10+ tác hại của trầm cảm kinh hoàng mà bạn không ngờ tới
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    10+ tác hại của trầm cảm kinh hoàng mà bạn không ngờ tới

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Tác hại của trầm cảm đối với sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và cuộc sống của người bệnh như thế nào? Trầm cảm thường bắt đầu bằng những đợt buồn chán kéo dài,  mất năng lượng, ăn uống quá nhiều/ít, tăng cân/giảm cân,.... Nếu chủ quan và phớt là các dấu hiệu này, bệnh nhân sẽ phải chịu những tác hại khôn lường trong tương lai. Qua bài viết dưới đây, các chuyên gia tâm lý tại Askany sẽ vén màn bí mật về tác hại của trầm cảm cho bạn đọc.

    Tác hại của trầm cảm

    Những áp lực công việc, mối quan hệ, học tập, khiến nhiều người rơi vào tâm trạng bế tắc, bi quan, ức chế lâu ngày dẫn đến trầm cảm. Bệnh trầm cảm nếu không được thăm khám và điều trị với chuyên gia tâm lý kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe tinh thần, thể chất, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống. Dưới đây là một số tác hại của trầm cảm

    Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

    Trầm cảm tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của bệnh nhân như sau:

    Mất sự tập trung

    Trầm cảm gây nên rối loạn suy nghĩ, rối loạn tư duy, khiến người bệnh không thể tập trung vào bất kỳ vấn đề nào, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc, học tập.

    Ảnh hưởng đến các mối quan hệ

    Tác hại của trầm cảm
    Tác hại của trầm cảm

    Người trầm cảm luôn suy nghĩ tự ti, bi quan và có xu hướng sống khép kín, không chủ động giao tiếp để tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ cho bản thân. Họ tự nhốt mình trong “vỏ bọc” và khiến tình trạng bệnh diễn biến phức tạp hơn.

    Lạm dụng chất gây nghiện

    1/3 số bệnh nhân mắc trầm cảm thường tìm đến bia rượu, chất kích thích, thuốc lá, ma túy để giải tỏa căng thẳng, đặc biệt là nam giới. Những chất này sẽ khiến tinh thần của họ trở nên hưng phấn, thoải mái vì thế họ dễ rơi vào tình trạng lạm dụng. Lâu dần sẽ gây ra hội chứng nghiện, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, làm gia tăng các vấn đề tệ nạn trong xã hội.

    Tự làm hại bản thân & tự tử

    Mỗi ngày, trên toàn cầu có khoảng 3000 người tự tử và 70% trong số đó liên quan đến trầm cảm. Nguyên nhân đa số người tự sát là do họ muốn giải thoát sự đau khổ trong cuộc sống thực tại. Oử mức độ nhẹ hơn thì một số người có những hành vi gây tổn thương bản thân như cắt tay, đập đầu,...

    Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

    Ngoài những tác hại kể trên, trầm cảm còn có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất khác như:

    Tác hại của trầm cảm lên thể chất con người
    Tác hại của trầm cảm lên thể chất con người

    Bệnh tim mạch

    Trầm cảm ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống tim mạch. Khi bạn luôn trong tình trạng chán nản kéo dài có thể gây viêm cơ tim do thiếu oxy, làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Do đó, những bệnh nhân mắc bệnh tim cần đặc biệt cẩn trọng với trầm cảm, kể cả khi ở mức độ nhẹ nhất. Nguy hiểm hơn, trầm cảm nặng có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.

    Ung thư

    Trầm cảm có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến bệnh ung thư trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy các khối u ở bệnh nhân ung thư bị trầm cảm có tốc độ phát triển nhanh hơn bình thường.

    Suy giảm hệ miễn dịch

    Trầm cảm là nguyên nhân gây suy yếu hệ miễn dịch của người trưởng thành
    Trầm cảm là nguyên nhân gây suy yếu hệ miễn dịch của người trưởng thành

    Trầm cảm kéo dài làm tăng mức hormone stress trong cơ thể, từ đó làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến người bệnh dễ mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh và cúm.

    Rối loạn giấc ngủ

    Một biểu hiện phổ biến của trầm cảm là thay đổi giấc ngủ. Người bệnh thường gặp tình trạng mất ngủ (không ngủ đủ giấc), nhưng đôi khi lại có nhu cầu ngủ nhiều hơn bình thường. Thiếu ngủ có thể dẫn đến mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó tập trung và khó đưa ra quyết định.

    Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể gây ra những thay đổi về cân nặng, cảm giác bi quan vô vọng cực độ, bất lực và cáu kỉnh. Việc điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng này.

    Tự làm hại bản thân

    Trong những trường hợp nghiêm trọng, người mắc trầm cảm có nguy cơ tự làm hại bản thân hoặc người xung quanh vì những suy nghĩ tiêu cực trong đầu có xu hướng gia tăng. Họ có thể tự gây thương tích hoặc thậm chí tự tử để thoát khỏi tình trạng hiện tại.

    Mất ngủ, đau đầu và đau lưng

    Trầm cảm làm người bệnh khó ngủ do tâm trí của họ không được yên ổn, phải liên tục suy nghĩ. Giấc ngủ của bạn cũng dễ bị gián đoạn làm tăng tình trạng căng thẳng và khó ngủ trở lại. Ngoài ra, trầm cảm có thể dẫn đến tăng hoặc giảm cân, mệt mỏi, dinh dưỡng kém và mất nước, gây ra đau đầu và đau lưng.

    Giảm ham muốn tình dục

    Người bị trầm cảm bị suy giảm ham muốn tình dục
    Người bị trầm cảm bị suy giảm ham muốn tình dục

    Trầm cảm xảy ra trong thời gian lâu dài có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục, làm suy giảm ham muốn tình dục. Nam giới có thể gặp các vấn đề như không xuất tinh, xuất tinh sớm và rối loạn cương dương; nữ giới có thể gặp tình trạng khô âm đạo và rối loạn khoái cảm.

    Qua những tác hại trầm cảm nêu trên, ta thấy được đây là một căn bệnh phức tạp ảnh hưởng cả về tâm lý lẫn thể chất. Do đó, nhận diện và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa những hệ lụy nghiêm trọng mà trầm cảm có thể xảy ra.

    Thực hiện bài test trầm cảm miễn phí để tự đánh giá mức độ cho mình nhé.

    Dấu hiệu bệnh trầm cảm không được điều trị ở nam giới khác gì so với nữ giới?        

    Nam giới bị trầm cảm mà không được điều trị có thể biểu hiện khác biệt so với nữ giới. Họ thường thể hiện sự tức giận, thất vọng và có các hành vi bạo lực nhiều hơn so với nữ giới. Hơn nữa, nam giới không được điều trị trầm cảm thường gặp phải các rủi ro nghiêm trọng như lái xe ẩu và quan hệ tình dục không an toàn.

    Nam giới cũng ít nhận thức được rằng các triệu chứng thể chất như đau đầu, rối loạn tiêu hóa và đau mãn tính có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Do đó, họ có xu hướng bỏ qua các triệu chứng này và không tìm kiếm sự giúp đỡ cần thiết.

    Nam giới không được điều trị trầm cảm thường gặp phải các rủi ro nghiêm trọng hơn nữ
    Nam giới không được điều trị trầm cảm thường gặp phải các rủi ro nghiêm trọng hơn nữ

    Xem thêm: 15+ cách vượt qua trầm cảm hiệu quả dành cho bạn

    Trầm cảm và nguy cơ dẫn đến tự tử

    Trầm cảm không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả có thể dẫn đến tự tử. Đây là tác hại của trầm cảm tồi tệ nhất. Bất kỳ bệnh nhân nào có ý định hoặc suy nghĩ về tự tử đều cần được sự quan tâm và hỗ trợ sát sao từ gia đình và chuyên gia tâm lý.

    Trầm cảm - căn bệnh không nên xem thường
    Trầm cảm - căn bệnh không nên xem thường

    Mặc dù hầu hết những người trầm cảm lâm sàng không cố gắng tự tử, nhưng theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ, hơn 90% những người chết vì tự tử có tiền sử trầm cảm, rối loạn tâm thần khác, hoặc lạm dụng chất kích thích. Gần 75% các vụ tự tử là nam giới, mặc dù phụ nữ có tỉ lệ cố gắng tự tử cao gấp đôi.

    Người cao tuổi cũng dễ bị trầm cảm và tự tử hơn.Có đến 40% các vụ tự tử là người trên 60 tuổi, nguyên nhân bởi vì một sự kiện đau buồn diễn ra như: mất người thân và bạn bè, mắc bệnh mãn tính, nghỉ hưu, và phải đối mặt với nhiều thay đổi lớn trong cuộc sống.

    Dưới đây là một số yếu tố tăng nguy cơ tự tử liên quan đến trầm cảm khi không được điều trị:

    • Có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc lạm dụng chất gây nghiện.
    • Có tiền sử gia đình bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục.
    • Đã từng có ý định tự tử trước đây.
    • Một người thân hoặc bạn bè cố gắng tự tử.
    • Rối loạn tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện.
    • Có súng trong nhà.

    Nếu bạn hoặc người quen có nguy cơ tự tử và dấu hiệu cảnh báo, hãy liên hệ với chuyên gia sức khỏe tâm thần ngay lập tức và không để họ ở một mình. Người có ý định tự tử thường sẽ nói trước hoặc lên kế hoạch trước khi thực hiện, vì vậy hãy chú ý đến sự thay đổi đáng ngờ hoặc chú ý đến lời nói, biểu hiện của họ.

    Dấu hiệu cảnh báo tự tử ở người trầm cảm không được điều trị

    • Viết, nói, suy nghĩ về việc tự tử hoặc làm tổn thương bản thân.
    • Tâm trạng tồi tệ hơn, mất hứng thú, khó ngủ và ăn uống.
    • Có ý muốn chết hoặc có hành vi nguy hiểm dẫn đến tử vong, ví dụ: lái xe vượt đèn đỏ.
    • Liên tục nói "sẽ tốt hơn nếu tôi không ở đây" hoặc "tôi muốn ra ngoài".
    • Đột ngột chuyển từ buồn bã sang bình tĩnh hoặc vui vẻ bất thường.
    • Bất ngờ đến thăm hoặc gọi điện thoại cho người thân.
    • Uống rượu quá mức hoặc sử dụng chất kích thích, ma túy.
    • Viết thư tuyệt mệnh.
    • Quan tâm đến các vụ giết người hoặc tự sát trên truyền thông.
    • Tìm kiếm cách tự tử trên internet
    • Tìm hiểu cách tự tử như dùng súng hoặc thuốc độc.

    Trầm cảm lâm sàng có trị khỏi hoàn toàn được không?        

    Thống kê cho thấy hơn 80% người bị trầm cảm lâm sàng có thể điều trị thành công nếu được phát hiện và can thiệp sớm. Những người trầm cảm không điều trị có thể hằng ngày vẫn đi làm. Nhưng họ dễ cáu kỉnh, mệt mỏi và khó tập trung hơn, khiến hiệu suất công việc giảm sút.

    Trầm cảm thường được điều trị bằng liệu pháp tâm lý, thuốc chống trầm cảm hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên. Đối với những trường hợp trầm cảm kháng trị, không đáp ứng với thuốc, có thể sử dụng các phương pháp như liệu pháp điện giật (ECT), kích thích từ trường xuyên sọ (TMS) hoặc xịt ketamine qua đường mũi.

    Xem thêm bài viết khác:

    Đó là một số tác hại của trầm cảm mà bạn cần quan tâm lưu ý. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu trầm cảm nhưng ngại đến bệnh viện thăm khám, vậy bạn có thể khám online cùng chuyên gia trên Askany để xác định mức độ bệnh và được đề xuất phương án xử lý kịp thời. Các chuyên gia tâm lý của chúng tôi sẽ đánh giá tình trạng bằng trắc nghiệm tâm lý và liệu pháp tâm lý kết hợp với một số xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra cho bạn kết quả chính xác nhất.