Rối loạn trầm cảm dai dẳng: Khái niệm, dấu hiệu và nguyên nhân gây ra
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Rối loạn trầm cảm dai dẳng: Khái niệm, dấu hiệu và nguyên nhân gây ra

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blog

    Rối loạn trầm cảm dai dẳng là chứng trầm cảm mạn tính ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Tuy ít nghiêm trọng nhưng bệnh này vẫn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ và các mối quan hệ của người bệnh nếu như không kịp thời can thiệp điều trị. Trong bài viết dưới đây, Askany sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức liên quan đến rối loạn trầm cảm dai dẳng bao gồm khái niệm, các dấu hiệu, nguyên nhân, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh này,.... Hãy theo dõi ngay!

    Rối loạn trầm cảm dai dẳng là gì?

    Rối loạn trầm cảm dai dẳng là gì?
    Rối loạn trầm cảm dai dẳng là gì?

    Rối loạn trầm cảm dai dẳng có tên tiếng Anh là Persistent depressive disorder. Đây là một dạng trầm cảm kéo dài và liên tục, khiến người bệnh cảm thấy buồn bã, trống rỗng, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày, cũng như luôn gặp khó khăn trong việc hoàn thành các công việc của mình. Ngoài ra, căn bệnh này còn khiến người bệnh cảm giác bản thân là người thất bại và có lòng tự trọng thấp. Các triệu chứng vừa kể trên sẽ kéo dài hơn 2 năm, đồng thời có thể gây cản trở các mối quan hệ trong cuộc sống và công việc của người bệnh.

    Nếu bị mắc chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng, người bệnh rất khó lạc quan hoặc không thể nào suy nghĩ tích cực được ngay cả trong những dịp vui vẻ. Họ thường được nhận xét là người có tính cách lạnh nhạt, ảm đạm, thờ ơ và hay phàn nàn. Bên cạnh đó, căn bệnh này có tính chất lâu dài nên việc đối phó với nó được xem là một điều vô cùng thách thức. Chính vì vậy, khi chữa rối loạn trầm cảm dai dẳng, các chuyên gia tâm lý luôn ưu tiên kết hợp điều trị bằng thuốc chống trầm cảm kết hợp với liệu pháp tâm lý.

    Tìm hiểu thêm:

    Các dấu hiệu của rối loạn trầm cảm dai dẳng

    Như đã đề cập ở trên, rối loạn trầm cảm dai dẳng có triệu chứng chính là tâm trạng buồn bã, chán nản và u ám. Tuy nhiên, còn có các dấu hiệu điển hình khác như sau:

    • Mệt mỏi.
    • Không có năng lượng.
    • Cảm giác tuyệt vọng.
    • Chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
    • Rối loạn giấc ngủ.
    • Thiếu tập trung và gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định.
    • Lòng tự trọng thấp, tự chê trách hoặc cảm thấy bản thân thất bại.
    • Không có hứng thú thực hiện các hoạt động hàng ngày.
    • Thường xuyên cáu gắt hoặc không kiểm soát được cảm xúc của mình.
    • Cảm giác tội lỗi và lo lắng những điều đã làm trong quá khứ.

    Lưu ý: Hầu hết những người bị rối loạn trầm cảm dai dẳng cũng từng ít nhất một lần trải qua giai đoạn trầm cảm nặng tại một thời điểm nào đó, nên đôi khi còn được gọi là trầm cảm kép.

    Nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm dai dẳng

    Nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm dai dẳng
    Nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm dai dẳng

    Tương tự như các dạng trầm cảm khác, nguyên nhân gây ra rối loạn trầm cảm dai dẳng vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia và bác sĩ tâm lý hàng đầu thế giới, một số yếu tố có thể dẫn đến bệnh này là:

    • Tác động từ môi trường xung quanh: Bệnh trầm cảm dai dẳng có thể khởi phát nếu bệnh nhân trải qua một biến cố nào đó, chẳng hạn như mất người thân, mâu thuẫn gia đình, phá sản, thất nghiệp, áp lực công việc kéo dài,....
    • Di truyền: Người có tiền sử gia đình bị mắc trầm cảm thường có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi.
    • Sự thay đổi của các chất hóa học trong não: Việc các chất hóa học dẫn truyền thần kinh trong não bộ con người bị thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm cũng như rối loạn trầm cảm dai dẳng. Đặc biệt, Dopamine, Norepinephrine và Serotonin là 3 chất chính có liên quan trực tiếp đến căn bệnh này.

    Đối tượng có nguy cơ bị mắc rối loạn trầm cảm dai dẳng

    Rối loạn trầm cảm dai dẳng có thể xảy ra đối với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào. Dưới đây là các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này là:

    • Phụ nữ và người có người thân ruột thịt cấp một như cha mẹ, anh chị em bị trầm cảm nặng hoặc các chứng rối loạn trầm cảm tương tự khác.
    • Người đang trải qua các biến cố cuộc sống, chẳng hạn như mất người thân, phá sản, chấn thương sau tai nạn, thất nghiệp,....
    • Người có tính cách tiêu cực, lòng tự trọng thấp, quá phụ thuộc vào người khác, luôn phê phán bán thân hoặc suy nghĩ về những điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra.
    • Người có lịch sử bị rối loạn sức khỏe tâm thần khác, ví dụ như rối loạn nhân cách.

    Rối loạn trầm cảm dai dẳng có điều trị khỏi hoàn toàn được không?

    Bạn có thể kiểm soát tốt chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng bằng cách sử dụng thuốc kết hợp với liệu pháp nhận thức hành vi, cũng như thay đổi lối sống của mình. Tuy nhiên, hầu hết những người bị bệnh này đều sẽ trải qua một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm nặng và có thể kéo dài trong suốt cuộc đời của họ. Do đó, để tránh chứng rối loạn trầm cảm trở nên tồi tệ hơn hoặc có khả năng phát đi phát lại, bạn nên trực tiếp tham vấn với bác sĩ tâm lý để được tư vấn điều trị tốt nhất.

    Quy trình điều trị rối loạn trầm cảm căng thẳng

    Phương pháp điều trị rối loạn trầm cảm căng thẳng
    Phương pháp điều trị rối loạn trầm cảm căng thẳng

    Thực hiện chẩn đoán

    Đối với các bệnh trầm cảm, bác sĩ tâm thần sẽ không cho bệnh nhân làm xét nghiệm ngay mà thay vào đó sẽ thực hiện chẩn đoán bằng cách đưa ra các câu hỏi như:

    • Bạn có cảm giác buồn nhiều không?
    • Có lý do cụ thể nào khiến bạn thấy chán nản không?
    • Bạn có bị mất ngủ không?
    • Bạn có hay khó tập trung không?
    • Bạn đã uống bất kỳ loại thuốc nào chưa?
    • Bạn có các triệu chứng của bệnh từ khi nào?
    • Các triệu chứng này có xuất hiện liên tục không, hay chúng đến rồi đi?

    Sau khi chẩn đoán xong, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để loại trừ các nguyên nhân như di truyền hoặc sự thay đổi chất hoá học trong não bộ.

    Thực hiện ngay bài test rối loạn lo âu để xem mức độ trầm cảm của bạn.

    Điều trị nội khoa

    Về cơ bản, phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho rối loạn trầm cảm dai dẳng chính là kết hợp uống thuốc với liệu pháp trò chuyện và tư vấn. Có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau và 2 nhóm thuốc thường được dùng phổ biến nhất gồm:

    • Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRI).
    • Thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin-Norepinephrine (SNRI).

    Ngoài ra, liệu pháp được dùng để điều trị rối loạn trầm cảm dai dẳng được áp dụng nhiều nhất là liệu pháp nhận thức hành vi. Theo đó, bác sĩ tâm lý sẽ giúp bạn kiểm tra suy nghĩ và cảm xúc, cùng với đó là cách chúng ảnh hưởng đến hành động của mình, điều này nhằm hỗ trợ bạn loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và duy trì lối sống lành mạnh hơn.

    Cách phòng ngừa rối loạn trầm cảm dai dẳng

    Cách phòng ngừa rối loạn trầm cảm dai dẳng
    Cách phòng ngừa rối loạn trầm cảm dai dẳng

    Thực tế, không có cách nào giúp ngăn ngừa 100% chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng. Nhưng việc phát hiện và thực hiện các phương pháp như thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học sẽ phần nào đẩy lùi căn bệnh này sớm hơn.

    Thay đổi thói quen sinh hoạt

    Để hạn chế sự diễn tiến của chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng, bạn có thể tiến hành thay đổi các thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:

    • Tăng cường tập thể dục.
    • Tập yoga, khí công, dưỡng sinh để quản lý căng thẳng.
    • Nói chuyện với gia đình và bạn bè về các triệu chứng của mình, đặc biệt là trong thời điểm khủng hoảng.
    • Thực hiện tái khám định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
    • Tự theo dõi các triệu chứng trầm cảm, nếu có những dấu hiệu mới hoặc triệu chứng cũ năng hơn thì hãy liên hệ ngay cho bác sĩ đang điều trị.

    Ăn uống khoa học

    Không có một chế độ dinh dưỡng riêng biệt nào dành cho tình trạng rối loạn trầm cảm dai dẳng, do đó bạn chỉ cần duy trì ăn uống khoa học, cân bằng và đầy đủ chất để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ổn định và khỏe mạnh.

    Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin quan trọng về chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng bao gồm các dấu hiệu thường thấy, nguyên nhân gây ra, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa cụ thể. Nếu như nhận thấy bản thân có các triệu chứng rối loạn trầm cảm dai dẳng đã đề cập ở trên, đặc biệt là có suy nghĩ tự tử hay làm hại người khác, bạn nên liên hệ ngay các chuyên gia tham vấn tâm lý đang có mặt trên ứng dụng Askany, họ sẽ tiến hành chẩn đoán và đưa ra một phương pháp trị liệu phù hợp nhất cho bạn.