Content feedback khách hàng là cách xây dựng lòng tin, quảng bá sản phẩm hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Trước khi mua hàng online, người dùng nào cũng sẽ xem các đánh giá, nhận xét, phản hồi tích cực/tiêu cực về sản phẩm. Qua bài viết dưới đây, các chuyên gia Facebook Ads của Askany sẽ hướng dẫn bạn các chiến lược để xây dựng hệ thống Content Feedback hiệu quả, đem về gấp đôi doanh số.
Định nghĩa về content feedback khách hàng
Feedback là khi khách hàng đưa ra những ý kiến đánh giá, phản hồi của bản thân sau khi sử dụng những dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp nào đó. Đây là phương pháp để khách hàng có thể trao đổi với nhà bán sau khi giao dịch hoàn tất. Nhìn chung, tất cả content feedback đều sẽ có 3 loại feedback tích cực, feedback tiêu cực và feedback trung lập.
Thông thường, hoạt động feedback sẽ được thực hiện qua hình thức trực tuyến, dưới dạng bình luận, review, đánh giá bằng sao, hình ảnh, bài viết, email hay thậm chí là tin nhắn trao đổi…
Vì sao phản hồi khách hàng quan trọng?
Thông qua những phản hồi này, doanh nghiệp có thể:
- Xây dựng uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm: Khi doanh nghiệp nhận được nhiều đánh giá tích cực, khách hàng sẽ có niềm tin hơn vào sản phẩm của họ.
- Thu hút khách hàng mới một cách tự nhiên: Những phản hồi chân thật từ khách hàng cũ sẽ là lời quảng cáo hiệu quả nhất với khách hàng mới. Từ đó, tạo ra lượng lớn khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên.
- Thể hiện tính tương tác với khách hàng: Việc lắng nghe và phản hồi Feedback của khách hàng thể hiện doanh nghiệp có quan tâm và tôn trọng ý kiến người tiêu dùng.
- Tạo độ chân thật, tin cậy cho sản phẩm: Những Feedback chân thật, khách quan sẽ giúp doanh nghiệp tăng độ tin cậy cho sản phẩm của mình.
Tự những lợi ích trên, chúng ta thấy được content feedback khách hàng là điều rất cần thiết cho bất cứ doanh nghiệp nào. Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh và đang nghiên cứu cách review sản phẩm online trên mạng xã hội, hãy tham khảo các mẫu feedback hiệu quả theo từng ngành nghề được chuyên gia của Askany tổng hợp sau khi đã thử nghiệm nhiều dịch vụ quảng cáo Facebook thành công.
10 mẫu content feedback khách hàng theo từng ngành nghề
Các hình thức đăng content feedback khách hàng mà chủ shop tham khảo để áp dụng bao gồm:
- Chia sẻ lại feedback của khách hàng: bạn có thể tận dụng hình ảnh, bài viết của khách hàng để đăng lại trên fanpage của mình nhằm tăng sự tin tưởng.
- Chụp màn hình tin nhắn, bình luận feedback của khách hàng
- Phản hồi bài viết của khách hàng trên Facebook, Zalo, Instagram, Review Google,.. Nhiều khách hàng sẽ review và feedback lại những sản phẩm/dịch vụ mà mình đã trải nghiệm lên các group Facebook. Do đó, hãy tham gia các hội nhóm, tìm kiếm theo các từ khóa cửa hàng mình, nếu có bài đánh giá hãy để lại bình luận và cảm ơn người viết nhé.
- Gửi kèm thư cảm ơn, xin đánh giá, hashtag khi khách mua hàng online
Mẫu content feedback quần áo
Ngành thời trang có tính cạnh tranh rất cao, trước khi mua online, khách hàng luôn chú trọng đến chất lượng, phong cách, thiết kế và màu sắc của sản phẩm. Do tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó” của nhiều chủ shop mà hiện nay nhiều “thượng đế” càng khắt khe và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xuống tiền mua một sản phẩm nào đó hơn.
Do đó, feedback tích cực của khách hàng cũ chính là cách để khẳng định chất lượng thật sự của sản phẩm bạn. Dưới đây là một số mẫu feedback chân thực mà bạn nên tham khảo.
Đây là mẫu content feedback từ tin nhắn Zalo kèm hình ảnh chia sẻ những trải nghiệm tích cực của khách hàng.
Bạn có thể sử dụng những cụm từ như "Cảm ơn quý khách," "Chúng tôi rất biết ơn quý khách," "Sự tin tưởng của quý khách là động lực to lớn cho chúng tôi," v.v. Lưu ý, hãy gọi tên khách hàng (nếu có thể) để tạo cảm giác thân thiện và kết nối cá nhân với họ bạn nhé.
Mẫu content feedback khách hàng mỹ phẩm
Đặc thù của ngành kinh doanh mỹ phẩm đó là càng có nhiều thông tin Feedback càng tốt. Đây chính là chiến lược marketing nhằm xây dựng thương hiệu và lòng tin khách hàng.
Do đó nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực này thì nên sử dụng feedback khách hàng so sánh trước - sau khi dùng sản phẩm để mang lại hiệu quả cao nhất. Bạn có thể tham khảo các mẫu feedback như sau:
Với những sản phẩm như son môi sử dụng ngay lập tức, những feedback khách hàng truyền thống như khen màu son và chụp ảnh selfie sẽ mang đến hiệu quả rất cao, ví dụ như:
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng feedback dạng đưa ra quá trình tư vấn và nhận được phản hồi tích cực của khách hàng sau khi sử dụng. Điều này sẽ giúp nâng cao sự uy tín đồng thời thể hiện được thái độ tích cực của nhân viên.
Mẫu content feedback salon tóc
Content feedback khách hàng về ngành nghề tóc cũng như ngành hàng mỹ phẩm, càng nhiều feedback càng tốt. Bạn nên sử dụng video, hình ảnh "before-after" để so sánh sự thay đổi của mái tóc. Hoặc một số hình ảnh khách hàng chụp tại salon/cùng stylist. kèm theo những hashtag như: #tên salon, #feedbacktoctoc #review #haitrong #lamtocdep #salon #stylist #review #haitrong #lamtocdep … Đính kèm những hashtag này sẽ giúp bạn thu hút được rất nhiều lượt truy cập vào fanpgae Facebook của mình.
Mẫu content feedback đồ ăn
F&B là ngành nghề có tính đặc thù, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dùng. Do đó, trước tiên mẫu feedback khách hàng cần thể hiện được an toàn, chất lượng của món ăn để thu hút khách hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số mẫu content feedback đồ ăn sau:
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số mẫu content feedback đồ ăn sau:
Mẫu content feedback sản phẩm tiêu dùng
Sản phẩm tiêu dùng là những đồ dùng hằng ngày như: đồ dùng cá nhân, đồ gia dụng… đối với những sản phẩm này, khách hàng thường quan tâm tới độ bền và công dụng của sản phẩm. Do đó, các mẫu content feedback khách hàng nên review chân thật về hiệu suất sản phẩm, cách sử dụng cũng như hiệu quả của chúng.
Ví dụ, nếu muốn mua thảm chùi chân thì khách hàng sẽ quan tâm tới khả năng thấm hút ẩm, làm sạch và chất liệu thảm có bền hay không. Do đó, doanh nghiệp phải nắm được insight khách hàng này để xây dựng content phù hợp.
Mẫu content feedback cửa hàng sách
Nội dung feedback nên được viết một cách chân thật, thể hiện cảm xúc và quan điểm cá nhân. Dưới đây là một số nội dung và hình ảnh và bạn có thể tham khảo:
["Cuốn sách này cưng xỉu á!!!"
Cảm ơn bạn Amy đã gửi feedback cho cuốn sách "I'm (Almost) Always Kind" nhé! Feedback của bạn dễ thương, ngọt ngào và ý nghĩa vô cùng!
Ba mẹ nào muốn dạy con những bài học về sự tử tế, thì cứ rinh ngay cuốn sách này về cho bé nhé! Cuốn sách này sẽ giúp các bé hiểu được những điều tử tế giản đơn trong cuộc sống hàng ngày, từ đó hình thành nhân cách tốt đẹp cho bản thân khi trưởng thành]
Mẫu content feedback cửa hàng hoa
Đối với cửa hàng hoa thì khách hàng sẽ quan tâm đến mẫu mã, hình thức trang trí bắt mắt, thu hút. Rồi sau đó sẽ đến chất lượng dịch vụ như mẫu giao có giống với hình minh họa hay không, hoa có được giao đúng giờ không, thái độ phục vụ như thế nào,...
Do đó, content feedback phải đáp ứng được những yếu tố trên thì sẽ tạo được niềm tin đối với khách hàng mới. Dưới đây là mẫu content feedback khách hàng mua hoa mà bạn có thể tham khảo:
Mẫu content feedback nước hoa
Viết feedback về nước hoa hiệu quả cần đảm bảo các yếu tố như: tên thương hiệu, loại nước hoa: EDP, EDT, Cologne, v.v., giá tiền, dung tích và mô tả mùi hương. Dưới đây là mẫu review mà bạn có thể tham khảo
Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ thêm nước hoa phù hợp với những dịp nào? (Ví dụ: đi học, đi chơi, đi dự tiệc, v.v.). Độ lưu hương tầm bao nhiêu tiếng, mức độ tỏa hương của nước như thế nào.
Mẫu content feedback điện thoại, điện máy
Content feedback khách hàng tại những siêu thị điện máy thường là các đánh giá bằng sao, phản hồi ngắn gọn.
Hoặc bạn cũng có thể viết content feedback bao gồm: Tên sản phẩm, phiên bản, giá tiền, màu sắc, đánh giá thiết kế đi kèm với những ưu đãi hấp dẫn của cửa hàng như hình bên dưới.
Mẫu content feedback khách hàng hài hước, sáng tạo
Bạn không cần phải viết status feedback khách hàng theo khuôn mẫu cứng nhắc. Thay vào đó, hãy thử thay đổi nội dung theo hướng hài hước để tạo sự thu hút hiệu quả. Hãy tham khảo một số ví dụ về content feedback khách hàng hay và hài hước dưới đây:
Lưu ý gì khi tạo mẫu feedback khách hàng?
Để tạo những mẫu đánh giá trên Facebook hay, thuyết phục và phù hợp, bạn cần chú ý những điều sau đây:
Hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu
Đầu tiên bạn phải xác định được người bạn muốn tiếp cận tới bài viết là ai: genZ, dân văn phòng, người độ tuổi trung niên hay là người cao tuổi. Tiếp theo đó, bạn cần xác định xu hướng, tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và sở thích của họ. Rồi mới tiến hành tạo feedback chứa thông tin hữu ích cho nhóm đối tượng này để thuyết phục họ mua hàng.
Tạo điểm nhấn nổi bật
Cố gắng sử dụng ngôn ngữ sáng tạo, hình ảnh bắt mắt, tiêu đề gây ấn tượng...để gây sự tò mò và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Bạn nên dàn trải nhiều loại feedback khác nhau, từ tích cực, trung lập, khen ngợi, phàn nàn, đóng góp,... nhưng vẫn nêu bật được giá trị thương hiệu.
Cấu trúc bài content feedback logic, rõ ràng
Mẫu content feedback khách hàng của bạn tuy hay nhưng không biết cách trình bày sẽ rất khó để lại ấn tượng. Bạn nên chia bố cục thành các phần: mở đầu, thân bài và kết bài. Các câu văn ngắn, dễ hiểu, có chủ ngữ và vị ngữ rõ ràng. Nên sử dụng những icon, in đậm, in nghiêng cho cụm từ mang tính nổi bật để thu hút khách hàng vào đọc.
Chú ý lỗi chính tả
Nếu content feedback khách hàng của bạn dài, cung cấp thông tin sâu thì bạn cần đảm bảo nội dung không mắc lỗi chính tả. Bởi nó sẽ gây ấn tượng xấu cho người đọc và bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp.
Xem thêm:
- Khung giờ vàng đăng bài Facebook kéo nhiều tương tác nhất
- Top 13 phần mềm bán hàng Facebook tăng tỷ lệ chốt đơn gấp 5 lần
Nếu bạn đang có nhiều thắc mắc khi triển khai công việc nhưng không thể hỏi ai, lời khuyên dành cho bạn là tự tìm cho mình một Mentor, vậy Mentor sẽ giúp được gì cho bạn? Cách tìm mentor uy tín ở đâu uy tín và phù hợp với bản thân. Hãy tìm hiểu bài viết Mentor là gì để biết thêm nhé.!
Đó là tổng hợp những mẫu content feedback khách hàng ở các ngành nghề khác nhau mà bạn có thể tham khảo. Nếu muốn xây dựng hệ thống content feedback trên Facebook sao cho chân thực và hiệu quả để gia tăng doanh số, thu hút khách hàng tiềm năng. Vậy, hãy liên hệ với chuyên gia Facebook của chúng tôi trên Askany để được tư vấn cụ thể hơn về insight, Voice of Customer (VoC) và chiến lược quản lý quan hệ khách hàng (CRM) phù hợp.