Trầm cảm không điển hình là gì? Chẩn đoán và điều trị hiệu quả
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Trầm cảm không điển hình là gì? Chẩn đoán và điều trị hiệu quả

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blog

    Trầm cảm không điển hình là một dạng rối loạn trầm cảm có một số triệu chứng khác biệt so với trầm cảm điển hình. Nó còn được gọi là rối loạn trầm cảm kiểu cũ. Để biết thêm thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của các chuyên gia trên ứng dụng Askany.

    Trầm cảm không điển hình là gì?

    Định nghĩa trầm cảm không điển hình
    Định nghĩa trầm cảm không điển hình

    Trầm cảm không điển hình, còn được gọi là trầm cảm Atypical, là một dạng rối loạn tâm trạng ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của con người. Khác với trầm cảm thông thường, người mắc trầm cảm không điển hình có thể có những cảm xúc tích cực tạm thời khi gặp sự kiện tích cực, nhưng tâm trạng buồn bã vẫn là cảm xúc chủ đạo. Biểu hiện thường thấy bao gồm tăng cảm giác ngon miệng, ngủ quá nhiều, cảm thấy bản thân bị chối bỏ hoặc cảm thấy tay hoặc chân nặng nề,

    Trầm cảm không điển hình rất phổ biến. Nó tác động trực tiếp tới cảm xúc, suy nghĩ và hành động của người bệnh, từ đó dẫn tới các vấn đề về cảm xúc và thể chất. Những hoạt động bình thường thường ngày cũng có thể bị ảnh hưởng. Bệnh nhân thậm chí còn xuất hiện suy nghĩ và ý định tự sát.

    Biện pháp điều trị trầm cảm không điển hình thường được sử dụng bao gồm: thuốc điều trị, tâm lý liệu pháp, và thay đổi lối sống.

    Dấu hiệu trầm cảm không điển hình

    Ăn và ngủ quá nhiều cũng là dấu hiệu trầm cảm không điển hình
    Ăn và ngủ quá nhiều cũng là dấu hiệu trầm cảm không điển hình

    Dấu hiệu của trầm cảm không điển hình rất khác nhau giữa các bệnh nhân, nhưng dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:

    • Tâm trạng buồn bã kéo dài 2 tuần trở lên
    • Cảm xúc tiêu cực nhưng có thể tốt lên tạm thời khi nhận tin vui hoặc có sự kiện tích cực.
    • Thay đổi cảm giác thèm ăn có thể ăn nhiều hoặc ăn ít, hoặc tăng cân.
    • Ngủ quá nhiều nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.
    • Khó tập trung và nhớ
    • Cảm giác nặng nề ở các chi (tay và chân), mệt mỏi và thiếu năng lượng, kéo dài từ một giờ trở lên trong ngày.
    • Nhạy cảm với sự từ chối hoặc bị phân biệt, gây ảnh hưởng tới mối quan hệ, công việc, sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

    Với số ít người, các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm không điển hình có thể nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như không còn khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày hoặc có ý định tự sát.

    Nguyên nhân trầm cảm không điển hình

    Trầm cảm không điển hình xuất phát từ Bất thường trong não bộ
    Trầm cảm không điển hình xuất phát từ Bất thường trong não bộ

    Trầm cảm không điển hình thường khởi phát vào những năm vị thành niên, sớm hơn so với các loại trầm cảm khác, và có thể diễn tiến kéo dài hơn các loại trầm cảm khác. Nguyên nhân gây ra trầm cảm không điển hình vẫn còn là bí ẩn, nhưng các nhà khoa học cho rằng nó xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau cộng dồn lại, điển hình như:.

    • Bất thường trong não bộ: Não bộ sử dụng các chất dẫn truyền thần kinh để truyền tín hiệu giữa các tế bào. Khi các chất dẫn truyền thần kinh này bị rối loạn, hoạt động của não bộ cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến trầm cảm.
    • Di truyền: Trầm cảm có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu cha mẹ hoặc anh chị em mắc trầm cảm, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh hơn.
    • Yếu tố môi trường: Các yếu tố như căng thẳng, sang chấn, lạm dụng, thiếu thốn tình cảm... cũng có thể góp phần gây ra trầm cảm không điển hình.

    Ai dễ mắc trầm cảm không điển hình?

    Ai dễ mắc trầm cảm không điển hình cao nhất?
    Ai dễ mắc trầm cảm không điển hình cao nhất?

    Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm không điển hình:

    Tiền sử bệnh lý:

    • Người từng mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực có nguy cơ cao mắc trầm cảm không điển hình.
    • Dùng chất kích thích và rượu bia thường xuyên
    • Chấn thương tâm lý thời thơ ấu như bạo lực, lạm dụng, bỏ bê...
    • Môi trường áp lực, căng thẳng
    • Trải qua những sự kiện rất tiêu cực như người thân qua đời, mất mát lớn...

    Cuối cùng, nếu có quan hệ huyết thống với người mắc trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc nghiện rượu, bạn có nguy cơ cao mắc trầm cảm không điển hình hơn.

    Biến chứng thường gặp của trầm cảm không điển hình

    Giống như các loại trầm cảm khác, trầm cảm không điển hình không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc mà còn tác động tiêu cực đến hành vi và sức khỏe tổng thể, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng:

    Ví dụ dễ hiểu, trầm cảm không điển hình có mối liên quan với:

    • Tăng cân mất kiểm soát do tăng cảm giác thèm ăn.
    • Cảm giác bị chối bỏ thường xuyên khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ cá nhân và công việc.
    • Trong quá trình tự đối mặt với bệnh, nhiều người trầm cảm không điển hình tìm đến rượu bia và ma túy, dẫn đến các vấn đề sức khỏe và gia tăng nguy cơ nghiện.
    • Đi kèm với các rối loạn tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn lo âu khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp và khó điều trị hơn.
    • Cảm giác tuyệt vọng là một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến hành vi tự tử.

    Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

    Trò chuyện với bác sĩ sẽ giúp tâm trạng bạn tốt hơn
    Trò chuyện với bác sĩ sẽ giúp tâm trạng bạn tốt hơn

    Nếu bạn đang cảm thấy tuyệt vọng, không lối thoát, hãy thăm khám, trò chuyên với bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Trầm cảm không điển hình có thể trở nặng hơn nếu không được điều trị. Nếu bạn ngại đi khám, hãy chia sẻ với bạn bè, người thân, chức sắc tôn giáo hoặc bất kỳ ai mà bạn tin tưởng. Cách nhanh nhất là liên hệ với chuyên gia tâm lý trên Askany ngay tại bài viết này.

    Nếu bạn có ý định tự làm hại hoặc tự sát, hãy liên lạc với bác sĩ nếu có thể, hoặc tìm sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân, hoặc người có thể hỗ trợ.

    Nếu nhận thấy bạn bè hoặc người thân của mình có ý định tự sát, hãy đảm bảo túc trực, có người ở bên cạnh họ, gọi cấp cứu ngay hoặc tự đưa họ đến bệnh viện nếu có thể đảm bảo an toàn.

    Chẩn đoán trầm cảm không điển hình như thế nào?

    Các xét nghiệm và kiểm tra có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng và phát hiện biến chứng. Quá trình chẩn đoán bao gồm thăm khám lâm sàng, làm xét nghiệm (vì đôi khi trầm cảm liên quan đến một bệnh lý nền), và đánh giá tâm lý - tâm thần.

    Điều trị trầm cảm không điển hình như thế nào?

    Trầm cảm không điển hình có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc, tâm lý liệu pháp và thay đổi lối sống.

    Các loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng để điều trị trầm cảm không điển hình bao gồm:

    • Thuốc chống trầm cảm lâu đời nhất: Thuốc ức chế enzyme monoamine oxidase (MAOIs). Nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ nhưng hiệu quả trong điều trị trầm cảm không điển hình, đặc biệt là thuốc phenelzine. MAOIs cũng hiệu quả với các bệnh lo âu, hoảng loạn và các triệu chứng khác.

    Lưu ý: Sử dụng MAOIs cần tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt vì có thể xảy ra tương tác nguy hiểm với một số loại thực phẩm, thuốc kê đơn và không kê đơn khác (như thuốc thông mũi, thảo dược bổ sung). MAOIs không thể dùng chung với thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs).

    • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRIs): Sertraline (Zoloft) và fluoxetine (Prozac) là những ví dụ điển hình, có hiệu quả cao và ít tác dụng phụ hơn MAOIs.
    • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Hiệu quả thấp hơn SSRIs nhưng vẫn có thể là lựa chọn trong một số trường hợp.

    Tâm lý liệu pháp: Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là một loại tâm lý liệu pháp hiệu quả cho trầm cảm không điển hình. CBT giúp bệnh nhân nhận thức và thay đổi những suy nghĩ và hành vi tiêu cực của mình.

    Thay đổi lối sống: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và tránh sử dụng chất kích thích có thể giúp cải thiện triệu chứng của trầm cảm không điển hình.

    tư vấn trầm cảm không điển hình

     

    Nếu bạn hoặc người thân có biểu hiện của bệnh trầm cảm không điển hình, cần đưa đi khám ngay để xác định được mức độ bệnh cũng như phương án xử lý. Hoặc, bạn cũng có thể tham gia test trầm cảm, chẩn đoán tâm lý online cùng các chuyên gia tâm lý tại Askany để hiểu rõ hơn về mức độ bệnh của mình.