Rối loạn suy nghĩ là một trạng thái tâm lý ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ và lý giải thông tin. Người mắc thường có những suy nghĩ hỗn loạn, phi logic và khó kiểm soát. Tình trạng này không chỉ gây hại đến sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập và các mối quan hệ xung quanh. Vậy rối loạn suy nghĩ là gì, làm sao để nhận biết và đối phó hiệu quả? Hãy cùng chuyên gia tư vấn tâm lý tìm hiểu chi tiết trong bài viết này để bảo vệ sức khỏe tâm lý của bạn.
Rối loạn suy nghĩ là gì?
Rối loạn suy nghĩ (hay Thought Disorder - TD) là một tình trạng rối loạn tâm thần ảnh hưởng đến quá trình tư duy, dẫn đến sự thiếu mạch lạc, thiếu logic trong suy nghĩ, lời nói và hành vi. Người mắc tình trạng này thường gặp khó khăn trong việc sắp xếp chuỗi suy nghĩ, làm xuất hiện các biểu hiện bất thường như: lời nói lộn xộn không theo trình tự hoặc ý nghĩa rõ ràng, suy nghĩ rời rạc, ảo giác, hoang tưởng,...
Rối loạn suy nghĩ có thể xảy ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, có thể xảy ra thường xuyên hoặc xảy ra đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn.
Triệu chứng điển hình của rối loạn suy nghĩ
Rối loạn suy nghĩ gây ra những biến đổi đáng kể trong cách một người nhận thức và hiểu về thế giới xung quanh. Các triệu chứng rối loạn suy nghĩ thường gặp bao gồm:
- Ảo giác: Người mắc có những sai lệch về các giác quan, chẳng hạn như nghe thấy tiếng nói không có thật (ảo thanh), nhìn thấy hình ảnh không tồn tại (ảo thị), hoặc cảm thấy những xúc giác không có thực.
- Hoang tưởng: Tin tưởng vào những điều không có thật, ví dụ như bị theo dõi, bị hãm hại, hoặc có những khả năng đặc biệt.
- Suy nghĩ rời rạc: Ý tưởng “nhảy nhót” một cách lộn xộn, không liên quan đến nhau, thiếu sự mạch lạc trong suy nghĩ.
- Ám ảnh cưỡng chế: Những suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại gây ra nỗi lo sợ và thôi thúc phải thực hiện các hành vi nhất định (cưỡng chế) để giảm bớt lo lắng.
- Rối loạn cảm xúc: Cảm xúc bất ổn, thay đổi thất thường, có thể từ vui sướng sang buồn bã một cách đột ngột.
- Rối loạn hành vi: Hành động bất thường, khó dự đoán, có thể gây hại cho bản thân hoặc người khác.
Các dạng rối loạn suy nghĩ phổ biến
Rối loạn suy nghĩ là một triệu chứng đặc trưng của nhiều bệnh lý tâm thần, đặc biệt là tâm thần phân liệt. Các dạng rối loạn suy nghĩ thường đa dạng và phức tạp, gây ra những khó khăn đáng kể trong việc giao tiếp và suy nghĩ logic của người bệnh. Dưới đây là 6 dạng rối loạn suy nghĩ phổ biến:
- Alogia - Nghèo nàn về ngôn ngữ: Biểu hiện qua việc trả lời ngắn gọn, ít nói, hoặc không thể diễn đạt ý tưởng một cách mạch lạc. Nguyên nhân có thể do sự giảm sút hoạt động của vùng não liên quan đến ngôn ngữ hoặc do sự mất động lực trong giao tiếp.
- Blocking - Ngắt quãng đột ngột trong dòng suy nghĩ: Khiến người bệnh không thể hoàn thành một câu nói hoàn chỉnh. Điều này có thể do sự xâm nhập của những ý tưởng khác hoặc do khó khăn trong việc tổ chức suy nghĩ.
- Circumstantiality - Tư duy lan man: Tuy vẫn giữ được những ý tưởng ban đầu nhưng lại nói hoặc viết quá lan man, quanh co, nhiều thông tin không cần thiết trước khi quay lại chủ đề chính. Nguyên nhân có thể do khó khăn trong việc tập trung hoặc do lo lắng quá mức.
- Clanging - Liên kết âm thanh: Sử dụng từ ngữ dựa trên âm thanh chứ không phải ý nghĩa. Thường sử dụng việc lặp từ, lặp từ, chơi chữ hoặc tạo ra những câu không ý nghĩa. Ví dụ, "Tôi đi chợ mua táo, đào, bao" thay vì "Tôi đi chợ mua trái cây".
- Derailment - Trật đường ray: Ý tưởng nhảy cóc từ chủ đề này sang chủ đề khác một cách không liên quan. Ví dụ như họ có thể bắt đầu nói về con vật, rồi chuyển sang tóc, rồi đến áo len của bạn.
- Distractible speech - Lời nói dễ bị phân tán: Khó tập trung vào một chủ đề. Nguyên nhân có thể do sự nhạy cảm quá mức với các kích thích bên ngoài hoặc do rối loạn chú ý.
Nguyên nhân gây ra rối loạn suy nghĩ
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn suy nghĩ vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng này có thể bắt nguồn từ sự kết hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội chẳng hạn như:
- Suy giảm chức năng thần kinh thường gặp ở người cao tuổi hoặc những người bị thiếu oxy lên não do các bệnh lý như suy hô hấp, nhiễm trùng nặng, hoặc thiếu dinh dưỡng kéo dài.
- Tai nạn, phẫu thuật não, hoặc bệnh lý như u não và bệnh Parkinson có thể làm gián đoạn quá trình tư duy bình thường.
- Sống cô lập trong thời gian dài, tổn thương tâm lý nghiêm trọng, bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục, bạo hành tinh thần, hoặc tra tấn
- Lạm dụng chất kích thích như rượu, ma túy hoặc các chất gây nghiện
- Các rối loạn tâm thần khác như rối loạn lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, hoặc rối loạn lưỡng cực thường đi kèm với rối loạn suy nghĩ, làm trầm trọng thêm tình trạng này.
- Stress mãn tính
- Các bệnh lý nội khoa như rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc rối loạn chuyển hóa cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.
Tần suất và thời gian xuất hiện của các đợt rối loạn suy nghĩ phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Vì vậy, phác đồ điều trị cần được cá nhân hóa và dựa trên việc xác định rõ nguyên nhân gốc rễ để mang lại hiệu quả cao nhất.
Tác động của rối loạn suy nghĩ
Rối loạn suy nghĩ không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Những tác động chính gồm:
- Người bệnh gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ và ngôn ngữ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp.
- Họ thường tránh tiếp xúc và rút lui khỏi các mối quan hệ xã hội.
- Khả năng tập trung và hoàn thành công việc bị giảm sút, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc.
- Rối loạn giấc ngủ, giảm cảm giác thèm ăn và các vấn đề sức khỏe khác thường xuất hiện.
Ngoài ra, người bệnh có xu hướng sử dụng rượu, thuốc và các chất kích thích để làm dịu triệu chứng, dù điều này có thể gây ra hậu quả lâu dài nghiêm trọng. Đặc biệt, họ có nguy cơ tự tử cao hơn so với người bình thường.
Chẩn đoán người bị rối loạn suy nghĩ thế nào
Trước khi đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ cần xác định một số vấn đề như sau:
- Tâm trạng và suy nghĩ hàng ngày của người bệnh, cũng như tần suất và mức độ rối loạn trong suy nghĩ liên quan đến một sự việc cụ thể.
- Mức độ ảnh hưởng của các rối loạn này đến học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
- Tiền sử gia đình, đặc biệt là các trường hợp có người mắc bệnh như trầm cảm, tâm thần phân liệt, v.v.
- Tình trạng sử dụng thuốc, chất kích thích hoặc rượu bia của người bệnh.
- Kiểm tra các triệu chứng ảo giác, chẳng hạn như nghe âm thanh kỳ lạ mà người khác không nghe thấy (ảo thanh).
- Xác định sự hoang tưởng, ví dụ như người bệnh có cảm giác bị tác động hoặc điều khiển bởi một ai đó khác hay không.
Đây chỉ là những thông tin tham khảo, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá và chẩn đoán chính xác nhất.
Khi nào nên đi khám bác sĩ khi nghi ngờ bị rối loạn suy nghĩ?
Rối loạn suy nghĩ có thể gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng. Người bệnh có thể tin vào những điều sai lầm, chẳng hạn như nghĩ rằng một hành động nguy hiểm lại là an toàn, hoặc thực hiện những hành vi có thể gây hại cho bản thân và người xung quanh. Nếu một người gặp khó khăn trong việc giữ an toàn cho chính mình do những suy nghĩ sai lệch, họ nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tham khảo: Chi phí khám tâm lý mới cập nhật
Điều trị rối loạn suy nghĩ như thế nào?
Để điều trị rối loạn suy nghĩ, chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần có thể kết hợp các phương pháp sau:
Tâm lý trị liệu
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là phương pháp điều trị hiệu quả, giúp người bệnh trò chuyện trực tiếp với chuyên gia tâm lý để bộc lộ những suy nghĩ rối loạn. Qua đó, liệu pháp này giúp cải thiện suy nghĩ và hành vi của người bệnh, giúp họ nhận thức và điều chỉnh các suy nghĩ sai lệch.
Thuốc chống loạn thần
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống loạn thần để giảm các triệu chứng rối loạn tâm lý và suy nghĩ. Hầu hết người bệnh có thể cải thiện sau khi dùng thuốc và cần tiếp tục điều trị ít nhất trong một năm. Một số trường hợp có thể cần điều trị lâu dài để ngăn ngừa tái phát.
Nhận được sự giúp đỡ từ xã hội
Những người mắc chứng rối loạn tư duy thường thiếu sự sáng suốt và khả năng nhận biết mọi việc. Họ thậm chí còn không nhận ra rằng những suy nghĩ và hành động của mình là kỳ lạ. Do đó, họ cần được quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt như học tập, chỗ ở, công việc,… hay thậm chí là cần một người chia sẻ, giúp đỡ họ đưa ra những quyết định đúng đắn.
Xây dựng lối sống lành mạnh
- Ăn các thực phẩm sạch, rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, nhiều gia vị và dầu mỡ.
- Tập thể dục đều đặn (30 phút mỗi ngày) như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, hay thiền để nâng cao sức khỏe và giúp tâm lý ổn định.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá và không nên sử dụng các chất kích thích.
- Ngủ đủ giấc và duy trì thói quen ngủ trước 23 giờ để giúp tinh thần thoải mái và giảm căng thẳng.
- Thăm khám sức khỏe tổng quát 6 tháng một lần để kiểm tra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Rối loạn suy nghĩ có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng điều quan trọng là bạn không nên chủ quan. Việc nhận biết sớm và áp dụng các biện pháp đối phó phù hợp sẽ giúp bạn lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Nếu tình trạng kéo dài, đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý trên Askany để được tham vấn và điều trị kịp thời. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ đồng hành, giúp bạn sớm ổn định tâm lý và hướng đến một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc.