12 mẹo sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực hiệu quả
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    12 mẹo sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực hiệu quả

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực là một hành trình đầy thách thức và khó khăn, không chỉ đối với người bệnh mà còn với cả gia đình, người thân xung quanh họ. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng về bệnh, được hỗ trợ từ bác sĩ, và sự quan tâm từ những người yêu thương, hai căn bệnh này có thể được kiểm soát, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Vậy cụ thể cách sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực như thế nào, hãy cùng tham khảo 12 mẹo hiệu quả được các chuyên gia, bác sĩ tâm lý trên Askany tổng hợp bên dưới.

    Hiểu rõ về bệnh trầm cảm và rối loạn lưỡng cực

    Trước khi tìm được cách sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, chúng ta nên biết rõ về khái niệm của 2 loại rối loạn tâm thần này.

    Trầm cảm

    Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, nó gây ra cảm giác buồn bã, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày, thay đổi giấc ngủ và ăn uống. Trầm cảm được chia thành nhiều mức độ khác nhau. Theo thống kê, có đến 80% dân số trên thế giới từng rơi vào trầm cảm một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Bệnh tâm thần này có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào và ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

    >>> Tham khảo: Cập nhật chi phí khám trầm cảm mới nhất

    Rối loạn lưỡng cực

    Rối loạn lưỡng cực (hay được gọi là bệnh hưng trầm cảm), là một rối loạn tâm trạng đặc trưng bởi những thay đổi cực đoan về tâm trạng, năng lượng và hoạt động. Nó đặc trưng bằng một giai đoạn rối loạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, có đi kèm với trầm cảm trong quá trình phát triển của bệnh. Tỷ lệ rối loạn cảm xúc lưỡng cực chỉ chiếm 1% dân số, không có sự khác biệt giữa 2 giới, độ tuổi khởi phát thường thấp hơn rối loạn trầm cảm.

    Nguyên nhân của bệnh rối loạn lưỡng cực, trầm cảm

    Sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực buộc những người thân xung quanh phải tìm hiểu thật kỹ về căn bệnh này. Nếu bạn chưa biết nguyên nhân gây ra rối loạn lưỡng cực và trầm cảm thì dưới đây là thông tin chi tiết:

    Nguyên nhân của bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực

    Nguyên nhân gây rối loạn lưỡng cực hiện chưa được xác định chính xác, nhưng có một số yếu tố tiềm ẩn:

    • Di truyền và sinh lý học: Những ai có người thân mắc rối loạn lưỡng cực loại 2 cũng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn này. Ngoài ra, các yếu tố di truyền, sự mất cân bằng trong chất dẫn truyền thần kinh hoặc hormone cũng có thể tác động đến não và gây bệnh rối loạn lưỡng cực.
    • Yếu tố môi trường: Các biến cố hoặc yếu tố môi trường có thể kích hoạt cơn rối loạn. Căng thẳng kéo dài có thể thay đổi não bộ, ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh và làm suy giảm tế bào não.

    Mặc dù chưa có nguyên nhân chính xác nhưng các yếu tố trên được xem là nguy cơ gây rối loạn lưỡng cực.

    Nguyên nhân của bệnh rối loạn lưỡng cực, trầm cảm
    Nguyên nhân của bệnh rối loạn lưỡng cực, trầm cảm

    Nguyên nhân gây trầm cảm bao gồm:

    • Chấn thương và bệnh lý: Người bị chấn thương ở đầu hoặc mắc các bệnh như viêm não, khối u não có thể bị tổn thương cấu trúc não, dẫn đến trầm cảm.
    • Chất kích thích: Sử dụng ma túy, thuốc lá, rượu bia thường xuyên có thể gây tổn thương thần kinh, dẫn đến trầm cảm.
    • Căng thẳng kéo dài: Áp lực từ gia đình, công việc, hoặc môi trường căng thẳng cũng là nguyên nhân phổ biến gây trầm cảm.

    Một số nguyên nhân khác như sự rối loạn chất dẫn truyền thần kinh, di truyền, và môi trường cũng góp phần hình thành bệnh trầm cảm.

    Nếu cảm thấy nghi ngờ bản thân đang có dấu hiệu trầm cảm, hãy thực hiện ngay bài test trầm cảm nhé.

    Những khó khăn thường gặp của bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực

    Người phải sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực thường phải chịu những hậu quả đáng tiếc nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thậm chí, nhiều người mắc bệnh còn không nhận ra rằng bản thân đang gặp vấn đề.

    Ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống:

    • Người bệnh rất khó tập trung, hậu quả làm giảm hiệu suất trong công việc và học tập.
    • Họ thường mất kiểm soát cảm xúc, trở nên khép kín và ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.
    • Cảm giác mặc cảm, tự ti và thiếu động lực có thể dẫn đến những hành vi tự làm hại bản thân.

    Suy giảm sức khỏe và thể chất:

    • Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi tinh thần và giảm năng lượng.
    • Suy giảm ham muốn tình dục.
    • Ngoài ra, rối loạn lưỡng cực và trầm cảm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, và dạ dày khác.

    Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn chặn những hệ lụy này.

    Làm thế nào để sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực?

    Hiểu rằng hành vi của người bệnh là do tình trạng rối loạn

    Khi ai đó nói quá nhiều về bản thân một cách tự cao, họ thường bị coi là kiêu ngạo. Với người mắc rối loạn lưỡng cực, đây có thể là dấu hiệu của trạng thái hưng cảm, kèm theo những hành vi gây khó chịu cho người khác.

    Nếu bạn hiểu rằng đây là triệu chứng của bệnh, không phải do họ cố ý, bạn sẽ dễ cảm thông hơn. Tuy nhiên, không nên cho rằng mọi cảm xúc của người bệnh hoàn toàn do rối loạn lưỡng cực gây ra; họ vẫn có thể vui hoặc buồn một cách tự nhiên.

    Để có thể hỗ trợ tốt nhất, hãy hỏi về trải nghiệm của bệnh nhân với căn bệnh này, nhưng trước khi hỏi hãy chắc chắn rằng họ sẵn lòng chia sẻ. Nếu bạn cảm thấy nguy hiểm và người bệnh không sẵn sàng để nói về vấn đề của mình, chỉ cần hỏi thăm tình trạng và thu thập thêm thông tin là đủ.

    Hỗ trợ người bệnh điều trị

    Trầm cảm và rối loạn lưỡng cực có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc và liệu pháp tâm lý, nhưng cần có sự hỗ trợ từ người thân.

    sống chung với rối loạn lưỡng cực và trầm cảm

    Liệu pháp gia đình là cách hiệu quả để điều trị bệnh bị rối loạn lưỡng cực:

    • Nếu bệnh nhân đã ký giấy ủy quyền trao đổi với bác sĩ tâm thần, người thân có thể thông báo cho bác sĩ về những mối quan ngại hoặc các vấn đề nảy sinh. Ngoài ra, người thân cũng có thể biết thêm thông tin làm sao để hỗ trợ bệnh nhân tốt nhất.
    • Nếu bệnh nhân không tiến hành điều trị rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, người nhà bệnh nhân có thể khuyến khích họ tìm đến biện pháp chữa trị. Hãy tìm bác sĩ trị liệu hoặc chuyên gia lý tại địa phương hoặc trị liệu tâm lý online. Tuyệt đối không nên ép buộc người bệnh điều trị nếu họ chưa sẵn lòng (trừ khi họ có nguy cơ tự tử, làm hại bản thân hoặc người khác).

    Hãy luôn khuyến khích và động viên người thân của mình tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Điều trị bệnh là một quá trình lâu dài và cần sự kiên nhẫn từ cả hai phía. Bạn cũng cần nhắc nhở họ uống thuốc đúng cách, không tự ý thay đổi liều lượng. Đồng thời, hãy cùng họ tham gia các buổi trị liệu nếu có thể, vì điều này sẽ giúp cải thiện tinh thần và mối quan hệ giữa bạn và người thân.

    Giám sát quá trình điều trị của bệnh nhân

    Nếu phát hiện bệnh nhân trầm cảm và rối loạn lưỡng cực ngừng uống thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Bác sĩ tâm thần sẽ liên hệ và hướng dẫn gia đình về cách xử lý. Nếu không thể liên hệ bác sĩ, hãy khuyến khích bệnh nhân uống thuốc bằng cách đưa ra các phần thưởng để họ có động lực, như tặng quà hoặc hoạt động yêu thích khi họ tuân thủ điều trị.

    Giúp đỡ bệnh nhân trong giai đoạn hưng cảm

    • Thuyết phục người bệnh hạn chế các hành vi nguy hiểm như cờ bạc, lái xe liều lĩnh, tiêu xài hoang phí, hoặc lạm dụng ma túy.
    • Cách ly họ khỏi trẻ em, người tàn tật và những người dễ bị tổn thương.
    • Liên hệ bác sĩ hoặc gọi cấp cứu nếu người bệnh có dấu hiệu tự làm hại mình hoặc người khác.

    Chuẩn bị kế hoạch cho trường hợp khẩn cấp

    Người thân cần chuẩn bị kế hoạch hành động khi có khủng hoảng xảy ra. Nên ghi những thông tin liên lạc quan trọng như: số điện thoại của người thân, bác sĩ và địa chỉ bệnh viện,.. vào giấy. Người nhà có thể giúp bệnh nhân nắm những thông tin này khi họ đang ổn định.

    Thể hiện lòng trắc ẩn

    Bệnh nhân không có chủ ý hành động như vậy, có thể đó là triệu chứng của bệnh gây ra
    Bệnh nhân không có chủ ý hành động như vậy, có thể đó là triệu chứng của bệnh gây ra

    Sống chung với người mắc trầm cảm và rối loạn lưỡng cực là điều không hề dễ dàng, do đó, gia đình phải hiểu và chấp nhận tình trạng này của họ. Gia đình hãy quan tâm, lắng nghe, bên cạnh hỗ trợ để họ sớm có thể phục hồi

    Hiểu rõ về quyền riêng tư

    Người nhà có thể trao đổi với chuyên gia tâm lý nếu bệnh nhân dưới 18 tuổi hoặc đã có giấy ủy quyền. Khi không có 1 trong 2 điều kiện trên, chuyên gia sẽ từ chối thảo luận với người nhà để bảo vệ quyền riêng tư của bệnh nhân.

    Thay đổi thói quen sống lành mạnh

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng, đặc biệt khi họ mắc trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực. Thiếu ngủ có thể làm các triệu chứng xấu đi, khiến họ thêm mệt mỏi và suy nghĩ tiêu cực. Bạn có thể hỗ trợ họ xây dựng thói quen lành mạnh như:

    Gia đình nên thường xuyên bên cạnh và hỗ trợ bệnh nhân
    Gia đình nên thường xuyên bên cạnh và hỗ trợ bệnh nhân
    • Nhắc họ ngủ và thức dậy vào giờ cố định mỗi ngày.
    • Giúp họ thư giãn trước khi ngủ bằng cách tắm nước ấm, ngâm chân, đọc sách hoặc nghe nhạc.
    • Hạn chế dùng thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, laptop,..)  trên giường.
    • Tạo không gian yên tĩnh trong phòng ngủ để họ có giấc ngủ sâu hơn.

    Khuyến khích vận động thể chất

    Hãy động viên người thân của bạn tham gia các hoạt động thể chất nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, đạp xe hay tập yoga. Những bài tập này không chỉ giúp họ cải thiện sức khỏe mà còn giúp tinh thần họ tốt hơn.

    Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

    Mặc dù không có chế độ ăn đặc biệt dành riêng cho người mắc trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực, nhưng bạn có thể giúp người thân lựa chọn thực phẩm lành mạnh để họ cảm thấy khỏe mạnh và tích cực hơn. Hãy cùng họ tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc và hạn chế các loại thực phẩm có nhiều chất béo, đường và muối.

    Hạn chế sự căng thẳng, lo lắng

    Căng thẳng là một yếu tố dễ làm tình trạng bệnh nặng thêm, vì vậy hãy dành thời gian giúp người thân thư giãn. Bạn có thể gợi ý họ ngồi thiền, đọc sách hoặc chơi các trò chơi trí tuệ để giảm bớt lo lắng và căng thẳng.

    Loại bỏ các chất kích thích

    Các chất kích thích như rượu, caffeine và ma túy có thể làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Hãy nhắc nhở người thân của bạn tránh xa những thứ này vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị. Bên cạnh đó, khuyến khích họ tham gia vào các nhóm hỗ trợ hoặc cộng đồng chăm sóc sức khỏe để họ có thể chia sẻ và nhận được sự động viên từ người khác.

    Mặc dù sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực là một quá trình dài và đầy thử thách, nhưng không có gì là không thể vượt qua. Với sự kiên trì, sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và chuyên gia y tế, người mắc bệnh hoàn toàn có thể tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng, một tinh thần lạc quan và thói quen sống lành mạnh sẽ là chìa khóa giúp họ kiểm soát tốt hơn tình trạng của mình, hướng tới một tương lai tích cực hơn. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực, hãy liên hệ với chuyên gia tâm lý của Askany để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.