Thang điểm trầm cảm Hamilton được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, là một công cụ hữu ích dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm ngay tại nhà. Bằng cách trả lời các câu hỏi trong thang điểm này, bạn có thể tự đánh giá tình trạng của mình và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết. Dưới đây là các câu hỏi có trong thang điểm trầm cảm Hamilton, ý nghĩa của từng mức điểm số và phương án xử lý khi kết quả test của bạn không khả quan.
Thang điểm trầm cảm Hamilton

Thang điểm trầm cảm Hamilton, hay còn gọi là (Hamilton Depression Rating Scale - HDRS), là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực tâm lý, dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của rối loạn trầm cảm. Thang đo này được chuyên gia tâm thần có tên Max R Hamilton công bố vào năm 1959 và đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu, trở thành một tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán và theo dõi tiến trình điều trị trầm cảm.
Kể từ khi được phát triển, HAM-D đã trải qua một số sửa đổi và cập nhật (năm 1966, 1967, 1969 và 1980) để phù hợp hơn với các tiêu chí chẩn đoán và các phương pháp điều trị mới. Tuy nhiên, bản chất và cấu trúc cơ bản của thang điểm vẫn được giữ nguyên.
Thang Hamilton gồm 17 mục đại diện cho các triệu chứng cốt lõi của trầm cảm như buồn rầu, mất hứng thú, rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị, cảm giác tội lỗi, mệt mỏi, khó tập trung và suy nghĩ tự tử.
Bằng cách đánh giá mức độ nghiêm trọng của từng triệu chứng trên thang điểm từ 0 đến 4, bác sĩ có thể ước tính tổng thể mức độ trầm cảm của một bệnh nhân.
Thang đánh giá trầm cảm Hamilton có tổng cộng 21 mục, nhưng chỉ tính điểm cho người bệnh ở 17 mục đầu tiên.
Để dễ dàng tính toán tổng điểm, bạn nên chuẩn bị giấy bút để ghi lại điểm số của mình cho từng câu hỏi. Dưới đây là bảng câu hỏi của thang điểm trầm cảm Hamilton
Câu hỏi 1 - Khí sắc trầm cảm (mô tả cảm giác buồn bã và bi quan về tương lai)
- 0: Không có triệu chứng.
- 1: Có cảm giác buồn thoáng qua, không rõ rệt.
- 2: Thỉnh thoảng cảm thấy buồn, khóc lóc và hoạt động giảm sút.
- 3: Có dấu hiệu rõ ràng của trầm cảm, chậm chạp hoặc kích động, cảm giác tuyệt vọng.
- 4: Trầm cảm nặng với các triệu chứng như hoang tưởng về cái chết hoặc tự sát.
Câu hỏi 2 - Cảm giác tội lỗi (đánh giá sự tự trách và hối hận)
- 0: Không có cảm giác tội lỗi.
- 1: Hối hận nhẹ về những việc đã qua.
- 2: Tự trách mình vì những lỗi lầm.
- 3: Tin rằng mình bị phạt vì mắc lỗi.
- 4: Có ảo giác bị buộc tội.
Câu hỏi 3 - Tự sát (đánh giá ý nghĩ và kế hoạch tự sát)
- 0: Không có ý nghĩ tự sát.
- 1: Cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa.
- 2: Có ý tưởng tự sát thoáng qua.
- 3: Có ý định rõ ràng về tự sát.
- 4: Đã lên kế hoạch tự sát.
Câu hỏi 4 - Mất ngủ - giai đoạn đầu (khó khăn để đi vào giấc ngủ)
- 0: Không có triệu chứng.
- 1: Thỉnh thoảng khó ngủ.
- 2: Thường xuyên khó ngủ.
Câu hỏi 5 - Mất ngủ - giai đoạn giữa (bị quấy rầy trong giấc ngủ)
- 0: Không có triệu chứng.
- 1: Thỉnh thoảng bị quấy rầy.
- 2: Thường xuyên bị quấy rầy.
Câu hỏi 6 - Mất ngủ - giai đoạn cuối (Thức dậy sớm và không thể ngủ lại)
- 0: Không có triệu chứng.
- 1: Đôi khi thức dậy sớm.
- 2: Thường xuyên thức dậy sớm.
Câu hỏi 7 - Công việc và hoạt động (Đánh giá mức độ tham gia vào các hoạt động hàng ngày)
- 0: Làm việc và tham gia hoạt động bình thường.
- 1: Ít nhiệt tình, dễ chán nản.
- 2: Mất hứng thú với sở thích, ít giao tiếp xã hội.
- 3: Hiệu quả công việc giảm.
- 4: Không thể làm việc do bệnh.
Câu hỏi 8 - Chậm chạp (Đánh giá mức độ chậm chạp trong hành động và suy nghĩ)
- 0: Không có dấu hiệu chậm chạp.
- 1: Hơi chậm chạp.
- 2: Rất chậm chạp.
- 3: Hoàn toàn sững sờ.
Câu hỏi 9 - Kích động (Mức độ cảm giác lo âu và bồn chồn)
- 0: Không có triệu chứng.
- 1: Thỉnh thoảng bồn chồn.
- 2: Thường xuyên bồn chồn.
Câu hỏi 10 - Lo âu (Đánh giá mức độ lo âu)
- 0: Không có triệu chứng.
- 1: Căng thẳng, dễ cáu gắt.
- 2: Lo lắng về những điều nhỏ.
- 3: Thường xuyên lo lắng.
- 4: Hoảng sợ.
Câu hỏi 11 - Lo âu (triệu chứng cơ thể) Các triệu chứng khó tiêu, tim đập nhanh
- 0: Không có triệu chứng.
- 1: Triệu chứng nhẹ.
- 2: Triệu chứng rõ rệt.
- 3: Triệu chứng nghiêm trọng.
- 4: Mất khả năng làm việc.
Câu hỏi 12 - Triệu chứng cơ thể (dạ dày và ruột) Đánh giá sự thay đổi trong cảm giác thèm ăn:
- 0: Không có triệu chứng.
- 1: Triệu chứng nhẹ.
- 2: Triệu chứng nghiêm trọng.
Câu hỏi 13 - Triệu chứng cơ thể chung (Cảm giác nặng nề hoặc đau đớn ở cơ thể)
- 0: Không có triệu chứng.
- 1: Triệu chứng nhẹ.
- 2: Triệu chứng rõ rệt.
Câu hỏi 14 - Triệu chứng sinh dục (Mất hứng thú tình dục hoặc rối loạn kinh nguyệt)
- 0: Không có triệu chứng.
- 1: Triệu chứng nhẹ.
- 2: Triệu chứng rõ rệt.
Câu hỏi 15 - Nghi ngờ mắc bệnh (Đánh giá mức độ lo lắng về sức khỏe)
- 0: Không có lo ngại.
- 1: Quan tâm nhẹ về cơ thể.
- 2: Quá quan tâm đến sức khỏe.
- 3: Phàn nàn nhiều về sức khỏe.
- 4: Có hoang tưởng về bệnh.
Câu hỏi 16 - Sút cân (Mức độ giảm cân)
- 0: Không giảm cân.
- 1: Giảm cân nhẹ.
- 2: Giảm cân nhiều hoặc nghiêm trọng.
Câu hỏi 17 - Nhận thức (Đánh giá khả năng nhận thức của bệnh nhân)
- 0: Không có dấu hiệu mất nhận thức.
- 1: Mất một phần nhận thức.
- 2: Mất hoàn toàn nhận thức.
Câu hỏi 18 - Không tính điểm (Thay đổi triệu chứng theo thời gian trong ngày)
- A. Không có sự thay đổi
- B. Có chút thay đổi: sáng - tối
- C Có sự thay đổi rõ rệt: sáng - tối
Câu hỏi 19 - Không tính điểm (Giải thể nhân cách, tri giác sai sự thật)
- A. Không có dấu hiệu
- B. Triệu chứng nhẹ
- C. Triệu chứng rõ rệt
- D. Triệu chứng trầm trọng, bất lực
Câu hỏi 20 - Không tính điểm (Triệu chứng của bệnh hoang tưởng, ảo giác)
- A. Không có dấu hiệu
- B. Nghi ngờ những người xung quanh làm hại mình
- C. Có ý tưởng liên hệ
- D. Có hoang tưởng liên hệ và hoang tưởng bị hại
- E. Có ảo giác, bị hại
Câu hỏi 21 - Không tính điểm (Triệu chứng ám ảnh cưỡng chế)
- A. Không có dấu hiệu
- B. Triệu chứng nhẹ
- C. Triệu chứng rõ rệt
Cách tính điểm bài test Hamilton: Thang đánh giá gồm 21 câu hỏi, nhưng chỉ tính điểm cho 17 câu đầu. Tổng điểm của bạn là tổng số điểm từ câu 1 đến câu 17.
Các bài test trầm cảm khác:
- Bài test trầm cảm Beck chuẩn xác
- Test tâm lý online: Đánh giá lo âu - trầm cảm - stress (DASS 21)
- Bài test trầm cảm trẻ vị thành niên - RADS mới nhất 2024
- Test trầm cảm sau sinh EPDS online miễn phí, mới nhất 2024
Cách tính điểm bài test Hamilton
Sau khi cộng tất cả điểm số của 17 câu hỏi, nếu điểm của bạn ở mức:
- Điểm 0-7: Không có trầm cảm.
- Điểm 8-13: Trầm cảm nhẹ.
- Điểm 14-18: Trầm cảm vừa.
- Điểm 19-22: Trầm cảm nặng.
- Điểm 23 trở lên: Trầm cảm rất nặng.
Lời khuyên: Nhiều tác giả cho rằng, điểm cộng ở ngưỡng 14 được xác định là có biểu hiện trầm cảm, tức là đã đủ triệu chứng của trầm cảm, cần thăm khám với bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý.
Tư vấn và thăm khám nếu có kết quả trầm cảm
Nếu kết quả kiểm tra cho thấy bạn có dấu hiệu trầm cảm nhẹ, hãy chú ý đến cảm xúc của mình và tự điều chỉnh suy nghĩ để ngăn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp điểm số cho thấy mức độ trầm cảm trung bình hoặc nặng, bạn nên tìm gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Bác sĩ sẽ đánh giá chi tiết và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp, có thể phải dùng thuốc hoặc không, tùy theo tình trạng.
Hãy nhớ rằng việc phát hiện sớm trầm cảm rất quan trọng. Điều trị kịp thời sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh những căng thẳng tinh thần kéo dài.
Nếu chưa thể gặp bác sĩ trực tiếp vì lý do về thời gian hoặc khoảng cách, bạn có thể lựa chọn dịch vụ tư vấn từ xa qua video với bác sĩ chuyên khoa trên Askany. Bằng cách truy cập ứng dụng, bạn sẽ trực tiếp xem được thông tin, review về bác sĩ và chọn khung giờ khám phù hợp.
Trên đây là thông tin về các thang điểm trầm cảm phổ biến nhất thế giới - Hamilton. Bạn có thể tự mình thực hiện bài test này và cho ra điểm số ngay lập tức. Tuy nhiên, kết quả mà bạn nhận được chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn chính xác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trên Askany. Họ sẽ tiến hành phỏng vấn lâm sàng, chỉ định các xét nghiệm tổng quát, tham khảo thêm lịch sử bệnh lý mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.