Người trầm cảm có tự khỏi được không - Theo các chuyên gia tâm lý tại Askany, trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần rất khó tự khỏi nếu không điều trị và có những liệu pháp tâm lý, phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc trầm cảm từ chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn, bạn cần được điều trị thích hợp để bệnh nhanh khỏi, tránh hậu quả, biến chứng về sau. Tuy nhiên một số người mắc trầm cảm nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Hãy đọc bài viết sau đây để hiểu rõ về vấn đề này hơn và biết cách nhận biết tình hình cũng như tìm giải pháp cho bản thân mình.
Hiểu về trầm cảm nhẹ
Bệnh trầm cảm mức độ nhẹ chỉ là giai đoạn mới chớm, vì vậy sẽ không có tất cả các triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm. Để chẩn đoán bạn có mắc trầm cảm nhẹ hay không, bác sĩ phải dựa vào ít nhất một trong hai triệu chứng sau:
- Luôn có tâm trạng buồn bã, chán nản, mệt mỏi, không cười, có hoặc không hay khóc.
- Không có động lực và hứng thú trong cuộc sống, kể cả việc từng cực kỳ yêu thích trước đây.
Ngoài những triệu chứng trên, người mắc trầm cảm nhẹ cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác liên quan, chẳng hạn như:
- Mất ngủ, ngủ chập chờn hoặc hay mơ thấy ác mộng.
- Thay đổi khẩu vị bất thường.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
- Dễ bị kích động.
- Cử động chậm chạp.
- Không thể tự giải quyết các vấn đề nhỏ trong cuộc sống.
- Khó tập trung.
- Luôn tự vấn bản thân, cảm thấy tội lỗi và thất vọng về chính mình.
- Có suy nghĩ về tự sát hoặc cái chết.
Xem thêm: Các loại trầm cảm phổ biến nhất bạn nên biết
Người trầm cảm nhẹ có tự khỏi được không
Mặc dù, một đợt trầm cảm nhẹ có thể hết mà không cần điều trị, hoặc ít nhất các triệu chứng sẽ có xu hướng lắng xuống. Nhưng tình hình cũng có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều nếu cứ để mọi chuyện tiếp diễn. Đó là lý do tại sao các chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần khuyên bạn nên đi khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu trầm cảm.
Đã có rất nhiều trường hợp trầm cảm nhẹ chuyển biến thành trầm cảm nặng vì không được điều trị và có liệu pháp tâm lý kịp thời.
Vì sao cần điều trị?
Trầm cảm nhẹ, rối loạn lo âu, stress, rối loạn cảm xúc,... nếu không được điều trị có thể gây suy nhược cả thể chất và tinh thần cực kỳ nghiêm trọng. Nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bệnh nhân và cả những người xung quanh.
Khi đã chuyển biến thành trầm cảm nặng, người bệnh có thể xuất hiện hành vi tự tử nếu không được quan tâm theo dõi sát sao. Ngoài ra, trầm cảm cũng liên quan đến vấn đề sức khỏe thể chất, như bệnh tim, bệnh Alzheimer béo phì, bệnh dạ dày, tiểu đường và các rối loạn mãn tính khác.
Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến việc điều trị các bệnh nội khoa khác. Lý do là vì người bị trầm cảm thường thiếu động lực và năng lượng, khiến họ khó tuân thủ theo phác đồ điều trị. Do đó, việc điều trị ổn định bệnh trầm cảm càng sớm càng tốt là vô cùng quan trọng.
Bạn có thể tham gia các bài test trầm cảm miễn phí
Bệnh trầm cảm có khỏi hoàn toàn không?
Trầm cảm là một bệnh lý có thể chữa khỏi, giống như nhiều bệnh lý khác, vì vậy bạn cần chủ động trò chuyện, giải thích và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và tìm ra hướng điều trị càng sớm càng tốt. Nếu vấn đề ở mức độ nhẹ hoặc chưa có ý định tự sát, bạn có thể gặp chuyên gia trị liệu tâm lý để tham vấn và giảm nhẹ triệu chứng bằng liệu pháp tâm lý. Chuyên gia thường sẽ động viên thân chủ tập thể dục đều đặn, thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, sống chậm và đơn giản hóa mọi vấn đề kết hợp với ăn uống lành mạnh để mau chóng hồi phục.
Nếu các biện pháp nêu trên không mang lại hiệu quả. Việc chữa bệnh trầm cảm vừa và nặng cần kết hợp thêm nhiều phương pháp khác. Tiến độ điều trị còn phụ thuộc vào sự hợp tác và kiên trì của bệnh nhân theo phác đồ đã được đề ra. Hai phương pháp điều trị phổ biến cho bệnh trầm cảm bao gồm:
Dùng thuốc
80% người bị trầm cảm có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc, vì vậy bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào việc hồi phục hoàn toàn và trở lại cuộc sống bình thường. Sau khi sử dụng thuốc, bạn sẽ dần cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc trở lại.
Tuy nhiên, bệnh trầm cảm có khả năng tái phát, do đó cần được điều trị lâu dài để không chỉ loại bỏ hoàn toàn triệu chứng mà còn ngăn ngừa rủi ro bệnh quay trở lại. Quá trình điều trị bằng thuốc thường được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Điều trị ban đầu
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp bệnh nhân "hồi phục" hoàn toàn và không còn triệu chứng.
Giai đoạn 2: Duy trì hiệu quả điều trị
Kéo dài khoảng 20 tuần sau giai đoạn 1, giai đoạn này nhằm duy trì "sự hồi phục" và ngăn ngừa tái phát.
Giai đoạn 3: Theo dõi và tiến hành điều chỉnh
Bác sĩ sẽ quyết định liệu bạn cần tiếp tục điều trị bằng thuốc hay có thể ngưng để phòng ngừa tái phát.
Theo nghiên cứu từ Đại học Nam Úc, thời gian điều trị trung bình bằng thuốc chống trầm cảm:
- 2 năm cho người dưới 24 tuổi
- 3 năm cho người từ 35 - 44 tuổi
- 5 năm cho người từ 55 - 64 tuổi
Trị liệu tâm lý
Với những người bị trầm cảm nhẹ, việc gặp gỡ chuyên gia tâm lý để tháo gỡ những vấn đề đang gặp phải là điều nên làm. Việc có người luôn lắng nghe và chia sẻ sẽ giúp họ ổn định về tâm lý và thể chất, tạo niềm tin và loại bỏ cảm giác cô đơn, lạc lõng.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Mặc dù xã hội đã cởi mở và thấu hiểu hơn với người bị trầm cảm nói riêng và người mắc các hội chứng tâm lý nói chung. Nhưng vẫn còn nhiều người e ngại và tự ý điều trị tại nhà một cách thiếu hiểu biết. Thay vì đi khám, họ tự mua thuốc hoặc khám tại các cơ sở y tế không uy tín, điều này có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Để được chẩn đoán và điều trị chính xác, bất cứ khi nào có biểu hiện bất thường về mặt tâm lý, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Bạn có thể tư vấn tâm lý online trực tiếp với họ trên ứng dụng Askany mọi lúc mọi nơi để hiểu rõ hơn về tình hình bệnh của mình.
Đối với trường hợp trầm cảm mức vừa và nhẹ, việc lựa chọn chuyên gia giỏi, phương pháp và thời gian điều trị phù hợp là rất quan trọng. Tuy nhiên, liệu pháp tâm lý chỉ hiệu quả khi người bệnh còn nhận thức rõ ràng, có ý thức hợp tác với bác sĩ. Nếu bệnh nhân quá mệt mỏi và không nhớ rõ mọi việc, phương pháp này sẽ không mang lại hiệu quả.
Đối với trường hợp trầm cảm nặng, việc sử dụng thuốc để phục hồi nhận thức trước là điều cực kỳ cần thiết để có thể thực hiện liệu pháp tâm lý sau đó. Trầm cảm xuất phát từ sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trong não, và việc sử dụng thuốc là giải pháp để khắc phục tình trạng này, từ đó đẩy lùi bệnh.
Xem thêm bài viết liên quan: 7 loại trầm cảm phổ biến nhất bạn nên biết
Đó là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi người trầm cảm có tự khỏi được không. Tóm lại, trầm cảm nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi các triệu chứng nhẹ và không ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Còn trầm cảm vừa và nặng cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh hành vi tự sát. Nếu bạn đang lo lắng về việc mình có thể bị trầm cảm, điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Hãy đặt câu hỏi tại đây, bạn sẽ nhận được 15 phút tư vấn miễn phí từ chuyên gia.