User Generated Content là gì: lợi ích, cách thực hiện & ví dụ thực tế
Askany
globe

Vi

    BlogDigital Marketing

    User Generated Content là gì: lợi ích, cách thực hiện & ví dụ thực tế

    blogDưới đây là định nghĩa User Generated Content là gì? Các loại hình UGC, lợi ích của UGC và cuối cùng là các bước hướng dẫn doanh nghiệp ứng dụng hình thức này hiệu quả.

    User Generated Content là gì? Hiểu một cách đơn giản thì đây chính là nội dung do khách hàng tạo ra. Nó xuất hiện trên các nền tảng như mạng xã hội, diễn đàn, blog, vlog,.. Nếu bạn đang tìm hiểu cách để có thể ứng dụng UGC cho chiến dịch marketing của mình để tiết kiệm chi phí tối đa, vậy hãy theo dõi những thông tin bổ ích được chuyên gia Askany chia sẻ trong bài viết sau đây.

    User Generated Content là gì?

    User Generated Content là gì

    Nội dung do người dùng tạo ra (User-Generated Content - UGC) là những nội dung được tạo ra bởi chính những người dùng, khách hàng của doanh nghiệp, thay vì do chính doanh nghiệp sản xuất. UGC có thể bao gồm nhiều hình thức khác nhau như bình luận, đánh giá, bài đăng trên mạng xã hội, diễn đàn, hashtag, livestream, story, chia sẻ, hình ảnh, video, blog,.... UGC đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch marketing, giúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin khách hàng, thu hút khách hàng tiềm năng và tiết kiệm chi phí marketing, v.v.

    5 loại hình User-Generated Content phổ biến

    Review (Đánh giá)

    Đây là dạng UGC phổ biến nhất. Review có thể được tìm thấy trên nhiều nền tảng khác nhau như ứng dụng di động, Google Maps, các trang thương mại điện tử, mạng xã hội ( như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube), v.v. Người dùng chia sẻ ý kiến, cảm nhận và trải nghiệm thực tế của họ về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu.

    Ví dụ một khách hàng mua điện thoại tại đã viết bài đánh giá về sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng trên Shopee
    Ví dụ một khách hàng mua điện thoại tại đã viết bài đánh giá về sản phẩm và dịch vụ của cửa hàng trên Shopee

    Unboxing (Đập hộp)

    Video “đập hộp" là một trong những loại nội dung User-Generated Content được xem nhiều nhất trên YouTube. Người dùng sẽ quay video ghi lại quá trình mở hộp và trải nghiệm sản phẩm mới mua. Nội dung Unboxing này sẽ kích thích sự tò mò và tạo cảm giác muốn sở hữu ở người xem, góp phần chuyển đổi họ thành người mua hàng của doanh nghiệp.

    Video unboxing là một trong những loại UGC được xem nhiều nhất trên Youtube
    Video unboxing là một trong những loại UGC được xem nhiều nhất trên Youtube

    Blog content

    Blog là nguồn User-Generated Content đáng tin cậy trong các lĩnh vực như: thời trang, công nghệ và ẩm thực. Các blogger sẽ trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ, sau đó chia sẻ cảm nhận và đánh giá chi tiết kèm hình ảnh chân thực. Mặc dù hiện nay, có một số blogger nhận tiền để viết đánh giá tích cực về sản phẩm/dịch vụ, nhưng nhìn chung blog vẫn là kênh thông tin hữu ích cho nhiều người tiêu dùng muốn khám phá và lựa chọn những trải nghiệm mới.

    Ví dụ về Blog post trong User-Generated Content
    Ví dụ về Blog post trong User-Generated Content

    Tagged photos and videos (Hình ảnh và video có gắn thẻ thương hiệu)

    Khi đánh giá một sản phẩm/dịch vụ, người dùng sẽ gắn thẻ (tag) tài khoản thương hiệu để chia sẻ trải nghiệm của họ. Hành động này có thể xuất phát từ sự tự nguyện của người dùng hoặc thông qua chương trình hợp tác tài trợ từ phía thương hiệu. Các nội dung này giúp gia tăng nhận diện và tạo nên ảnh hưởng truyền thông to lớn.

    Ví dụ những bức ảnh có tag tên thương hiệu Tingoan trên Instagram
    Ví dụ những bức ảnh có tag tên thương hiệu Tingoan trên Instagram

    Creation challenges (Thử thách sáng tạo)

    Ngày nay, các thương hiệu thường xuyên tổ chức các thử thách sáng tạo độc đáo nhằm thu hút sự tham gia của người dùng, đặc biệt là giới trẻ. Những thử thách này thường xoay quanh các chủ đề thịnh hành trên mạng xã hội, đi kèm hashtag riêng biệt để dễ dàng theo dõi và đánh giá. Giới trẻ vốn dĩ yêu thích bắt trend và cập nhật xu hướng mới, sẽ nhanh chóng "bắt sóng" các thử thách sáng tạo này. Và đó chính là lúc User-Generated Content (UGC) xuất hiện!

    Ví dụ về Creation challenges “Nhà là nơi ta ghiền suốt đời” của Fami
    Ví dụ về Creation challenges “Nhà là nơi ta ghiền suốt đời” của Fami

    Lợi ích của User-Generated Content với doanh nghiệp

    UGC mang đến vô số lợi ích to lớn cho doanh nghiệp như sau:

    Giảm thiểu chi phí Marketing

    Thay vì chi tiêu nhiều cho quảng cáo truyền thống, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí Marketing bằng cách tận dụng nội dung do chính khách hàng tạo ra để quảng bá sản phẩm. Người tiêu dùng thường tin tưởng ý kiến và phản hồi từ những người dùng khác hơn là nội dung Marketing do chính doanh nghiệp tạo ra. Do đó, việc sử dụng chiến lược UGC từ những câu chuyện và trải nghiệm thực tế sẽ giúp doanh nghiệp kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng mục tiêu mà không cần tốn nhiều chi phí quảng cáo.

    Tăng độ tin cậy cho thương hiệu

    Những nhận xét, hình ảnh và video từ khách hàng không chỉ là bằng chứng xác nhận chất lượng sản phẩm mà còn tăng cường niềm tin từ cộng đồng người tiêu dùng.

    Cải thiện trải nghiệm khách hàng

    Nội dung do người dùng tạo (UGC) là cầu nối giữa doanh nghiệp và cộng đồng khách hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy mình là một phần của cộng đồng, họ đang tạo ra và chia sẻ giá trị chung. Ngoài ra, UGC còn là một không gian cho người dùng khám phá thêm về sản phẩm, trao đổi ý kiến và chia sẻ trải nghiệm thực tế.

    User Generated Content là gì

    Tăng niềm tin, gia tăng doanh số

    Những câu chuyện và đánh giá tích cực từ người đã sử dụng sản phẩm là một yếu tố quan trọng đối với quyết định mua hàng. Chiến lược UGC không chỉ giúp duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại, mà còn tăng tỷ lệ chuyển đổi.

    Cải thiện SEO cho Website

    Nội dung từ người dùng cũng có tác động mạnh mẽ đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Google và các công cụ tìm kiếm khác thường đánh giá cao nội dung từ trải nghiệm thực tế vì nó thường chứa từ khóa tự nhiên và giải quyết được vấn đề của người dùng. Việc ứng dụng UGC sẽ cải thiện hiệu suất SEO và vị trí trang web trên kết quả tìm kiếm.

    Làm sao để khuyến khích khách hàng tạo UGC?

    Khi đã biết được lợi ích của UGC (User-Generated Content), tiếp theo các chuyên gia tại Askany sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để tạo động lực cho người dùng tạo nội dung của chính họ. Dưới đây là một số chiến lược hiệu quả đã được chuyên gia Askany áp dụng thành công, bạn có thể tham khảo:

    User Generated Content là gì

    Khuyến khích khách hàng feedback

    Tạo điều kiện để khách hàng dễ dàng chia sẻ đánh giá, phản hồi về sản phẩm/dịch vụ thông qua các kênh như khảo sát, form đánh giá, bình luận trên website, mạng xã hội,...

    Hợp tác cùng Influencer Marketing

    Bạn cũng có thể hợp tác với những Influencer có lượng người theo dõi phù hợp. Họ cũng chính là khách hàng sẽ mang lại lợi ích cho thương hiệu theo 2 cách.

    • Thứ nhất, Influencer thường hiểu rõ loại nội dung nào sẽ thu hút và tạo tiếng vang với đối tượng mục tiêu của bạn.
    • Thứ hai, vì đã có lượng người theo dõi nhất định nên bài viết của họ sẽ kích thích người tham gia bình luận về thương hiệu nhiều hơn.

    Tổ chức các cuộc thi, thử thách

    Đây chính là cách mạnh mẽ để thúc đẩy người dùng tạo nội dung. Nếu thử thách của bạn thực sự thú vị đối với cộng đồng, nó sẽ có cơ hội được lan truyền rộng rãi (viral). Nếu tổ chức các cuộc thi, đừng ngại đưa ra những giải thưởng có giá trị để thu hút sự tham gia của khách hàng bạn nhé.

    Dùng Storytelling để truyền tải thông điệp

    Doanh nghiệp có thể tạo một câu chuyện dựa theo phương pháp Storytelling để khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Bạn có thể sử dụng hình ảnh và video nói về quá trình sản phẩm của bạn đã thay đổi cuộc sống của họ như thế nào.

    Tạo tương tác với khách hàng

    Bạn nên chủ động tương tác với người dùng bằng cách trả lời bình luận, tin nhắn, thảo luận và chia sẻ nội dung của họ một cách nhanh chóng. Hoặc bạn cũng có thể tổ chức các buổi livestream để giao lưu trực tiếp với khách hàng.

    Sử dụng Hashtag

    Hãy tạo ra một hashtag riêng cho chiến dịch UGC của doanh nghiệp. Hashtag này sẽ giúp bạn theo dõi được những bài viết của khách hàng dễ dàng hơn, đồng thời tăng sự nhận biết cho chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.

    Xây dựng cộng đồng trực tuyến

    Xây dựng cộng đồng trực tuyến
    Xây dựng cộng đồng trực tuyến

    Một hình thức thúc đẩy User-Generated Content khác chính là tạo lập một nhóm trên mạng xã hội hoặc diễn đàn để khách hàng có thể chia sẻ ý kiến, trao đổi kinh nghiệm và kết nối với nhau.

    Hướng dẫn 4 bước tối ưu User-Generated Content cho doanh nghiệp

    Để khai thác hiệu quả tiềm năng của UGC, doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản. Dưới đây, chuyên gia Askany sẽ chia sẻ 4 bước tối ưu hóa UGC giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu

    4 bước tối ưu UGC hiệu quả
    4 bước tối ưu UGC hiệu quả

    Bước 1: Đặt mục tiêu cho UGC campaign

    Trước khi bắt đầu, hãy đặt ra câu hỏi: “Mục tiêu cụ thể của chiến dịch UGC là gì?”

    Mục tiêu có thể là:

    • Tăng nhận thức thương hiệu
    • Thúc đẩy doanh số
    • Xây dựng cộng đồng
    • Hay thu thập phản hồi khách hàng.

    Hãy đảm bảo rằng mục tiêu của chiến dịch UGC sẽ đóng góp chặt chẽ cho chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.

    Ví dụ: Vào năm 2017, Apple đã khởi xướng chiến dịch “Shot on iPhone” để đối phó với những phản hồi tiêu cực về chất lượng ảnh chụp của iPhone. Bằng cách khuyến khích người dùng iPhone chia sẻ những bức ảnh đẹp nhất kèm hashtag “#ShotoniPhone” trên Instagram và Twitter, chiến dịch đã thu hút hơn 15 triệu bài đăng trên Instagram. Đây được coi là một trong những chiến dịch UGC thành công nhất của Apple thời điểm đó. Không chỉ giúp Apple khôi phục niềm tin của khách hàng và tăng cường uy tín thương hiệu, chiến dịch này còn tạo ra một cộng đồng người dùng tích cực.

    Bước 2: Lựa chọn kênh thu thập UGC phù hợp

    Để chọn kênh thu thập UGC hiệu quả, việc phân tích đối tượng khách hàng là rất quan trọng. Cần ưu tiên những nền tảng mà khách hàng sử dụng thường xuyên như mạng xã hội, blog, và podcast, vì đây là nơi doanh nghiệp có thể tận dụng nội dung thông qua các tương tác của khách hàng.

    Lựa chọn kênh UGC phù hợp cho doanh nghiệp
    Lựa chọn kênh UGC phù hợp cho doanh nghiệp

    Lựa chọn kênh phù hợp:

    • Facebook: Mạng xã hội phổ biến nhất với lượng người dùng khổng lồ, phù hợp cho đa dạng loại nội dung UGC như đánh giá, bình luận, hình ảnh, video,... Bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ quảng cáo Facebook để đưa nội dung UGC chất lượng đến khách hàng.
    • Instagram: Nền tảng tập trung vào hình ảnh và video, thích hợp để chia sẻ hình ảnh sản phẩm, lifestyle, hay các chiến dịch UGC sáng tạo.
    • TikTok: Nền tảng video ngắn đang bùng nổ, thu hút lượng lớn người dùng trẻ tuổi. UGC trên TikTok thường có tính giải trí cao, dễ lan truyền.
    • Youtube: Phù hợp cho các video hướng dẫn, review sản phẩm chi tiết.
    Kết hợp nhiều kênh khác nhau để tăng user generated content
    Kết hợp nhiều kênh khác nhau để tăng user generated content

    Doanh nghiệp nên sử dụng kết hợp nhiều kênh khác nhau để tăng cơ hội thu thập nội dung do người dùng tạo ra (UGC). Ví dụ, có thể tổ chức cuộc thi trên Facebook, khuyến khích đánh giá trên website hoặc tổ chức sự kiện offline.

    Bước 3: Khuyến khích tạo UGC

    Trong quá trình triển khai chiến lược UGC, doanh nghiệp cần nhận diện các xu hướng cũng như đánh giá tích cực và tiêu cực để hiểu rõ cảm nhận của khách hàng về thương hiệu. Việc phối hợp chặt chẽ với bộ phận sáng tạo nội dung và Marketing là cần thiết để tổ chức các cuộc thi có thưởng hoặc kể những câu chuyện thu hút khách hàng chia sẻ trải nghiệm và ý kiến của họ.

    Đừng quên gửi lời cảm ơn chân thành đến những người dùng đã tạo nội dung cho doanh nghiệp, thể hiện sự trân trọng và khuyến khích họ tương tác nhiều hơn với thương hiệu.

    Bước 4: Lắng nghe và cải thiện sản phẩm

    Luôn thay đổi và hoàn thiện sản phẩm dựa trên ý kiến và phản hồi từ khách hàng để nâng cao trải nghiệm và tạo niềm tin. Áp dụng phương pháp Social Listening để theo dõi và nắm bắt ý kiến, đánh giá của khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Qua đó, doanh nghiệp sẽ nhận được những nội dung UGC tích cực và thuyết phục khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm.

    Một số case-study sử dụng user generated content thành công

    Starbuck

    Năm 2014, Starbucks đã triển khai một chiến dịch UGC thành công với tên gọi #WhiteCupContest, kêu gọi khách hàng vẽ lên những chiếc cốc trắng của hãng và chia sẻ trên Twitter. Khách hàng có thiết kế cốc ấn tượng nhất sẽ giành chiến thắng, và thiết kế của họ sẽ được in trên cốc của Starbucks dưới dạng sản phẩm giới hạn. Tiếp nối thành công, năm 2016, Starbucks tổ chức cuộc thi #RedCupArt trên Twitter và Instagram, khuyến khích khách hàng thể hiện sự sáng tạo. Những chiến dịch này không chỉ tạo ra nội dung phong phú mà còn giúp thương hiệu gần gũi hơn với khách hàng thông qua sự công nhận và tôn vinh sáng tạo cá nhân.

    UGC của Starbuck
    UGC của Starbuck

    Neptune

    Thương hiệu dầu ăn Neptune đã gây tiếng vang với dự án UGC "Hiểu Để Yêu Thương" và "Một Ngày Vắng Vợ". Chiến dịch này khơi dậy cảm xúc và sự đồng cảm của khách hàng bằng những câu chuyện gia đình, từ đó tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trên các diễn đàn. Thông qua UGC, Neptune đã chạm đến tâm lý khách hàng, thúc đẩy ấn tượng tích cực về sản phẩm với những câu chuyện đầy tình cảm và gắn kết.

    UGC của Neptune
    UGC của Neptune

     

    Đó là toàn bộ thông tin giải thích User-Generated Content là gì, lợi ích của UGC đối với doanh nghiệp và một số mẹo để bạn có thể thúc đẩy người dùng tạo nội dung cho doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, trong quá trình này, có thể bạn sẽ gặp phải nhiều thách thức về quản lý nội dung, lọc nội dung tiêu cực, sai lệch để bảo vệ thương hiệu của mình. Nếu bạn là người mới bắt đầu và cần sự trợ giúp, hãy liên hệ với chuyên gia marketing của chúng tôi trên Askany để hỏi bất cứ vấn đề gì về User-Generated Content bạn nhé.