Các loại rối loạn tâm trạng phổ biến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Các loại rối loạn tâm trạng phổ biến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Rối loạn tâm trạng là một nhóm các tình trạng sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của một người. Những người mắc rối loạn tâm trạng thường trải qua những thay đổi cực đoan về tâm trạng, từ trạng thái hưng phấn cao độ đến trầm cảm nặng. Để hiểu rõ hơn về các loại rối loạn tâm trạng cũng như nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả, hãy tham khảo bài viết sau đây của chuyên gia tâm lý trên Askany.

    Nếu cần tư vấn tâm lý online, hãy liên hệ với các chuyên gia trên ứng dụng Askany.

    6 loại rối loạn tâm trạng thường gặp

    Dưới đây là 6 loại rối loạn tâm trạng phổ biến

    Rối loạn cảm xúc là tình trạng phổ biến trong cuộc sống hiện nay
    Rối loạn cảm xúc là tình trạng phổ biến trong cuộc sống hiện nay

    Rối loạn lưỡng cực

    Rối loạn lưỡng cực trạng thái tâm lý với sự dao động cảm xúc mạnh mẽ, từ trầm cảm nặng sang phấn khích cực độ. Khi phấn khích, người bệnh có thể tràn đầy năng lượng, hoàn thành được nhiều việc trong thời gian ngắn hoặc có những hành vi khó kiểm soát. Các cơn dao động này có thể xảy ra vài lần mỗi năm hoặc thậm chí xảy ra mỗi tuần nếu bệnh nặng hơn.

    Rối loạn trầm cảm nặng

    Trầm cảm nặng, hay còn gọi là trầm cảm lâm sàng, khiến người bệnh rơi vào trạng thái buồn bã kéo dài, mất hứng thú và luôn cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng. Cảm xúc không ổn định làm cho họ dễ cáu giận, thiếu năng lượng ngay cả khi thực hiện những công việc đơn giản. Nhiều người gặp vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như khó ngủ hoặc không ngủ sâu.

    Rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD)

    Rối loạn trầm cảm dai dẳng kéo dài ít nhất 2 năm và thường chia thành trầm cảm mãn tính hoặc rối loạn tâm thần kinh. Bệnh nhân thường cảm thấy khó khăn trong việc duy trì tinh thần tích cực.

    Rối loạn tâm lý theo mùa (SAD)

    Rối loạn tâm lý theo mùa này thường xuất hiện theo chu kỳ, liên quan đến thời tiết hoặc các mùa trong năm. Người bệnh dễ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng hoặc mất ngủ khi chuyển mùa.

    Rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt (PMDD)

    Rối loạn này xảy ra 7–10 ngày trước kỳ kinh, với các triệu chứng như buồn bã, lo lắng, cáu gắt hoặc suy sụp. Nguyên nhân chưa rõ ràng nhưng có liên quan đến hormone và các yếu tố tâm lý.

    Rối loạn trầm cảm do tình trạng bệnh lý

    Khi đối mặt với bệnh tật kéo dài, nhiều người dễ lo âu, căng thẳng dẫn đến trầm cảm. Tình trạng này có thể gây mất ngủ, sụt cân hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể.

    Nguyên nhân gây ra rối loạn cảm xúc

    Rối loạn tâm trạng, hay còn gọi là rối loạn cảm xúc, là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi. Các nguyên nhân gây ra rối loạn tâm thần này rất đa dạng, bao gồm cả yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội.

    Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn tâm trạng
    Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn tâm trạng
    • Di truyền: Di truyền học đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu. Nếu có người thân trong gia đình mắc các bệnh này, khả năng bạn mắc phải cũng cao hơn.
    • Sinh lý học: Cấu trúc và hoạt động của não bộ có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta cảm nhận và phản ứng với các tình huống. Các nghiên cứu hình ảnh não cho thấy những người bị rối loạn cảm xúc thường có hạch hạnh nhân lớn hơn bình thường.
    • Yếu tố môi trường: Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như mất đi người thân yêu, chấn thương tâm lý, bị lạm dụng có thể gây ra rối loạn tâm trạng. Ngoài ra, các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch cũng làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần.
    • Yếu tố tâm lý: Cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận về bản thân và thế giới xung quanh cũng đóng vai trò quan trọng. Suy nghĩ tiêu cực, cảm giác cô đơn, mất kiểm soát có thể dẫn đến rối loạn tâm trạng.

    Yếu tố nguy cơ

    • Tuổi tác: Trẻ em, thanh thiếu niên và người già có nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần cao hơn. Bởi vì trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh, áp lực học tập hoặc các mối quan hệ xã hội. Trong khi đó, người cao tuổi thường đối mặt với cảm giác cô đơn, mất mát hoặc suy giảm sức khỏe, khiến họ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc lo âu.
    • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn nam giới. Chủ yếu do sự biến đổi hormone trong các giai đoạn như chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hay mãn kinh.
    • Lịch sử gia đình: Nếu có người thân trong gia đình mắc các rối loạn tâm thần, bạn có nguy cơ mắc phải cũng cao hơn.
    • Các vấn đề sức khỏe khác: Các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh tim, ung thư, hoặc các rối loạn thần kinh như Parkinson và Alzheimer thường đi kèm với nguy cơ rối loạn tâm trạng.

    Triệu chứng rối loạn tâm trạng phổ biến

    Rối loạn cảm xúc có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau bởi vì chúng có nhiều loại. Một số người, đặc biệt là trẻ em có thể bị đau đầu hoặc đau bụng mà không rõ nguyên do.

    Các triệu chứng rối loạn tâm trạng phổ biến
    Các triệu chứng rối loạn tâm trạng phổ biến

    Dưới đây là những triệu chứng mà rối loạn tâm trạng thường gây ra cho bệnh nhân

    • Việc không cảm thấy hứng thú với các hoạt động mình thích trước đây
    • Ăn quá nhiều hoặc quá ít hơn bình thường
    • Ngủ không được hoặc ngủ quá nhiều
    • Thường xuyên mệt mỏi
    • Hay khóc
    • Lo âu
    • Cảm thấy “trống rỗng”, không có năng lượng để quan tâm đến bất cứ thứ gì
    • Cảm giác bị cô lập, buồn, vô vọng và thấy mình vô giá trị
    • Khó tập trung
    • Khó lựa chọn
    • Cảm giác tội lỗi
    • Xem xét cái chết hoặc tự tử
    • Thay đổi tâm trạng thường xuyên, cảm thấy buồn bã, chán nản, vui vẻ thái quá hoặc cáu kỉnh.

    Đối với người mắc rối loạn tâm trạng, những triệu chứng này sẽ luôn tiếp diễn và từ từ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Chúng không phải là những suy nghĩ tiêu cực bộc phát hoặc cảm xúc thoáng qua đơn thuần.

    Điều trị rối loạn tâm trạng

    Việc điều trị rối loạn tâm trạng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và triệu chứng cụ thể của từng người. Thông thường, phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lý. Trong một số trường hợp, các biện pháp tiên tiến như kích thích não cũng được áp dụng.

    Các phương pháp điều trị rối loạn tâm trạng
    Các phương pháp điều trị rối loạn tâm trạng

    Sử dụng thuốc trong điều trị

    Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định thường giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện tâm trạng:

    • Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc như SSRI hoặc SNRI thường được kê đơn để điều trị trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Thuốc thường mất khoảng 4-6 tuần để phát huy hiệu quả. Việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng, ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
    • Thuốc ổn định tâm trạng: Thuốc như lithium hoặc thuốc chống co giật được sử dụng để kiểm soát những thay đổi cảm xúc thất thường, đặc biệt trong rối loạn lưỡng cực.
    • Thuốc chống loạn thần: Các loại thuốc không điển hình như aripiprazole có thể được chỉ định khi các phương pháp khác không kiểm soát tốt triệu chứng.

    Liệu pháp tâm lý

    Tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ và hành vi tiêu cực, đem lại sự cân bằng trong cảm xúc:

    • Trị liệu hành vi nhận thức (CBT): Tập trung vào việc điều chỉnh suy nghĩ và hành vi không lành mạnh, giúp bệnh nhân đối mặt với các vấn đề tâm lý một cách thực tế hơn.
    • Trị liệu hành vi biện chứng (DBT): Phương pháp này giúp cải thiện khả năng quản lý cảm xúc, đối phó với căng thẳng và xây dựng mối quan hệ tốt hơn.
    • Trị liệu tâm động học: Dựa trên việc khai thác các cảm xúc và ký ức tiềm thức, phương pháp này giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về nguyên nhân gốc rễ của vấn đề tâm lý.

    Các phương pháp điều trị khác

    Khi liệu pháp truyền thống không hiệu quả, các phương pháp hiện đại có thể được áp dụng:

    • Liệu pháp điện giật (ECT): Áp dụng dòng điện nhẹ để kích thích não, thường được sử dụng cho những trường hợp trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực nghiêm trọng.
    • Kích thích từ xuyên sọ (TMS): Sử dụng năng lượng từ trường để điều chỉnh hoạt động não bộ, phù hợp với những bệnh nhân không đáp ứng với thuốc.
    • Liệu pháp ánh sáng: Áp dụng cho rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) bằng cách bổ sung ánh sáng nhân tạo, giúp cải thiện tâm trạng thông qua việc mô phỏng ánh sáng tự nhiên.

    Các phương pháp điều trị này cần được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa.

    Câu hỏi thường gặp (FAQs) về rối loạn tâm trạng

    Rối loạn tâm trạng có di truyền không?

    Rối loạn tâm trạng có yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn so với những người khác.

    Rối loạn tâm trạng có nguy hiểm không?

    Rối loạn tâm trạng không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc mà còn tác động tiêu cực đến hành vi, suy nghĩ và sức khỏe tổng thể. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể biểu hiện bằng cảm giác buồn bã, trầm cảm hoặc hưng phấn quá mức. Nếu không được điều trị, các triệu chứng này có thể dẫn đến suy nhược sức khỏe, ý định tự tử và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình cũng như xã hội. Việc điều trị sớm là rất quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

    Hiện chưa có cách phòng ngừa và giảm tỷ lệ mắc rối loạn cảm xúc. Nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh rối loạn tâm trạng có thể được kiểm soát. Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân đang có dấu hiệu của một trong số những rối loạn trên, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi trên Askany để được tư vấn và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.