Trầm cảm sau sinh có chữa khỏi không: 3 phương pháp hiệu quả nhất 2024
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Trầm cảm sau sinh có chữa khỏi không: 3 phương pháp hiệu quả nhất 2024

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Nếu bạn đang thắc mắc trầm cảm sau sinh có chữa khỏi không thì câu trả lời chính là “hoàn toàn có thể chữa khỏi”. Đây là tin vui dành cho các mẹ đang gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên quá trình điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ trầm cảm, sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, cũng như sự quyết tâm điều trị của bản thân. Cùng tìm hiểu một số phương pháp điều trị hiệu quả được chuyên gia tâm lý tại Askany khuyến khích trong bài viết bên dưới.

    Khái niệm về trầm cảm sau sinh

    Trầm cảm sau sinh là dạng trầm cảm có thể mắc phải sau khi mẹ sinh con. Nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, trong năm đầu tiên của bé, nhưng phổ biến nhất là 3 tuần đầu sau khi sinh. Khi mắc chứng trầm cảm sau sinh (Postpartum depression - PPD), người mẹ có thể cảm thấy buồn bã, vô vọng và cảm giác tội lỗi vì không muốn gắn kết, hoặc chăm sóc con mình.

    Bạn có thể thực hiện bài test trầm cảm sau sinh EPDS để kiểm tra sức khỏe tinh thần của mình nhé.

    Trầm cảm sau sinh nguy hiểm thế nào?

    Bệnh trầm cảm sau sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và bé:

    • Mẹ bị mất ngủ, chán ăn, khiến cho tình trạng sức khỏe bị sa sút, trí tuệ kém minh mẫn làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và cuộc sống thường ngày.
    • Mẹ có tâm trạng lo lắng, bi quan và suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến hành vi tự sát hoặc giết hại chính con mình.
    • Mẹ không muốn gần gũi với con sẽ làm cho đứa bé thiếu đi tình thương yêu và sự chăm sóc từ mẹ.

    Trầm cảm sau sinh có chữa khỏi không

    Như đã đề cập bên trên, trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Việc điều trị bệnh trầm cảm sau sinh (PPD) còn cần dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh cũng như cơ địa của từng bà mẹ. Sau đó, bác sĩ mới có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Người nhà cũng nên lưu ý, phác đồ điều trị có thể phù hợp cho người này nhưng lại không phù hợp cho người kia. Do đó, không nên tự ý bắt chước theo các điều trị của những bà mẹ khác, mà cần có sự tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý.

    Điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả thường dựa trên 3 phương pháp sau:

    Thuốc chống trầm cảm

    Trầm cảm sau sinh có liên quan đến nồng độ serotonin trong não. Do đó, dùng thuốc để tăng cường nồng độ serotonin là một bước cần thiết. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) là loại phổ biến, được dùng nhiều nhất nhất hiện nay. Chúng giúp giảm cảm giác cáu kỉnh, tuyệt vọng, và khó ngủ ở các bà mẹ. Tuy nhiên, thuốc có thể cần vài tuần mới phát huy tác dụng.

    Thuốc chống trầm cảm sau sinh
    Thuốc chống trầm cảm sau sinh

    Một lưu ý quan trọng là thuốc chống trầm cảm có thể truyền qua sữa mẹ, nhưng rất ít thông tin về rủi ro lâu dài. Một số nghiên cứu cho thấy thuốc chống trầm cảm ba vòng như imipramine và nortriptyline có thể an toàn cho bà mẹ đang cho con bú.

    Tuy nhiên, thuốc ba vòng (TCAs) không thích hợp cho người có tiền sử bệnh tim, động kinh, hoặc trầm cảm nặng với ý nghĩ tự tử thường xuyên. Đối với những người không thể dùng TCAs, bác sĩ có thể kê đơn SSRIs như paroxetine hoặc sertraline, vì nồng độ các chất này đi vào trong sữa mẹ là rất thấp.

    Điều trị trầm cảm nặng thường khó khăn hơn so với trầm cảm nhẹ, vì nó có thể liên quan đến các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ thần kinh như loạn thần hoặc hoang tưởng. Trong trường hợp này, thuốc an thần có thể được chỉ định nếu mẹ có dấu hiệu rối loạn tâm thần sau sinh, bao gồm ảo giác hoặc ý nghĩ tự tử. Tuy nhiên, các loại thuốc này nên được sử dụng trong thời gian ngắn. Tác dụng phụ có thể bao gồm:

    • Mất thăng bằng
    • Mất trí nhớ
    • Chóng mặt
    • Buồn ngủ
    • Nhầm lẫn

    Liệu pháp tâm lý

    Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một phương pháp điều trị hiệu quả cho trầm cảm sau sinh (PPD). Nghiên cứu cho thấy CBT có thể mang lại kết quả tích cực cho những trường hợp PPD vừa phải. Liệu pháp này giúp cá nhân hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa suy nghĩ và trạng thái cảm xúc của họ, từ đó thay đổi cách suy nghĩ để trở nên tích cực hơn.

    Liệu pháp tâm lý hành vi nhận thức là một lựa chọn phổ biến để điều trị trầm cảm sau sinh
    Liệu pháp tâm lý hành vi nhận thức là một lựa chọn phổ biến để điều trị trầm cảm sau sinh

    Tuy nhiên cũng cần lưu ý, đối với những người bị trầm cảm nặng, liệu pháp nói chuyện có thể không hiệu quả. Họ cần phải kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và thuốc mới mang lại kết quả tốt nhất.

    Liệu pháp chống co giật (ECT)

    Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị nêu trên, các bà mẹ có thể cần dùng đến liệu pháp chống co giật (ECT). ECT thường được thực hiện bằng cách gây mê, sau đó, một dòng điện nhẹ sẽ được truyền qua não để gây ra một cơn co giật ngắn. Đây là phương pháp hiệu quả cho trường hợp trầm cảm nặng, nhưng lợi ích thường chỉ trong dài ngắn hạn.

    ECT thường có tác dụng nhanh hơn so với thuốc chống trầm cảm
    ECT thường có tác dụng nhanh hơn so với thuốc chống trầm cảm

    Tác dụng phụ của ECT có thể bao gồm đau đầu và mất trí nhớ, mặc dù không phải lúc nào cũng xảy ra và thường chỉ xảy ra tạm thời.

    Làm thế nào để điều trị trầm cảm sau sinh nặng?

    Một người mẹ mắc PPD nặng có thể phải được điều trị bởi một đội ngũ chuyên gia đa ngành, bao gồm bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học lâm sàng, nhà trị liệu hành vi nhận thức (CBT) và y tá sức khỏe tâm thần.

    Nếu họ cảm thấy rằng bệnh nhân có nguy gây hại cho bản thân hoặc con của mình cao, họ có thể phải nhập viện để điều trị nội trú. Trong một số trường hợp, chồng hoặc thành viên gia đình có thể chăm sóc trẻ sơ sinh trong khi người mẹ bị PPD đang được điều trị.

    Một số lưu ý đối với bệnh nhân đang điều trị trầm cảm sau sinh nặng:

    • Không được tự ý mua thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
    • Tham vấn ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng thêm một loại thuốc khác hay liệu pháp tâm lý nào đó.
    • Báo ngay cho bác sĩ tâm thần biết khi có các tác dụng phụ của thuốc.
    • Trung thực, cởi mở và kiên trì trong quá trình điều trị.

    Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi trầm cảm sau sinh có chữa khỏi không? mà bạn quan tâm. Một lần nữa, trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ trầm cảm, phương pháp điều trị, sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội, cũng như sự kiên trì của người bệnh. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình trạng trầm cảm sau sinh, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trên Askany để được tư vấn và điều trị kịp thời.