Tổng hợp cách điều trị bệnh nghiện game hiệu quả nhất cho con
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Tổng hợp cách điều trị bệnh nghiện game hiệu quả nhất cho con

    blogDưới đây là tổng hợp cách điều trị bệnh nghiện game hiệu quả nhất cho con, bao gồm: giảm dần thời gian chơi game, thay thế bằng các hoạt động khác, tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý,....

    Cách điều trị bệnh nghiện game hiệu quả trong thời gian ngắn là gì? Nghiện game đang trở thành vấn đề cực kì phổ biến, đặc biệt ở giới trẻ. Không khác gì với nghiện các chất kích thích, nghiện game gây ra hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe trẻ em như: rối loạn giấc ngủ, béo phì, trầm cảm, lo âu,... Hãy đọc bài viết sau đây của Askany để hiểu hơn về bệnh nghiện game, nguyên nhân, dấu hiệu và các biện pháp điều trị hiệu quả.

    Nghiện game là gì?

    Chứng nghiện game - Video game addiction (VGA) là một tình trạng vô cùng nguy hiểm
    Chứng nghiện game - Video game addiction (VGA) là một tình trạng vô cùng nguy hiểm

    Nghiện game là một tình trạng mà một người dành quá nhiều thời gian và công sức cho việc chơi game, đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến các khía cạnh khác trong cuộc sống như học tập, công việc, mối quan hệ xã hội và sức khỏe. Một đứa trẻ được xem là nghiện game nếu chúng mất kiểm soát khi chơi game trong thời gian dài, ít nhất là 12 tháng. Trẻ em nghiện game thường tiếp tục chơi dù biết rằng nó có thể gây hại cho sức khỏe.

    Nguyên nhân gây nghiện game

    Nghiện game là một vấn đề phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố. Nhưng dưới đây, các chuyên gia tâm lý tại Askany sẽ chia thành 2 nguyên nhân chính là trực tiếp và gián tiếp:

    Nghiện game thường xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp
    Nghiện game thường xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp

    Nguyên nhân trực tiếp thường liên quan đến cơ chế thưởng phạt của não bộ. Khi chơi game, não bộ tiết ra dopamine - một chất dẫn truyền thần kinh mang lại cảm giác hưng phấn và sảng khoái khiến chúng ta muốn chơi thêm. Bên cạnh đó, mong muốn được khẳng định bản thân, tìm kiếm cảm giác mạnh cũng là những động lực thúc đẩy người chơi.

    Nguyên nhân gián tiếp bao gồm các yếu tố tâm lý, xã hội và môi trường. Trẻ em có xu hướng nghiện game hơn khi chúng cảm thấy cô đơn, buồn chán hoặc gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội. Áp lực học tập, vấn đề gia đình cũng là những yếu tố góp phần. Môi trường xung quanh, đặc biệt là bạn bè, có thể ảnh hưởng đến hành vi chơi game của một người.

    Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thiết kế của game cũng đóng vai trò quan trọng. Tính cạnh tranh cao, cơ chế thưởng phạt liên tục và cốt truyện hấp dẫn có thể khiến người chơi dễ bị cuốn hút và khó rời mắt khỏi màn hình.

    Dấu hiệu con bạn đã nghiện game

    Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể bị nghiện game:

    • Mất kiểm soát thời gian, dành quá nhiều thời gian cho game. Trẻ em nghiện game thường chơi game quá 3 giờ/ngày và chơi liên tục không nghỉ trong 1 tháng trở lên. Chúng cũng thường có xu hướng muốn tăng thêm thời gian chơi và không thể dừng lại dù muốn. Thậm chí còn cảm thấy bồn chồn, khó chịu khi không được chơi game.
    • Trẻ ưu tiên việc chơi game hơn các hoạt động khác và thường bỏ bê học tập, công việc, các mối quan hệ xã hội xung quanh để dành thời gian cho việc chơi game.
    • Kết quả học tập giảm sút, hiệu suất làm việc giảm.
    • Không ăn uống và vệ sinh cá nhân. Nhiều trẻ nghiện chơi game liên tục có thể gây mất cân bằng nhịp sinh học.
    • Trẻ gặp các vấn đề về giấc ngủ và sức khỏe thể chất như đau lưng, mỏi mắt do ngồi lâu trước màn hình.
    • Thay đổi tính cách và thường xuyên cáu gắt, dễ cáu bẳn, cô lập bản thân và có những suy nghĩ tiêu cực.
    • Thường xuyên cãi vã với gia đình, bạn bè và cảm thấy cô đơn, lạc lõng.
    • Ít giao tiếp với bạn bè, gia đình, và không tham gia các hoạt động xã hội.
    • Một số trẻ còn bị ảnh hưởng bởi tính cách của các nhân vật trong game dẫn đến những hành vi bạo lực, hung hăng

    Các dấu hiệu tâm lý khác của nghiện game bao gồm: trầm cảm, lo âu, căng thẳng, và rối loạn giấc ngủ. Về mặt xã hội, người nghiện game thường có xu hướng cô lập bản thân, tránh né các hoạt động xã hội, và nói dối về thời gian chơi game.

    Nghiện game là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống.  Nếu bạn nhận thấy mình có nhiều dấu hiệu trên, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý.

    Tác hại không lường của nghiện game

    Tác hại không lường của nghiện game
    Tác hại không lường của nghiện game

    Nghiện game không chỉ ảnh hưởng đến thời gian và năng lượng của bạn mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe thể chất, tinh thần và xã hội.

    • Ngồi lâu trước màn hình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất như: tư thế, thị lực, tim mạch và tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa cột sống, béo phì, tiểu đường. Do nghiện game nên chế độ ăn uống và giấc ngủ không điều độ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng da khô, xuất hiện nhiều nếp nhăn và tàn nhang.
    • Nghiện game có thể gây ra các vấn đề tâm thần như trầm cảm, lo âu, cô đơn, khả năng tập trung kém và suy giảm trí nhớ.
    • Người nghiện game thường có xu hướng cô lập bản thân, tránh giao tiếp xã hội và có thể trở nên hung hăng, bạo lực hơn.
    • Trẻ em nghiện game sẽ thường xuyên nói dối bố mẹ để trốn học hoặc lừa đảo gia đình để lấy tiền đi chơi
    • Người nghiện game sẽ ít tương tác xã hội. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ gia đình, bạn bè cũng như hiệu suất học tập và làm việc. Nhiều người nghiện game còn có thể nói dối, trộm cắp để có tiền chơi game.
    • Chi tiêu quá mức cho game để mua đồ ảo hoặc các dịch vụ liên quan đến game có thể gây ra gánh nặng tài chính cho bản thân và gia đình.
    • Một số hành vi liên quan đến nghiện game, như hack game, gian lận, có thể vi phạm pháp luật và dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.

    Các đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi nghiện game

    Các đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi nghiện game bao gồm:

    • Do trẻ em và thanh thiếu niên là độ tuổi hiếu động, tò mò và chưa phát triển đầy đủ về tâm lý nên sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi game hơn.
    • Người có vấn đề về tâm lý như bị trầm cảm, lo âu, tự ti, cô đơn có thể khiến tìm đến game để trốn tránh thực tế.
    • Trẻ em ít tham gia những hoạt động hòa nhập với cộng đồng.
    • Những đứa trẻ không được gia đình, nhà trường, xã hội quan tâm.
    • Trẻ em có hoàn cảnh gia đình không hạnh phúc, bị sang chấn tâm lý, tổn thương về mặt tình cảm.
    • Người làm việc văn phòng do áp lực công việc, căng thẳng có thể tìm đến game để giải tỏa.

    Cách điều trị bệnh nghiện game

    Dưới đây là một số cách điều trị bệnh nghiện game được chuyên gia tâm lý trên Askany khuyến khích thực hiện

    Giảm dần thời gian chơi game

    Ngừng chơi game ngay lập tức có thể khiến trẻ khó chịu và có hành vi phản kháng. Do đó bố mẹ hãy giảm dần thời gian chơi game, bắt đầu giảm từ 15-30 phút mỗi ngày và sau đó giảm thêm sau 1-2 tuần.

    Giải thích tác hại của nghiện game cho trẻ hiểu

    Trẻ em ở tuổi dậy thì thường rất nhạy cảm với về mặt tâm lý. Do đó cha mẹ nên dùng ngôn từ dễ hiểu, phù hợp để giải thích cho con, tránh việc trẻ sẽ phản ứng ngược. Bố mẹ có thể tìm tài liệu đáng tin cậy, các bài báo từ chuyên gia, các nghiên cứu giải thích tác hại của nghiện game với cơ thể. Khi trẻ hiểu rõ và nhận thức được mức độ nghiêm trọng, chúng sẽ tự giác giảm thời gian chơi game và lắng nghe các chiến lược cai nghiện game do bố mẹ hướng dẫn. Đây cũng là một cách cai nghiện game hiệu quả.

    Trò chuyện, khuyến khích con mở rộng các mối quan hệ

    Giao tiếp với mọi người xung quanh là điều trị bệnh nghiện game
    Giao tiếp với mọi người xung quanh là điều trị bệnh nghiện game

    Gia đình nên thường xuyên trò chuyện, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của trẻ. Khuyến khích con tham gia các câu lạc bộ, hoạt động kỹ năng mềm và hoạt động thiện nguyện để tạo cơ hội vui chơi và kết nối với bạn bè cùng trang lứa. Đây cũng là cơ hội để trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, mở rộng thế giới quan.

    Khi trẻ khám phá ra rằng có nhiều thứ để làm, chúng sẽ dần quên đi cảm giác hào hứng khi chơi game và thay đổi lối sống tích cực hơn.

    Đăng ký cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa

    Cách điều trị bệnh nghiện game tiếp theo mà bố mẹ nên áp dụng là đăng ký cho con tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, bơi lội, bóng rổ, cầu lông hoặc đạp xe. Những hoạt động này giúp trẻ giảm căng thẳng, áp lực trong học tập và ít dành thời gian cho việc chơi game hơn.

    Đăng ký khóa học kỹ năng

    Cách điều trị bệnh nghiện game hiệu quả
    Khuyến khích trẻ phát triển sở thích và kỹ năng mới

    Khuyến khích trẻ phát triển sở thích và kỹ năng mới như âm nhạc, vẽ tranh, đan len hay thể thao. Điều này giúp trẻ có thêm niềm vui và giảm dần thời gian chơi game.

    Áp dụng phương pháp “đặt phần thưởng”

    Hãy xem “thời gian chơi game” là phần thưởng cho trẻ. Trẻ sẽ được chơi khi hoàn thành công việc hoặc mục tiêu mà bố mẹ đặt ra. Ví dụ khi trẻ có bài tập về nhà, bố mẹ sẽ cho chúng chơi nếu hoàn thành tốt và quy định chỉ được chơi vào các ngày cuối tuần.

    Sử dụng tâm lý trị liệu

    Tư vấn tâm lý để điều trị dứt điểm tình trạng nghiện game của trẻ
    Tư vấn tâm lý để điều trị dứt điểm tình trạng nghiện game của trẻ

    Cai nghiện game bằng phương pháp tâm lý trị liệu mang lại hiệu quả rất cao và là một biện pháp an toàn khi không cần sử dụng đến thuốc. Chuyên gia tâm lý tại Askany có thể giúp tìm ra được nguyên nhân gốc rễ vì sao con bị nghiện game và xác định chính xác mức độ nghiện hiện tại của trẻ. Từ đó, họ sẽ thảo luận với bố mẹ về giải pháp cụ thể như: Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp tiếp xúc và ngăn chặn phản ứng (ERP), liệu pháp gia đình,... để ngăn chặn tình trạng này.

    Khuyến khích con làm việc nhà

    Hướng dẫn con làm việc nhà để trẻ ít dành thời gian cho việc chơi game
    Hướng dẫn con làm việc nhà để trẻ ít dành thời gian cho việc chơi game

    Cách điều trị bệnh nghiện game hiệu quả tiếp theo là khuyến khích con làm việc nhà. Bố mẹ nên giao cho con các công việc như rửa bát, lau nhà, tưới cây, phụ nấu ăn,... để giảm thời gian rảnh rỗi và giúp trẻ nhận thức trách nhiệm của mình trong gia đình.

    Cắt mạng internet (nếu cần)

    Nếu các biện pháp cai nghiện game ở trên không hiệu quả, cắt mạng internet có thể là biện pháp cuối cùng để kiểm soát việc chơi game của con.

    Ban đầu con có thể la hét, chống cự, thậm chí là tức giận. Lúc này, bố mẹ nên nói rõ với con cái rằng việc tắt internet là do hành vi không hợp tác của chúng. Ba mẹ sẽ không đi đến quyết định này nếu con chịu thỏa hiệp và chấp nhận những mong muốn và đề xuất của ba mẹ ngay từ đầu.

    Bố mẹ cũng nên đề phòng trường hợp con có thể chống đối bằng cách nói dối để nghỉ học chơi game. Vì vậy cần theo dõi chặt chẽ thời gian sinh hoạt và học tập của con.

    Lên kế hoạch sinh hoạt và học tập cho con

    Khi bố mẹ đặt ra các quy tắc về sinh hoạt và học tập, trẻ sẽ dễ dàng quản lý thời gian và chủ động hơn thay vì đợi bố mẹ nhắc nhở. Lúc này, con sẽ được rèn luyện tính tự giác, trách nhiệm bằng cách sinh hoạt và học tập đúng giờ giấc. Nhưng không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng hợp tác. Ban đầu có thể chúng sẽ liên tục phá vỡ nguyên tắc, bố mẹ nên phê bình và đưa ra những hình phạt phù hợp để con nghiêm chỉnh chấp hành những quy định. Khi con đã làm tốt và có tiến bộ, bố mẹ nên động viên và khen thưởng con bằng những món quà nhỏ để chúng có động lực và duy trì tốt hơn.

    Tạm thời cất máy tính/máy chơi game của bé

    Trong trường hợp nghiêm trọng, cách điều trị bệnh nghiện game là tạm thời cất máy tính hoặc máy chơi game của con. Hãy để ở những nơi mà con không dễ dàng tìm được và nhất quyết không cho con chơi game. Một số trẻ sẽ chống cự, tức giận tuy nhiên bố mẹ nên bình tĩnh nói chuyện, giải thích rõ về tác hại của game cho con hiểu. Sau đó khuyến khích con tham gia các hoạt động bổ ích lành mạnh khác.

    Đi du lịch cùng con

    Tổ chức các chuyên du lịch gia đình
    Tổ chức các chuyên du lịch gia đình

    Bố mẹ nên dành thời gian rảnh để tổ chức các chuyên du lịch gia đình và cùng con khám phá thế giới bên ngoài. Khi con tìm thấy những điều mới mẻ, những niềm vui khác nhau trong cuộc sống, con sẽ mất dần hứng thú với các trò chơi online.

    Phòng ngừa nghiện game tái phát

    Để ngăn ngừa bệnh nghiện game tái phát, trẻ em cần sự hỗ trợ rất lớn từ gia đình và xã hội:

    • Giảm thời gian chơi game bằng cách thiết lập lịch trình cụ thể
    • Gia đình nên thường xuyên trò chuyện, tâm sự cùng con.
    • Cho con tham gia những hoạt động lành mạnh bên ngoài, những hoạt động xã hội bổ ích.
    • Theo dõi thời khóa biểu của trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu tái phát của bệnh nghiện game.
    • Không để trẻ tiếp xúc với môi trường dễ nghiện game.

     

    Đó là cách điều trị bệnh nghiện game hiệu quả cho con mà bố mẹ nên biết. Hãy nhớ rằng,  việc cai nghiện game là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên trì từ gia đình và cả bản thân đứa trẻ đó. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia điều trị nghiện game hàng đầu trên Asky khi cần bạn nhé.