Hội chứng sợ gián (Blatophobia) là một dạng rối loạn lo âu lan tỏa, khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi tột độ khi nhìn thấy, nghĩ đến hoặc tiếp xúc với gián. Bạn có từng rùng mình khi nhìn thấy một con gián nhỏ xíu? Cảm giác sợ hãi, lo lắng và thậm chí là ghê tởm khi đối mặt với loài côn trùng này có thể là dấu hiệu của hội chứng sợ gián. Cùng các chuyên gia tư vấn tâm lý tại Askany tìm hiểu sâu hơn về nỗi ám ảnh này và cách vượt qua nó.
Hội chứng sợ giá là gì?
Hội chứng sợ gián (còn được biết đến với thuật ngữ khác là Katsaridaphobia) khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi tột độ khi nhìn thấy, nghĩ đến hoặc thậm chí chỉ tưởng tượng ra hình ảnh con gián. Nỗi sợ này có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, khó thở, run rẩy và tránh né mọi nơi có thể xuất hiện gián.
Mặc dù Blatophobia được xếp vào nhóm các nỗi sợ gây rối loạn lo âu quá mức, nhưng nó vẫn chưa chưa được công nhận chính thức trong sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần.
Nguyên nhân mắc hội chứng sợ gián là gì?
Từ khi sinh ra và lớn lên, con người luôn phải đối diện với nỗi sợ bằng cách này hay cách khác. Tuy nhiên, đối với người mắc hội chứng Bathophobia, họ thường xuyên sợ hãi quá mức ngay cả trong những trường hợp không nguy hiểm. Ví dụ chỉ cần nhìn thấy loài gián từ xa, bệnh nhân sẽ cảm thấy hoảng loạn, ám ảnh. Lý do đến từ:
- Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ: Ví dụ, bị gián cắn, nhìn thấy gián trong tình huống đáng sợ, bị hù dọa đến mức ám ảnh,...Những ký ức này sẽ vô tình tạo nên phản ứng phòng vệ vô thức trong suy nghĩ, não bộ sẽ tự động kích hoạt cảm giác sợ hãi tột độ khi bệnh nhân nhìn thấy gián
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc chứng sợ gián, khả năng bạn cũng bị ảnh hưởng là khá cao.
- Quan sát người khác biểu hiện sợ hãi khi đối mặt với gián có thể khiến bệnh nhân hình thành nỗi sợ tương tự.
- Những suy nghĩ tiêu cực về gián, như cho rằng chúng bẩn thỉu, mang mầm bệnh, sinh sản nhanh,...có thể làm tăng cường nỗi sợ.
- Những người có tính cách nhạy cảm, dễ lo lắng có xu hướng dễ mắc hội chứng sợ gián hơn.
- Một số lí do khác: được bao bọc từ nhỏ, đã quen sống trong môi trường sạch sẽ không có gián, không thường xuyên tiếp xúc với các loại gián,...
Biểu hiện thường gặp của hội chứng sợ gián
Không khó để nhận ra một người mắc rối loạn ám ảnh sợ gián (Blatophobia) bởi các triệu chứng được thể hiện rất rõ ràng. Khi đối mặt với loài côn trùng này, người bệnh thường trải qua những cảm xúc cực độ như kinh hoàng, hoảng loạn và có thể dẫn đến các hành vi bất thường. Thậm chí, nỗi sợ hãi còn ám ảnh họ đến mức can thiệp nghiêm trọng vào cuộc sống hàng ngày.
Một số biểu hiện điển hình của hội chứng này bao gồm:
- Phản ứng vật lý: Tim đập nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy, khó thở, buồn nôn, tăng huyết áp, buồn nôn, tìm cách chạy trốn, khô miệng,...
- Phản ứng tâm lý: Cảm giác vô cùng sợ hãi, muốn chạy trốn, tránh né mọi thứ liên quan đến gián, tránh đi qua những nơi có thể nhìn thấy gián, như bãi rác, ao hồ, nhà kho, hang động. Đồng thời họ luôn có suy nghĩ gián là động vật nguy hiểm, có thể mang tới thảm họa cho con người.
- Hành vi: Kiểm soát môi trường sống một cách ám ảnh, dọn dẹp liên tục, lau nhà, xịt phòng hoặc xịt nước hoa. Thậm chí một số người còn vứt bỏ những đồ mà gián đã chạm lên.
Ảnh hưởng của hội chứng sợ gián
Phần lớn mọi người thường nhầm lẫn Blatophobia với cảm giác ghê sợ côn trùng thông thường. Sự thiếu hiểu biết này có thể khiến nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng không được điều trị kịp thời, dẫn đến chất lượng cuộc sống suy giảm.
Người mắc hội chứng sợ gián thường cảm thấy sợ hãi, bất an và căng thẳng khi nghĩ đến khả năng sẽ nhìn thấy gián. Nếu cảm giác này kéo dài lâu ngày, không thể kiểm soát, nó có thể gây ra căng thẳng và phiền muộn. Tình trạng căng thẳng quá độ kéo dài khiến bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức xương khớp và khó thư giãn.
Người bệnh thường né tránh nơi có gián, gây khó khăn trong công việc và ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Họ có xu hướng hạn chế ra đường, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết, khiến cuộc sống trở nên tù túng. Đồng thời, họ còn dành phần lớn thời gian để vệ sinh nhà cửa và sát khuẩn đồ dùng bởi luôn lo lắng sẽ nhiễm bệnh từ gián.
Nếu không được điều trị, hội chứng sợ gián có thể phát triển thành các vấn đề tâm lý nghiêm trọng hơn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn hoảng sợ. Một số bệnh nhân sử dụng rượu bia và chất gây nghiện để giảm căng thẳng, làm tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích.
Nhưng bạn nên biết rằng, hội chứng sợ gián có thể được điều trị hoàn toàn. Thay vì sống chung với nỗi sợ, bệnh nhân nên chủ động thăm khám để vượt qua sự sợ hãi và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chẩn đoán hội chứng sợ gián
Mặc dù chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán riêng biệt trong DSM-5, nhưng việc chẩn đoán hội chứng sợ gián thường dựa trên các biểu hiện lâm sàng đặc trưng và các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu ám ảnh như: lo lắng, sợ hãi tột độ, tránh né các hình huống có thể gặp gián, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, khó thở, run rẩy,...
Quá trình chẩn đoán hội chứng sợ gián thường bao gồm các bước như sau:
- Phỏng vấn lâm sàng: Bác sĩ tâm thần sẽ hỏi về lịch sử bệnh, các triệu chứng, và các yếu tố gây căng thẳng.
- Đánh giá tâm lý: Sử dụng các thang đo tâm lý để đánh giá mức độ sợ hãi và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
- Kiểm tra thể chất: Loại trừ các nguyên nhân bệnh lý thể chất có thể gây ra các triệu chứng tương tự.
- Tiếp xúc với kích thích: Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân xem hình ảnh, video hoặc thậm chí tiếp xúc trực tiếp với gián (trong một môi trường an toàn) để đánh giá phản ứng.
Điều trị hội chứng sợ gián
Có nhiều giải pháp được áp dụng trong quá trình điều trị hội chứng sợ gián, cụ thể như:
Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là biện pháp hiệu quả để khắc phục hội chứng sợ gián. Bác sĩ sẽ tìm hiểu để biết được nguồn cơn gây ra nỗi sợ gián vô lý của bạn, từ đó họ sẽ chọn hướng điều trị phù hợp để giúp bạn hình thành những suy nghĩ tích cực hơn. Đồng thời, cũng điều chỉnh hành vi và cảm xúc của bạn theo chiều hướng tốt lên.
Sử dụng thuốc
Thuốc ít được sử dụng khi điều trị các nỗi sợ. Nhưng nếu người mắc phải sống trong môi trường có nhiều gián thì đây chính là giải pháp hiệu quả giúp người bệnh giảm bớt các nỗi lo, căng thẳng,cải thiện cảm xúc tiêu cực và giảm nhẹ các triệu chứng.
Điều trị các bệnh lý đi kèm
Trên thực tế, chứng ám ảnh gián hiếm khi xảy ra đơn lẻ mà thường đi kèm với các vấn đề tâm lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và rối loạn hoảng sợ. Vì vậy, việc điều trị các bệnh này phải được tiến hành đồng thời để đạt được kết quả tốt nhất.
Tương tự như chứng sợ Blatophobia, những tình trạng này cũng có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và thuốc. Đặc biệt, thuốc thường được sử dụng làm phương pháp điều trị chính trong thời gian dài.
Cách điều trị hội chứng sợ gián tại nhà
Ngoài trị liệu tâm lý và dùng thuốc, bệnh nhân cần chăm sóc bản thân để giảm lo lắng và căng thẳng, từ đó cải thiện cả sức khỏe thể chất.
- Thiền, yoga, và liệu pháp mùi hương giúp trấn an tâm trí và giảm căng thẳng. Bệnh nhân có thể tập thở sâu, thư giãn cơ, tắm nước ấm và xoa bóp để cảm thấy thoải mái hơn.
- Những người sợ gián thường khó ngủ vì lo lắng. Ngồi thiền, sử dụng liệu pháp mùi hương, hoặc uống trà thảo mộc có thể giúp thư giãn và cải thiện giấc ngủ.
- Viết nhật ký hoặc chia sẻ cảm xúc với người thân có thể giúp người bệnh giảm cảm giác tự ti và bức bối trước nỗi sợ.
- Tìm hiểu thông tin khoa học về gián để nhận ra chúng không nguy hiểm. Hiểu rõ hơn sẽ giúp bệnh nhân giảm nỗi sợ vô lý.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và tránh xa rượu bia, chất gây nghiện hỗ trợ quá trình điều trị.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hội chứng sợ gián, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả. Đừng để nỗi sợ gián cản trở cuộc sống của bạn. Hãy kết nối với chuyên gia tâm lý trên Askany để được hỗ trợ tận tâm và áp dụng phương pháp hiệu quả giúp bạn vượt qua hội chứng sợ gián. Tư vấn trực tuyến dễ dàng, bảo mật và chuyên nghiệp – đặt lịch ngay hôm nay để được miễn phí 15 phút đầu tiên.