- Thay đổi khẩu vị: Họ có thể thay đổi thói quen ăn uống, thay đổi khẩu vị ăn uống, không cảm thấy muốn ăn, giảm cân nhanh, hoặc ăn nhiều hơn bình thường.
- Mất hứng thú với hoạt động xã hội xung quanh hoặc các sở thích cá nhân trước đây.
Người bệnh thường có nhận thức sâu sắc về tình trạng của mình, tuy nhiên họ sẽ cố gắng kiểm soát cảm xúc để che giấu các triệu chứng. Họ vẫn giữ được vẻ ngoài vui vẻ, hòa đồng và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội như bình thường. Hiểu rõ hơn về hội chứng trầm cảm cười giúp bạn bè và người thân có thể hỗ trợ họ một cách hiệu quả hơn.
Nguyên nhân gây nên trầm cảm cười
Cũng như các loại trầm cảm khác, khá khó để xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra trầm cảm cười. Theo các bác sĩ tâm lý, một số yếu tố như di truyền, tâm lý xã hội và môi trường sống có thể là lý do gia tăng nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm cười như:
- Tổn thương chức năng não như chấn động não hoặc lạm dụng chất gây nghiện, hoặc do thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trong não, chẳng hạn như thiếu serotonin.
- Tổn thương thực thể ở não như u não hoặc chấn thương não.
- Sang chấn tâm lý.
- Gia đình có tiền sử trầm cảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tác dụng phụ của một số thuốc gây mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh hoặc rối loạn hormone.
Có rất nhiều lý do khiến người bị trầm cảm cười che giấu nỗi đau của họ. Dưới đây là một số lý do phổ biến mà họ thường không muốn chia sẻ và chấp nhận rối loạn này:
- Sợ trở thành gánh nặng cho người khác: Trầm cảm thường đi kèm với cảm giác tội lỗi. Những người mắc hội chứng trầm cảm cười không muốn gây thêm gánh nặng cho người xung quanh. Họ không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ và giữ nỗi đau trong lòng.
- Xấu hổ và sợ mình yếu đuối: Họ sợ bị đánh giá và lo lắng về việc bị người khác xa lánh nếu họ thể hiện sự buồn bã. Một số người tin rằng trầm cảm là dấu hiệu của sự yếu đuối và cho rằng họ có thể tự mình vượt qua nó. Họ lo sợ rằng nếu người khác biết, họ sẽ bị coi là yếu đuối và dễ bị tổn thương.
- Chịu đựng áp lực quá lớn từ gia đình, xã hội: Xã hội thường khuyến khích mọi người thể hiện sự vui vẻ và lạc quan, khiến những người mắc trầm cảm cười cảm thấy bắt buộc phải che giấu cảm xúc tiêu cực của mình.
- Phủ nhận sự thật, không chấp nhận bản thân bị trầm cảm: Theo thống kê, có tới 50% người mắc trầm cảm phủ nhận rằng họ buồn. Họ tin rằng chỉ cần mỉm cười thì sẽ không bị trầm cảm và không cho phép bản thân thừa nhận rằng có điều gì đó không ổn. Nhiều người mắc trầm cảm cười không muốn đối mặt với những cảm xúc tiêu cực bên trong mình. Họ sợ hãi và chối bỏ những cảm xúc này, và sử dụng nụ cười như một cách để che giấu chúng.
Các cách điều trị trầm cảm cười
Hội chứng trầm cảm cười hiện chưa được công nhận chính thức là một dạng trầm cảm lâm sàng, do đó không có tiêu chuẩn chẩn đoán hay phác đồ điều trị cụ thể nào. Do đó hiện nay, việc điều trị hội chứng này thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng của từng bệnh nhân, từ đó các bác sĩ sẽ đánh giá và xây dựng kế hoạch điều trị cũng như tư vấn phù hợp.
Dù có một số điểm khác biệt so với các loại trầm cảm khác, tuy nhiên hội chứng trầm cảm cười vẫn được điều trị dựa trên các phương pháp điều trị trầm cảm thông thường. Quá trình điều trị bao gồm sử dụng thuốc, tham gia trị liệu tâm lý với chuyên gia, liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive-behavioral therapy - CBT) và thay đổi lối sống để tích cực hơn. Bên cạnh đó, kế hoạch điều trị rối loạn trầm cảm cười sẽ được điều chỉnh dựa trên tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân, cũng như độ tuổi của họ.
Làm gì nếu nghi ngờ mắc trầm cảm cười?
Khi bạn có những dấu hiệu nghi ngờ mắc phải trầm cảm cười, điều quan trọng là không nên tự mình giải quyết mà cần tìm sự giúp đỡ thích hợp.
Vì người mắc phải trầm cảm cười thường có xu hướng che giấu cảm xúc và ngại đến bệnh viện, do đó việc tìm kiếm tư vấn từ chuyên gia tâm lý trực tuyến qua nền tảng như Askany là một lựa chọn hiệu quả. Với Askany, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ ngay tại nhà, mọi lúc mọi nơi, và được bảo mật thông tin cá nhân tuyệt đối.
Tại Askany, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm, có thể giúp bạn đánh giá và điều trị trầm cảm cười một cách hiệu quả. Bạn sẽ được tư vấn riêng tư 1:1 và có thể đặt lịch hẹn vào những thời điểm phù hợp với lịch trình của bạn.
Dưới đây là các chuyên gia tâm lý giỏi tại Askany mà bạn có thể liên hệ ngay để nhận tư vấn:
1. Thạc sĩ - Bác sĩ chuyên khoa tâm lý và tâm thần Nguyễn Khắc Dũng:
- Hơn 12 năm kinh nghiệm trong nghề, có 4 bằng cấp chuyên môn liên quan đến điều trị tâm lý.
- Hiện đang công tác tại Bệnh viện tâm thần Mai Hương.
- Đã từng điều trị thành công nhiều trường hợp mắc trầm cảm cười bằng các liệu pháp kích hoạt hành vi, liệu pháp nhận thức hành vi,..
- Liên hệ tư vấn: https://askany.com/tam-ly-hoc-duong/1670381779248829
2. Thạc sĩ tâm lý học Phước An:
- Hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành.
- Hiện đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, bệnh viện tâm thần Hà Nội.
- Chuyên điều trị các rối loạn như: trầm cảm cười, lưỡng cực, trầm cảm, lo âu, OCD, hành vi, cảm xúc, stress sau sang chấn.
- Liên hệ tư vấn: https://askany.com/tam-ly-hoc-duong/1673344858138557
Cách phòng tránh rối loạn trầm cảm cười
Dưới đây là một số điều mà bạn nên lưu ý để có thể tránh mắc phải trầm cảm cười:
Chăm sóc sức khỏe thể chất
Duy trì sức khỏe thể chất là bước đầu tiên để phòng tránh trầm cảm cười. Hãy tập thể dục thường xuyên để kích thích việc giải phóng endorphin, giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác hạnh phúc.
Một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất cũng góp phần quan trọng vào việc cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần. Đặc biệt, hãy ngủ đủ giấc mỗi đêm để đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi và tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và caffeine, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Quản lý căng thẳng là yếu tố then chốt để duy trì sức khỏe tinh thần. Bạn nên học cách thư giãn thông qua các kỹ thuật như thiền, yoga, hoặc tham gia các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc, hay dạo chơi trong thiên nhiên.
Các mối quan hệ xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tinh thần, vì vậy hãy dành thời gian cho gia đình và bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội, câu lạc bộ, hội nhóm hoặc các hoạt động tình nguyện. Nếu bạn cảm thấy quá tải, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý.
Ngoài ra, bạn cũng nên:
- Lắng nghe bản thân và nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của trầm cảm cười.
- Tự tin và yêu thương bản thân, tránh so sánh mình với người khác và tập trung vào điểm mạnh của mình.
- Sống lạc quan bằng cách nhìn vào những điều tích cực trong cuộc sống và tìm niềm vui từ những điều nhỏ bé.
- Cuối cùng, sẵn sàng tha thứ cho bản thân và người khác, vì điều này giúp giải phóng cảm xúc tiêu cực và mang lại sự bình an cho tâm hồn, bảo vệ sức khỏe tâm thần.
Trầm cảm cười là một căn bệnh tâm lý nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, với sự hiểu biết và hỗ trợ đúng cách, hoàn toàn có thể vượt qua căn bệnh này và tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân hoặc ai đó bạn biết mắc trầm cảm cười, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng trao đổi online 1:1 với các chuyên gia tâm lý giỏi thông qua ứng dụng Askany.