Vì sao bạn mất cảm xúc với mọi thứ? Cách lấy lại cảm xúc tích cực
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Vì sao bạn mất cảm xúc với mọi thứ? Cách lấy lại cảm xúc tích cực

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Mất cảm xúc với mọi thứ là tình trạng bạn không còn cảm thấy hứng thú, yêu thương, hay kết nối với thế giới xung quanh, cuộc sống trở nên mờ nhạt và vô nghĩa. Đây là dấu hiệu của sự mệt mỏi tinh thần và có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được giải quyết kịp thời. Bài viết sau đây của Askany sẽ giúp bạn hiểu rõ triệu chứng, nguyên nhân và các phương pháp để vượt qua tình trạng này, tìm lại chính mình và sự cân bằng trong cuộc sống.

    Biểu hiện của người mất cảm xúc với mọi thứ

    Mất cảm xúc với mọi thứ là khi bạn cảm thấy thờ ơ và không còn quan tâm đến những hoạt động hàng ngày. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc kết nối với người khác, không còn muốn chia sẻ cảm xúc của mình, và có thể cảm thấy xa cách với những người thân yêu.

    Mất cảm xúc với mọi thứ là thờ ơ, không còn quan tâm đến những hoạt động hàng ngày
    Mất cảm xúc với mọi thứ là thờ ơ, không còn quan tâm đến những hoạt động hàng ngày

    Cảm giác chán nản và buồn chán thường xuất hiện song hành với việc mất cảm xúc. Bạn có thể cảm thấy trống rỗng, vô vọng, và dường như không còn thấy mục đích trong cuộc sống. Ngay cả khi bạn đang ở giữa đám đông, bạn vẫn có thể cảm thấy lạc lõng và cô đơn. Bạn có thể dần rút lui khỏi các mối quan hệ xã hội, tránh tiếp xúc với người khác, và cảm thấy mình không thuộc về bất kỳ nơi nào. Những suy nghĩ tiêu cực có thể liên tục xuất hiện, khiến bạn khó tập trung và tìm thấy niềm vui trong bất kỳ điều gì.

    Xem thêm: Cách vượt qua nỗi sợ giao tiếp xã hội giúp bạn tự tin hơn

    Nguyên nhân gây mất cảm xúc

    Tình trạng này thường xảy ra sau những biến cố lớn như mất mát đột ngột, ly hôn, phá sản hay tai nạn giao thông và do nhiều nguyên nhân khác.

    Tổn thương do sang chấn tâm lý

    Tình trạng mất cảm xúc với mọi thứ có thể xuất phát từ các sự kiện sang chấn tâm lý nghiêm trọng. Ví dụ, cái chết đột ngột của người thân, ly hôn, thất nghiệp, hay các thảm họa thiên nhiên đều có thể dẫn đến cảm giác buồn bã, tuyệt vọng. Nỗi đau này thường khiến bạn khó kiểm soát cảm xúc và dần dần làm mất đi sự cảm nhận về niềm vui hay nỗi buồn.

    Phản ứng thông thường khi thất bại

    Thất bại trong công việc, gia đình, hay học tập có thể khiến bạn mất cảm xúc với mọi thứ
    Thất bại trong công việc, gia đình, hay học tập có thể khiến bạn mất cảm xúc với mọi thứ

    Thất bại trong công việc, gia đình, hay học tập có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức và chán nản. Những cảm giác này thường kéo dài và làm giảm hứng thú với mọi việc xung quanh. Khi cảm thấy bản thân bất tài và không thể thay đổi tình hình, bạn dễ rơi vào trạng thái mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh.

    Biểu hiện của các vấn đề tâm lý

    Mất cảm xúc có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc một số rối loạn tâm lý, có thể là:

    • Trầm cảm: Đây là chứng rối loạn khí sắc phổ biến, thường xuất hiện sau các sự kiện sang chấn hoặc căng thẳng kéo dài. Những người mắc trầm cảm thường cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng và không còn hứng thú với những hoạt động từng yêu thích.
    • Rối loạn cảm xúc theo mùa: Rối loạn tâm lý này chủ yếu xảy ra vào mùa thu và mùa đông. Biểu hiện của bệnh này bao gồm cảm giác mệt mỏi, bi quan, mất hứng thú với mọi thứ và thiếu sức sống.
    • Rối loạn lo âu: Đây là bệnh tâm thần nghiêm trọng khiến người mắc phải thường xuyên lo lắng, sợ hãi, bất an và đôi khi còn dẫn đến việc mất cảm xúc với mọi thứ xung quanh.
    • Rối loạn giải thể nhân cách: Đây là tình trạng mà người bệnh sẽ cảm mình bị tách rời khỏi cơ thể. Người mắc chứng này thường cảm giác như họ quan sát cuộc sống từ một thế giới khác, bên ngoài cơ thể, từ đó vô cảm với mọi thứ xung quanh.
    • Anhedonia: Đây là tình trạng giảm hứng thú với các hoạt động từng yêu thích và giảm khả năng cảm nhận niềm vui. Có hai loại chính của Anhedonia bao gồm: xã hội và thể chất. Người bị Anhedonia xã hội thường không còn quan tâm đến các mối quan hệ và thiếu niềm vui khi tham gia các hoạt động trong cuộc sống. Anhedonia thể chất là không cảm nhận được khoái cảm từ các kích thích giác quan như ăn uống, chạm, hay tình dục.

    Mất cảm xúc ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống?

    Khi bạn không còn cảm xúc hay hứng thú với những điều xung quanh, bạn sẽ cảm thấy chán nản và thiếu động lực. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bạn làm việc, học tập kém hiệu quả và gây ra nhiều vấn đề khác trong cuộc sống.

    Người mất đi cảm xúc sẽ thường muốn sống tách biệt, cảm thấy xa lạ với người khác và không còn muốn chia sẻ hay nhận sự quan tâm từ mọi người. Bạn có thể giam mình trong phòng, không muốn ra ngoài, và sự vô cảm, thiếu hứng thú này sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn.

    Mất cảm xúc kéo dài có thể dẫn đến ý nghĩ và hành vi tự sát
    Mất cảm xúc kéo dài có thể dẫn đến ý nghĩ và hành vi tự sát

    Nếu không được giúp đỡ, tình trạng này có thể làm cho bạn cảm thấy mất đi ý nghĩa cuộc sống. Mặc dù không muốn nhưng bạn sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và bạn bè, và trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến ý nghĩ và hành vi tự sát như một cách để thoát khỏi cảm giác tuyệt vọng.

    Cách vượt qua tình trạng mất cảm xúc

    Dưới đây là một số cách hiệu quả giúp bạn khôi phục cảm xúc và giữ tinh thần tích cực:

    Thay đổi suy nghĩ, quan điểm

    Cuộc sống hiện đại đem đến nhiều áp lực và thử thách. Nếu bạn liên tục chú tâm vào những điều tiêu cực, mọi việc sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Để tránh rơi vào vòng luẩn quẩn của sự bi quan, bạn cần tập trung vào những khía cạnh tích cực. Hãy điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc của mình để nhìn nhận mọi vấn đề với góc độ lạc quan. Dù ban đầu sẽ không dễ dàng, nhưng việc thay đổi cách nhìn nhận là cần thiết để bạn có thể vượt qua các khủng hoảng tâm lý.

    Chia sẻ với người thân, bạn bè

    Chia sẻ với người thân, bạn bè
    Chia sẻ với người thân, bạn bè

    Tình trạng mất cảm xúc thường xuất hiện sau những sự kiện gây căng thẳng lớn. Nếu không thể giải tỏa những cảm xúc này, bạn sẽ ngày càng trở nên thờ ơ với cuộc sống xung quanh. Chia sẻ với bạn bè và người thân có thể giúp bạn giải phóng những cảm xúc tiêu cực và nhận được sự động viên, khuyên nhủ hữu ích. Những cuộc trò chuyện này có thể giúp bạn thấy thoải mái hơn và giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn.

    Duy trì thói quen tập thể dục

    Duy trì thói quen tập thể dục
    Duy trì thói quen tập thể dục

    Với một người mất cảm xúc thì để duy trì một thói quen như tập thể dục là khá khó khăn. Tuy nhiên, tập thể dục hằng ngày là phương pháp hiệu quả để cải thiện tâm trạng và giảm triệu chứng vô cảm. Hãy dành ít nhất 30-45 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất như đi bộ nhanh hoặc tập aerobic. Các hoạt động này sẽ giúp bạn dần phục hồi cảm xúc.

    Ngủ đủ giấc

    Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tâm lý. Để duy trì cảm xúc cân bằng, giúp bạn có thêm năng lượng dồi dào thì việc ngủ nghỉ và ăn uống là rất quan trọng. Hãy chú ý đến thói quen ăn, ngủ của bạn để có một tinh thần và sức khỏe tốt hơn.

    Tư vấn tâm lý

    Nếu bạn đã cố gắng nhưng không thể tự mình vượt qua tình trạng này, bạn nên gặp một chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp bạn khai thác nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và đưa ra những phương pháp trị liệu phù hợp. Những buổi tư vấn này sẽ giúp bạn ổn định tinh thần, điều chỉnh lại cảm xúc.

    Xem thêm: Chi phí khám tâm lý bao nhiêu? Cập nhật mới nhất 2024

    Mất cảm xúc với mọi thứ không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, mà là một lời nhắc nhở rằng bạn cần quan tâm đến sức khỏe tâm lý của mình. Nếu bạn đang cảm thấy lạc lõng và cần một nơi để chia sẻ, hãy dùng ứng dụng Askany. Tại đây, bạn sẽ được kết nối với các chuyên gia tư vấn tâm lý và nhận được những lời khuyên hữu ích, giúp bạn vượt qua tình trạng này nhanh hơn.