Rối loạn ăn uống: Nguyên nhân, dấu hiệu và lộ trình phục hồi
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Rối loạn ăn uống: Nguyên nhân, dấu hiệu và lộ trình phục hồi

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blogBạn đang đối mặt với rối loạn ăn uống? Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả để lấy lại cuộc sống cân bằng.

    Rối loạn ăn uống không đơn giản như chúng ta nghĩ. Rối loạn ăn uống là một nhóm các bệnh tâm thần liên quan đến những suy nghĩ và hành vi bất thường về ăn uống. Bạn có bao giờ cảm thấy lo lắng quá mức về cân nặng của mình? Hay bạn thường ăn quá nhiều hoặc quá ít một cách không kiểm soát? Nếu vậy, có thể bạn đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng hơn bạn nghĩ – đó là rối loạn ăn uống. Bài viết này của Askany sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa, các loại rối loạn ăn uống phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách vượt qua và xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.

    Rối loạn ăn uống là gì

    Theo National Institute of Mental Health (NIMH), rối loạn ăn uống (Eating Disorders) là một căn bệnh phức tạp ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Căn bệnh này không chỉ liên quan đến thói quen ăn uống bất thường mà còn là kết quả của những vấn đề phức tạp trong tâm lý, sinh học và xã hội.

    Định nghĩa rối loạn ăn uống theo NEDA - National Eating Disorders Association
    Định nghĩa rối loạn ăn uống theo NEDA - National Eating Disorders Association

    Những người mắc chứng rối loạn ăn uống thường bị ám ảnh về cân nặng, vóc dáng và thức

    ăn. Họ có thể kiêng khem quá mức, nôn ói, hoặc ăn quá nhiều một cách không kiểm soát. Rối loạn ăn uống không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Người bệnh thường phải đối mặt với trầm cảm, lo âu, rối loạn sử dụng chất gây nghiện hoặc nghiêm trọng hơn là có ý định hoặc hành vi tự tử

    Nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống

    Chúng ta nên biết rằng, rối loạn ăn uống là một vấn đề phức tạp, không đơn thuần chỉ là một thói quen xấu. Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến việc người ta bị rối loạn ăn uống. Nhưng giống như các dạng rối loạn tâm thần khác, rối loạn ăn uống là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội.

    Các yếu tố góp phần hình thành chứng rối loạn ăn uống
    Các yếu tố góp phần hình thành chứng rối loạn ăn uống
    • Yếu tố di truyền: Một số người có thể di truyền những gen làm tăng nguy cơ mắc rối loạn ăn uống. Tiền sử gia đình có người mắc chứng rối loạn ăn uống cũng là một yếu tố nguy cơ cao.
    • Yếu tố tâm lý: Những người mắc rối loạn ăn uống thường có lòng tự trọng thấp, cảm thấy cô đơn, lo lắng và có xu hướng muốn mọi thứ phải hoàn hảo. Các trải nghiệm đau buồn trong quá khứ như bạo lực, lạm dụng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn ăn uống.
    • Yếu tố xã hội: Khi bị áp lực xã hội bởi hình thể lý tưởng và so sánh bản thân với người khác trên mạng xã hội, chúng ta cũng có thể gây ra rối loạn hình ảnh cơ thể và tạo tiền đề cho những hành vi ăn uống bất thường.
    • Yếu tố sinh học: Rối loạn hormone và các chức năng bất thường của não cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống.
    • Các yếu tố khác: Sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, ma túy cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn ăn uống. Ngoài ra, việc mắc phải các bệnh lý tâm thần khác như trầm cảm, lo âu cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.

    Các loại rối loạn ăn uống phổ biến

    Các chuyên gia tâm lý trên Askany cho biết, rối loạn uống hiện nay được chia thành các loại phổ biến bao gồm:

    Các loại rối loạn ăn uống thường gặp
    Các loại rối loạn ăn uống thường gặp
    • Chán ăn tâm thần (anorexia nervosa) là một rối loạn nghiêm trọng, trong đó người bệnh có nỗi ám ảnh với việc giảm cân và duy trì một vóc dáng gầy gò bất thường. Họ thường kiêng khem quá mức, tập thể dục cường độ cao và có thể nhịn ăn cực đoan trong thời gian dài.
    • Chứng cuồng ăn (bulimia nervosa) được đặc trưng bởi một vòng luẩn quẩn của việc ăn quá nhiều (ăn vô độ) một lượng lớn thực phẩm rồi sau đó tự gây nôn (móc họng ói) để cố gắng loại bỏ lượng calo dư thừa, hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng. Người bệnh thường cảm thấy tội lỗi và xấu hổ sau khi ăn vô độ.
    • Rối loạn ăn uống vô độ (binge eating disorder) là một dạng rối loạn ăn uống khác, người bệnh thường xuyên ăn quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn mà không thể kiểm soát được, không cưỡng lại được sự hấp dẫn của thức ăn
    • Ngoài ra, còn có những rối loạn ăn uống khác như rối loạn ăn uống hạn chế tránh né (ARFID), rối loạn ăn uống cụ thể khác, rối loạn pica (ăn các vật không phải thức ăn) và rối loạn nhai lại.

    Triệu chứng của rối loạn ăn uống

    Triệu chứng chán ăn tâm thần

    Triệu chứng chung của rối loạn ăn uống
    Triệu chứng chung của rối loạn ăn uống
    • Cân nặng thấp đến mức gây hại cho sức khỏe.
    • Sợ tăng cân, quan điểm về cân nặng và vóc dáng không thực tế.
    • Hạn chế tối đa lượng calo, cắt bỏ một số loại thực phẩm
    • Nỗ lực hết sức để kiểm soát cân nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống.
    • Sử dụng các phương pháp giảm cân cực đoan, chẳng hạn như tập thể dục quá sức, dùng thuốc nhuận tràng, hỗ trợ ăn kiêng hoặc nôn sau khi ăn.

    Triệu chứng của chứng cuồng ăn

    Bao gồm 2 giai đoạn: ăn vô độ, và theo sau đó là giai đoạn “thanh lọc”. Thỉnh thoảng, người mắc chứng cuồng ăn cũng hạn chế nghiêm ngặt việc ăn uống trong một khoảng thời gian. Dẫn đến cảm giác thèm ăn vô độ rồi sau đó nỗ lực tìm cách đào thải ra ngoài.

    • Người có chứng cuồng ăn có thể nôn ói, tập thể dục quá độ, bỏ ăn trong một thời gian
    • Sử dụng các phương pháp khác (như dùng thuốc nhuận tràng, thay đổi lượng insulin, để cố gắng giảm cân).
    • Quan tâm tâm đến cân nặng và hình dáng cơ thể quá mức, tự đánh giá nghiêm khắc và khắc nghiệt về ngoại hình của mình.

    Triệu chứng rối loạn ăn uống vô độ

    • Ăn quá nhiều trong thời gian ngắn nhưng người mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ không có những hành động tiêu cực để đào thảo thức ăn như chứng cuồng ăn.
    • Mất kiểm soát khi ăn nhưng cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, chán nản hoặc thất vọng sau khi ăn quá nhiều.
    • Có thể ăn ngay cả khi không cảm thấy đói.
    • Ăn nhanh hơn bình thường

    Điều trị rối loạn ăn uống

    Trị liệu tâm lý cho người mắc chứng rối loạn ăn uống
    Trị liệu tâm lý cho người mắc chứng rối loạn ăn uống

    Mục tiêu của việc điều trị rối loạn ăn uống là kiểm soát hành vi ăn uống và thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh. Vì căn bệnh này liên quan mật thiết đến đến cảm xúc tiêu cực như xấu hổ và tự ti, do đó việc điều trị cũng nhắm đến các vấn đề tâm lý kèm theo chẳng hạn như trầm cảm. Qua điều trị, người bệnh có thể lấy lại sự kiểm soát trong việc ăn uống.

    • Điều trị tâm lý: Đây là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị. Các loại liệu pháp như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp gia đình, liệu pháp nhóm đều có thể giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ và hành vi liên quan đến thức ăn.
    • Điều trị tại bệnh viện: Nếu ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như chán ăn gây suy dinh dưỡng nặng, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhập viện để được theo dõi.
    • Sử dụng thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị các triệu chứng đi kèm như trầm cảm, lo âu hoặc các rối loạn tâm lý khác.

    Nên nhớ rằng gia đình và xã hội cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh. Do đó gia đình và những người xung quanh hãy cố gắng xây dựng một môi trường sống lành mạnh, yêu thương, không so sánh hoặc miệt thị ngoại hình của bệnh nhân. Có như vậy thì người beejng mới có thể mau chóng hồi phục.

    Phòng ngừa rối loạn ăn uống

    Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh:

    • Chế độ ăn cân bằng: Chọn thực phẩm đa dạng, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau xanh, đậu đỗ, và các loại hạt. Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có ga và thức ăn chế biến sẵn.
    • Tập thể dục đều đặn: Ít nhất 30 phút hoạt động thể lực mỗi ngày để cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tổng thể.

    Chăm sóc sức khỏe tâm lý:

    • Tìm kiếm sự hỗ trợ: Chia sẻ cảm xúc với người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý.
    • Thư giãn: Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hoặc hít thở sâu.
    • Xây dựng lòng tự trọng: Không nên so sánh bản thân với người khác, thay vào đó bạn nên tập trung vào những điểm mạnh của mình.
    • Yêu thương bản thân: Chấp nhận cơ thể và học cách yêu mọi khuyết điểm của mình.
    • Tập trung vào sức khỏe: Bạn cũng nên nhớ, sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta quan trọng hơn vẻ bề ngoài.

    Đó là toàn bộ thông tin về chứng rối loạn ăn uống, bao gồm định nghĩa, nguyên nhân, các rối loạn ăn uống thường gặp và cách phòng ngừa cũng như điều trị. Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu nào của rối loạn ăn uống, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý trên Askany càng sớm càng tốt.