Trầm cảm ở học sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị nên biết
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Trầm cảm ở học sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị nên biết

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blog

    Trong những năm gần đây, tỷ lệ trầm cảm ở học sinh liên tục gia tăng đáng kể. Đặc biệt, bệnh không có những dấu hiệu nhận biết rõ ràng và được đánh giá có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập ở trẻ. Để biết được nguyên nhân, các biểu hiện phổ biến cũng như cách điều trị cụ thể đối với hội chứng trầm cảm ở lứa tuổi học sinh, hãy theo dõi ngay bài viết sau của Askany.

    Trầm cảm ở học sinh là gì?

    Trầm cảm ở học sinh là gì?
    Trầm cảm ở học sinh là gì?

    Trầm cảm ở học sinh là một hội chứng rối loạn tâm lý phổ biến, khiến trẻ cảm thấy tự ti, khó hòa nhập với xã hội, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và tự hạ thấp giá trị của bản thân. Khi trầm cảm ở mức độ nghiêm trọng, trẻ thường có xu hướng suy nghĩ về cái chết, trong đó bé gái sẽ có ý định tự tử nhiều hơn, còn bé trai lại muốn thực hiện hành động tự tử cao hơn. Do đó, việc phát hiện sớm tình trạng trẻ bị trầm cảm sẽ càng giúp trẻ được điều trị đúng cách và phát triển an toàn.

    Trầm cảm ở học sinh được chia thành 3 nhóm cụ thể sau:

    • Rối loạn trầm cảm chủ yếu: Dạng trầm cảm này thường gặp ở những trẻ đang ở lứa tuổi dậy thì với các biểu hiện đặc trưng, kéo dài trong vài tuần như buồn chán, suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, ủ rũ, thiếu sức sống, tự cô lập với tập thể, thay đổi chế độ ăn uống (ăn quá nhiều hoặc quá ít), thường bị đau đầu, mất ngủ, khó tập trung, chán ghét mọi thứ xung quanh, cảm giác bị tách biệt, liên tục suy nghĩ về cái chết và thậm chí là có ý định tự tử.
    • Rối loạn tâm trạng hỗn hợp: Dạng trầm cảm này xảy ra chủ yếu ở trẻ từ 6 - 10 tuổi, bắt nguồn từ việc cảm thấy khó chịu hoặc không hài lòng với một điều gì đó trong một thời gian dài. Từ đó, trẻ có biểu hiện cáu gắt, nóng giận, chống đối hoặc kích động vô cớ. Trong một số trường hợp, trẻ còn có xu hướng tự làm đau mình hoặc người xung quanh.
    • Rối loạn khí sắc: Đây là dạng trầm cảm có thể kéo dài liên tục trong nhiều năm và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Các biểu hiện thường thấy ở chứng trầm cảm này là chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ, uể oải, buồn chán, bi quan, ù tai kéo dài, tuyệt vọng,....

    Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở học sinh

    Về cơ bản, bệnh trầm cảm ở học sinh đến từ rất nhiều nguyên nhân, có thể do trường học hoặc chính gia đình. Sau đây là các yếu tố khiến trẻ có nguy cơ bị trầm cảm cao mà bạn nên biết:

    • Áp lực học tập: Học tập, thi cử luôn là nỗi lo của mọi học sinh, đặc biệt là khi khối lượng kiến thức và sự cạnh tranh ngày càng lớn như hiện nay, điều này khiến trẻ càng dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
    • Bị áp đặt: Việc bố mẹ can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư, sở thích cá nhân tạo cho trẻ cảm giác bị gò bó, không được tôn trọng, từ đó hình thành nên các triệu chứng cáu giận và có xu hướng phản kháng, khiến trẻ dễ đi lạc hướng và trầm cảm.
    • Thiếu sự quan tâm từ gia đình: Trẻ ở lứa tuổi học sinh thường muốn khám phá thế giới xung quanh, nhưng cũng cần sự quan tâm lớn từ gia đình. Việc bố mẹ không trò chuyện, tâm sự hoặc có tư duy áp đặt đã làm cho khoảng cách giữa con và bố mẹ ngày càng xa ra, chính vì vậy mà càng khiến trẻ dễ bị trầm cảm hơn.
    • Ảnh hưởng bởi hạnh phúc gia đình: Hạnh phúc gia đình là một trong những yếu tố ảnh hưởng khá mạnh đến tâm lý và sự trưởng thành của trẻ. Trẻ sinh ra trong một gia đình hạnh phúc thường có tâm lý thoải mái, yên bình. Ngược lại, trẻ sinh ra trong gia đình thường xuyên mâu thuẫn, thiếu sự yêu thương sẽ có xu hướng bị trầm cảm cao.
    • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Việc thức khuya thường xuyên để học bài hoặc chơi game quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm ở học sinh.
    • Bạo lực học đường: Đối với lứa tuổi học sinh, bạn bè và trường học là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến tinh thần và tính cách của trẻ. Nếu trẻ bị bắt nạt, bạo lực học đường mà không có ai bảo vệ, tâm sự thì việc mắc bệnh trầm cảm là điều rất khó tránh khỏi.
    • Tác động từ xã hội: Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã gây ra không ít hệ luỵ xấu đến người dùng, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh có tâm lý chưa vững vàng.
    • Di truyền: Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng, có khoảng 40% trẻ bị trầm cảm do ADN, theo đó trẻ sinh ra trong gia đình có người thân có tiền sử rối loạn tâm thần sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn gấp 3 lần so với những trẻ sinh ra trong gia đình bình thường.
    • Cú sốc tâm lý: Một số vấn đề từng làm chấn động tâm lý của trẻ như người thân mất, bị lạm dụng tình dục, bạo lực gia đình, bố mẹ ly hôn, học tập sa sút,... khiến trẻ có xu hướng khép mình lại với các mối quan hệ xã hội, từ đó gặp khó khăn trong việc chia sẻ với người khác và tăng khả năng trầm cảm.

    Các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

    Các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
    Các dấu hiệu trầm cảm ở học sinh

    Trầm cảm ở lứa tuổi học sinh có đa dạng các biểu hiện khác nhau, do đó bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi về mặt cảm xúc và thể chất bình thường của trẻ. Nhưng nhìn chung, dấu hiệu điển hình của chứng trầm cảm ở học sinh chính là cảm giác buồn bã, vô vọng, khép mình lại với xã hội. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác của bệnh trầm cảm ở trẻ còn có:

    • Khó tập trung, hay quên.
    • Mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.
    • Chất lượng học tập bị suy giảm, nhạy cảm khi đề cập đến thành tích.
    • Mất hứng thú khi tham gia các hoạt động tập thể với mọi người xung quanh, có cảm giác tách biệt và cách ly với xã hội.
    • Gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, dễ tức giận, la hét và khóc lóc.
    • Luôn cảm thấy bản thân kém cỏi và tội lỗi.
    • Có xu hướng chống đối, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là có ý định tự tử.
    • Khẩu vị thay đổi thất thường.
    • Cơ thể nhức mỏi đi kèm các rối loạn khó giải thích như đau đầu, đau lưng, đau bụng.
    • Rối loạn giấc ngủ.

    Nếu bạn hoặc những người thân trong gia đình có những dấu hiệu trên thì có thể kiểm tra bằng bài test trầm cảm Beck trên Askany.

    Tác hại của bệnh trầm cảm ở học sinh

    Trầm cảm được xếp vào một trong những bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng đối với học sinh. Một nghiên cứu về bệnh trầm cảm với sự tham gia của 202 trẻ em tại Việt Nam đã cho thấy, có khoảng 22.8% trẻ mắc trầm cảm và có đến 23.7% trẻ có xu hướng muốn tự tử. Sau đây là một số tác hại chính của bệnh trầm cảm lên trẻ mà bạn cần biết để kịp thời can thiệp:

    • Chất lượng học tập suy giảm: Trầm cảm kéo dài có thể khiến trẻ bị mất tập trung và giảm khả năng ghi nhớ, mất động lực học tập.
    • Chất lượng cuộc sống kém: Trẻ mắc trầm cảm thường không có niềm vui, thiếu động lực làm việc, cùng với đó là cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, tất cả điều này dẫn đến việc chất lượng sống bị suy giảm và ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất.
    • Các mối quan hệ bị ảnh hưởng: Trầm cảm làm tâm trạng của trẻ dễ xúc động, cáu gắt và khó giao tiếp với những người xung quanh, dần dần khiến trẻ mất đi các mối quan hệ bạn bè và tạo sự ngăn cách với bố mẹ.
    • Nguy cơ tự tử cao: Nếu trầm cảm ở học sinh không được can thiệp điều trị sớm có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là tự tử.

    Chẩn đoán trầm cảm ở học sinh thực hiện như thế nào?

    Bệnh trầm cảm ở học sinh thường được bác sĩ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng mà Askany đề cập ở trên nhưng với thời gian kéo dài trong 2 tuần hoặc lâu hơn. Mặc dù không có xét nghiệm nào được sử dụng để chẩn đoán bệnh trầm cảm, nhưng để loại trừ các bệnh lý có dấu hiệu tương tự, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ thực hiện một vài thủ thuật y khoa như kiểm tra tiền căn bệnh tật, các biểu hiện, hành vi và hoạt động chức năng của trẻ, đồng thời xem xét các tác động từ gia đình, trường học, môi trường xã hội xung quanh và tiền sử sức khỏe tâm thần của gia đình trẻ.

    Xem thêm: Trầm cảm ở trẻ em: Nhận biết, nguyên nhân và cách hỗ trợ

    Cách điều trị bệnh trầm cảm ở học sinh

    Cách điều trị bệnh trầm cảm ở học sinh
    Cách điều trị bệnh trầm cảm ở học sinh

    Phương pháp điều trị trầm cảm ở học sinh cũng tương tự như ở người trưởng thành, bao gồm thực hiện liệu pháp tâm lý và uống thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, trẻ bị trầm cảm rất lại dễ bị tác động bởi gia đình và môi trường sống bên ngoài hơn người trường thành, do đó bố mẹ cần hiểu rõ về tầm quan trọng này để có thể tạo môi trường sống thoải mái và quan tâm, chăm sóc trẻ đúng cách hơn. Thông thường, bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị tâm lý cho trẻ trước, sau đó mới cân nhắc sử dụng thuốc khi bệnh không có dấu hiệu cải thiện.

    Liệu pháp tâm lý được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị trầm cảm ở học sinh là liệu pháp hành vi nhận thức. Đây là một hình thức điều trị giúp trẻ có suy nghĩ tích cực hơn, từ đó kiểm soát tốt hành vi của mình, loại bỏ sự lo lắng và cội nguồn của các nỗi sợ.

    Thuốc trị trầm cảm ở trẻ là loại thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), có tác dụng làm tăng nồng độ serotonin trong não để mang lại hạnh phúc cho trẻ. Lưu ý, thuốc này được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng và phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và cân nặng của trẻ, vì vậy bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ, điều này cũng nhằm đảm bảo trẻ không rơi vào tình trạng rối loạn lưỡng cực (bệnh phấn khích – trầm cảm).

    Bên cạnh đó, để nhận được sự hỗ trợ trong việc tham vấn trị liệu toàn diện và nhanh nhất cho con của mình khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, bạn có thể trực tiếp liên hệ với các chuyên gia tâm lý hàng đầu cả nước ngay TẠI ĐÂY.

    Biện pháp phòng tránh trầm cảm ở học sinh

    Phần lớn các nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh xuất phát từ cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, bố mẹ có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh này bằng cách biện pháp sau:

    • Thay đổi lối sống khoa học hơn, thường xuyên tập thể dục thể thao.
    • Giúp trẻ nhận biết và xây dựng các mối quan hệ xung quanh một cách lành mạnh hơn.
    • Lựa chọn một môi trường phát triển an toàn cho trẻ, đặc biệt là môi trường học đường.
    • Cân bằng thời gian học tập, vui chơi và nghỉ ngơi, tránh để trẻ cảm thấy áp lực và căng thẳng.
    • Cho trẻ ăn uống đủ chất, phù hợp với lứa tuổi để phát triển toàn diện hơn.
    • Thường xuyên tâm sự, chia sẻ các vấn đề mà trẻ gặp phải.

    Các câu hỏi thường gặp đối với bệnh trầm cảm ở học sinh

    Trầm cảm ở học sinh có phổ biến không?

    Câu trả lời là có. Theo báo cáo từ Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành niên bị mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung là 8% - 29%. Một nghiên cứu khác tại nước ta cũng chỉ ra, tỷ lệ trẻ thành niên bị trầm cảm là 26.3 %, trong đó trẻ suy nghĩ về cái chết là 6.3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4.6% và trẻ cố gắng tự tử là 5.8%.

    Bệnh trầm cảm ở học sinh có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

    Trầm cảm ở học sinh tuy là một bệnh lý nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, nhưng thực tế có thể điều trị được nếu bố mẹ sớm phát hiện và đưa trẻ đến gặp các chuyên gia tâm lý để được hỗ trị điều trị kịp thời.

    Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý?

    Nếu trẻ có các biểu hiện sau, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay:

    • Thường xuyên nói về cái chết.
    • Có những hành động liều lĩnh.
    • Lạm dụng chất kích thích.
    • Hay khóc lóc hoặc ít bộc lộ cảm xúc.
    • Thường cô lập bản thân với gia đình và xã hội.
    • Gặp rối loạn trong vấn đề ăn uống, giấc ngủ và thói quen sinh hoạt hàng ngày.
    • Dễ nổi nóng và thực hiện các hành vi bạo lực hoặc tình dục không mong muốn.

    Bài viết trên đây đã cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng về trầm cảm ở học sinh, bao gồm nguyên nhân gây ra, các dấu hiệu thường thấy, tác hại và cách điều trị cụ thể. Hy vọng với những gì Askany đã chia sẻ về bệnh lý tâm thần này, các bậc phụ huynh sẽ quan tâm và có các biện pháp phòng tránh trầm cảm phù hợp hơn với con của mình. Nếu như bạn vẫn chưa biết làm như thế nào để giúp con vượt qua trầm cảm, hãy liên hệ ngay các chuyên gia tâm lý giỏi của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất dựa trên kinh nghiệm chuyên môn sâu rộng.