Hội chứng sợ bẩn là một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, khiến người bệnh cảm thấy ám ảnh và lo sợ quá mức về vi khuẩn, bụi bẩn. Ai trong chúng ta cũng ghê tởm những thứ bẩn thỉu, nhưng đối với người mắc Mysophobia thì mức độ sợ bẩn trầm trọng hơn. Chỉ cần chạm vào tay nắm cửa cũng khiến họ hoảng loạn và muốn đi rửa tay ngay lập tức. Bài viết dưới đây, các chuyên gia tư vấn tâm lý trên Askany sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để đối phó với căn bệnh này.
Hội chứng sợ bẩn là gì?
Theo Wikipedia, Hội chứng sợ bẩn hay ám ảnh sạch sẽ (tiếng Anh: Mysophobia) là một rối loạn tâm lý khiến người bệnh cảm thấy kinh hoàng trước ô nhiễm và vi khuẩn. Thuật ngữ này, được đặt ra bởi William A. Hammond vào năm 1879, miêu tả một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế đặc trưng bởi hành vi rửa tay quá nhiều lần. Ngoài ra, hội chứng này còn có các tên gọi khác như: Bacillophobia, Bacteriophobia, Germophobia hay Verminophobia.
Những người mắc hội chứng sợ bẩn thường trải qua cảm giác khủng hoảng khi tiếp xúc hoặc thậm chí chỉ nghĩ đến những thứ bẩn thỉu. Họ có thể rửa tay liên tục, tránh chạm vào những đồ vật ở nơi công cộng và dọn dẹp mọi thứ nhiều lần để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ. Nỗi sợ hãi này có thể trở nên quá mức đến nỗi ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của họ.
Ví dụ, một người mắc hội chứng sợ bẩn có thể dành hàng giờ để lau chùi nhà cửa, thậm chí không dám chạm vào tay nắm cửa nếu không đeo găng tay. Họ có thể cảm thấy ghê tởm khi nghĩ đến việc ăn uống ở nơi công cộng hoặc sử dụng nhà vệ sinh chung.
Hội chứng sợ bẩn thường đi kèm với các rối loạn tâm lý khác như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn trầm cảm. Những người này có thể cảm thấy cô lập, trầm cảm và tự ti về tình trạng của mình.
Nguyên nhân hội chứng sợ bẩn
Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng sợ bẩn. Nhưng dựa trên đánh giá từ những người mắc trước đây, hội chứng sợ bẩn có thể được hình thành từ một số nguyên nhân chính như sau:
Môi trường sống
Nếu từ nhỏ, bạn được sống trong môi trường sạch sẽ, có những nguyên tắc nghiêm ngặt về việc giữ vệ sinh chung thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc hội chứng sợ bẩn cao hơn người bình thường. Ngược lại, nếu tuổi thơ sống trong môi trường ô nhiễm, vi khuẩn, bụi bẩn, bệnh tật, bạn cũng có nguy cơ mắc hội chứng này khi trưởng thành.
Ám ảnh tâm lý
Những đứa trẻ trải qua ám ảnh tâm lý nghiêm trọng như việc bị ép ăn thức ăn ôi thiu, bị nhốt trong nhà kho, nơi tối tăm dơ bẩn hoặc trực tiếp chứng kiến những hành vi bẩn thỉu cũng tạo nên chấn thương tâm lý và hình thành hội chứng sợ bẩn.
Di truyền
Tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn lo âu cũng làm tăng khả năng mắc hội chứng sợ bẩn. Tuy nhiên, cho đến nay, cơ chế di truyền chính xác và những gen cụ thể liên quan đến hội chứng này vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
OCD có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng sợ bẩn (Mysophobia), nhưng điều này không có nghĩa là tất cả những người sợ bẩn đều mắc OCD. Một số người chỉ có nỗi sợ vi khuẩn mà không xuất hiện các hành vi cưỡng chế điển hình của rối loạn này.
Triệu chứng thường gặp của hội chứng sợ bẩn
Hội chứng sợ bẩn (Mysophobia) là một rối loạn lo âu, khiến người bệnh luôn lo lắng và sợ hãi cực độ về vi khuẩn, bụi bẩn hoặc bất cứ thứ gì họ cho là không sạch sẽ. Một số biểu hiện thường thấy của chứng sợ bẩn như sau:
- Tránh xa tất cả những thứ liên quan đến vi khuẩn, nấm mốc hoặc những thứ dơ bẩn như thực phẩm ôi thiu, nước bẩn, rác thải, khói bụi
- Rất ít hoặc tránh sử dụng các phương tiện công cộng như xe buýt, taxi, tàu điện ngầm
- Không thích những nơi đông người hoặc hạn chế việc đi xa để không phải tiếp xúc với môi trường thiếu vệ sinh
- Không bắt tay hoặc tiếp xúc cơ thể với những người khác. Họ cũng không chạm vào các vật mà nhiều người sử dụng, chẳng hạn như: tay nắm cửa, bàn ghế, nhà vệ sinh công cộng hoặc các hàng quán lề đường vì họ cho rằng những nơi đó chứa nhiều vi khuẩn
- Thích mặc quần áo màu sáng, đeo bao tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn.
- Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng hoặc nước khử trùng và tắm ngay khi vừa về đến nhà để bản thân sạch sẽ, không có cảm giác dính khuẩn
- Thường xuyên làm sạch nhà cửa, chà rửa các vật dụng để mọi thứ sạch sẽ tuyệt đối
- Căng thẳng cực độ, run rẩy, tay chân đổ mồ hôi, khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh và có thể ngất xỉu khi tiếp xúc với những vật dụng ở nơi công cộng hoặc nghĩ đến việc sử dụng chúng
- Da bị khô, nứt nẻ do rửa tay quá nhiều.
- Rối loạn tiêu hóa do căng thẳng và thay đổi chế độ ăn uống.
Những triệu chứng này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh mà còn gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội xung quanh. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Làm sao để khắc phục hội chứng sợ bẩn?
Hội chứng sợ bẩn (Mysophobia) khiến người bệnh trải qua cảm giác mệt mỏi kéo dài và tổn thương tinh thần nghiêm trọng. Tuy nhiên, hội chứng này có thể điều trị thành công bằng cách kết hợp liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc và các kỹ thuật thư giãn.
Tư vấn tâm lý
Liệu pháp tâm lý là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị các nỗi sợ hãi, bao gồm cả hội chứng sợ bẩn. Các liệu pháp này giúp thay đổi nhận thức sai lệch và hành vi tiêu cực, nhưng cần kiên nhẫn vì quá trình điều trị thường kéo dài.
- Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) giúp người bệnh thay đổi cách nhìn nhận vấn đề và đối phó với nỗi sợ.
- Liệu pháp tiếp xúc khuyến khích người bệnh từng bước đối mặt trực tiếp với các tình huống gây sợ hãi.
- Liệu pháp thôi miên giúp khai thác tiềm thức để giải quyết nguyên nhân sâu xa của nỗi sợ.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy chọn những địa chỉ uy tín và làm việc với chuyên gia tâm lý có nghiệp vụ chuyên môn cao. Nếu bạn không muốn đến những nơi công cộng như bệnh viện, phòng khám, hoặc muốn hạn chế tiếp xúc với người lạ một cách tối đa. Bạn có thể chọn hình thức tư vấn tâm lý 1:1 online ngay tại chính ngôi nhà của mình. Tại Askany, các chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm sẽ lắng nghe, đồng hành và giúp bạn áp dụng các liệu pháp điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc
Thuốc thường được kê trong trường hợp người bệnh mắc Mysophobia kèm theo các triệu chứng như trầm cảm, hoảng loạn, hoặc rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng chứ không loại bỏ hoàn toàn nỗi sợ.
- Thuốc chống trầm cảm giúp điều chỉnh nồng độ serotonin để giảm lo âu.
- Thuốc chẹn beta kiểm soát nhịp tim và giảm phản ứng hoảng loạn.
- Thuốc an thần hỗ trợ người bệnh ngủ ngon và giảm căng thẳng.
Người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để tránh lạm dụng thuốc hoặc gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Kỹ thuật thư giãn
Các bài tập như yoga, thiền, hít thở sâu được các chuyên gia tâm lý Askany khuyến cáo nên được áp dụng cho những người mắc hội chứng sợ bẩn. Bởi vì chúng giúp giảm căng thẳng, lo âu, thư giãn đầu óc và giúp quá trình trị liệu diễn ra suôn sẻ hơn.
Cũng đừng quên giành nhiều thời gian cho việc chăm sóc bản thân, vui chơi cùng bạn bè hoặc tìm ra niềm đam mê, hứng thú của mình để cải thiện sức khỏe tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh và suy nghĩ tích cực hơn.
Hội chứng sợ bẩn (Mysophobia) là một rối loạn tâm lý nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người bệnh. Nếu bạn hoặc người thân đang là nạn nhân của hội chứng sợ bẩn, đừng ngần ngại tìm đến sự trợ giúp từ các chuyên gia. Tư vấn tâm lý online tại Askany là một giải pháp hiệu quả, tiết kiệm, giúp bạn tiếp cận với các bác sĩ, nhà trị liệu hàng đầu để nhận sự hỗ trợ kịp thời. Ứng dụng đang hỗ trợ 15 phút miễn phí giúp khách hàng có thể yên tâm tìm hiểu và đưa ra quyết định trước khi bắt đầu liệu trình điều trị.