Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ rối loạn hành vi - Conduct Disorder là gì. Đây là một thuật ngữ chung để mô tả hàng loạt các hành vi không phù hợp với lứa tuổi, gây ra những khó khăn đáng kể trong cuộc sống hàng ngày của trẻ em và thanh thiếu niên. Những hành vi này thường xâm phạm quyền lợi của người khác, gây tổn hại đến tài sản và đi ngược lại các quy tắc xã hội. Qua bài viết dưới đây, các chuyên gia, bác sĩ tâm lý trên Askany sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để nhận biết sớm các dấu hiệu của rối loạn hành vi và tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời.
Rối loạn hành vi là gì
Rối loạn hành vi (Conduct Disorder - CD) là một rối loạn tâm thần phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên, biểu hiện bởi các hành vi chống đối xã hội lặp đi lặp lại và mang tính nghiêm trọng. Trẻ mắc chứng bệnh này thường có xu hướng hung hăng, gây gổ đánh nhau, trộm cắp, bạo lực, phá hủy tài sản,... Chúng thường không cảm thấy hối hận về những hành vi sai trái của mình và không quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Các loại rối loạn hành vi phổ biến bao gồm: Rối loạn đối kháng thách thức (ODD), rối loạn tăng động giảm chú ý (viết tắt là ADHD),..
Những ai có nguy cơ bị rối loạn hành vi
Đối tượng có nguy cơ cao mắc các rối loạn hành vi như rối loạn đối kháng, rối loạn cảm xúc, và rối loạn tăng động giảm chú ý thường là những cá nhân:
- Thuộc giới tính nam
- Sống trong môi trường đô thị
- Những người sống trong điều kiện sống khó khăn
- Có tiền sử gia đình mắc các rối loạn tâm thần như schizophrenia, rối loạn lưỡng cực, hoặc các rối loạn hành vi khác thì nguy cơ con cái mắc bệnh sẽ cao hơn.
- Trải những sự kiện gây sang chấn tâm lý
- Mắc các chứng rối loạn tâm lý khác như: rối loạn sử dụng chất, loạn thần cấp, trầm cảm, hưng cảm,…
- Có bố mẹ nghiện rượu, chất kích thích
- Các yếu tố xã hội khác như: áp lực học tập, kỳ vọng của xã hội,..
Nguyên nhân gây ra rối loạn hành vi
Các nguyên nhân gây ra rối loạn hành vi rất đa dạng và phức tạp, có thể bao gồm cả yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội.
- Do gen di truyền
- Chấn thương não, co giật và các vấn đề về hệ thần kinh
- Các yếu tố về môi trường và gia đình như: bị lam dụng hoặc bạo hành từ khi còn nhỏ, gia đình không hạnh phúc, kinh tế gia đình khó khăn.
- Tổn thương não
Các biểu hiện điển hình của rối loạn hành vi
Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên
Trẻ em và trẻ vị thành niên sẽ có những biểu hiện đặc trưng sau đây:
- Bắt nạt người khác.
- Đối xử tàn nhẫn với động vật.
- Phá hoại tài sản
- Thường gây gổ, đánh nhau.
- Có thói quen đi ra ngoài muộn vào ban đêm.
- Đối xử độc ác với người khác.
- Có những hành vi tiêu cực, không chịu tuân thủ quy tắc của tập thể, xã hội.
- Không chịu đi học.
- Nói dối và lừa gạt mọi người
- Có thói quen trộm cắp.
Đối với người lớn
Người lớn bị rối loạn hành vi sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:
- Thường xuyên gây hấn với người khác qua lời nói và hành động.
- Dễ nóng giận, gây gổ với mọi người xung quanh dù là một vấn đề rất nhỏ.
- Đe dọa, đánh đập hoặc thực hiện các hành vi nguy hiểm, có thể xâm hại đến người khác.
- Đánh đập động vật, giết hại chúng một cách không thương tiếc.
- Lạm dụng chất kích thích như rượu bia, ma túy.
- Ép người khác quan hệ tình dục với mình hoặc có hành vi cưỡng hiếp.
- Thường xuyên trộm cắp và nói dối.
- Không thể tuân theo các nguyên tắc đạo đức chuẩn mực.
- Không thể chịu đựng ở những nơi tôn nghiêm, đòi hỏi tuân theo nhiều nguyên tắc.
Tác hại của rối loạn hành vi
Nếu không được điều trị kịp thời, tác hại của rối loạn hành vi có thể bao gồm:
- Kết quả học tập kém và tăng tỷ lệ nghỉ học cao
- Vấn đề pháp lý
- Tù tội
- Làm tổn thương bản thân, tổn thương người khác
- Mối quan hệ với những người xung quanh kém
- Nhiễm trùng đường tình dục (STIs)
- Rối loạn nhân cách chống đối xã hội
- Lạm dụng chất và nghiện ngập
- Hành vi tự làm hại bản thân
- Ý nghĩ tự tử
- Thực hiện hành vi tự sát
Điều trị rối loạn hành vi như thế nào?
Rối loạn hành vi là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự can thiệp chuyên nghiệp từ chuyên gia tâm lý thì mới mong cải thiện được tình hình của người bệnh. May mắn thay, ngày nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả giúp giảm thiểu các triệu chứng và hỗ trợ người bệnh sớm hòa nhập cộng đồng, các phương pháp điển hình bao gồm:
- Can thiệp hành vi trị liệu.
- Giáo dục trị liệu.
- Tâm lý trị liệu.
- Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT)
- Liệu pháp gia đình
- Can thiệp bằng thuốc.
Tâm lý trị liệu là phương pháp cốt lõi trong điều trị rối loạn hành vi cá nhân. Phương pháp này hướng vào việc phát triển một số kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề. Đi kèm với đó là những phần thưởng phù hợp, phương pháp này đã chứng minh được tính hiệu quả với nhiều trường hợp bệnh nhân. Giai đoạn tuổi bắt đầu điều trị là rất quan trọng, bởi vì những hành vi không tốt kéo dài càng lâu thì càng khó để thay đổi.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để hỗ trợ điều trị các triệu chứng đi kèm, chẳng hạn như:
- Các loại thuốc chống loạn thần như: haloperidol và risperidone giúp kiểm soát sự hung hăng
- Các thuốc kích thích như: methylphenidate và ức chế Alpha (clonidin) được sử dụng trong điều trị tăng động giảm chú ý.
- Đối với việc giảm các hành vi bốc đồng và hung hăng, các thuốc ổn định cảm xúc như: acid valproic, carbamazepin, lithium,... mang lại tác dụng tích cực.
Phòng ngừa rối loạn hành vi như thế nào?
Với những biện pháp phòng ngừa phù hợp, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc chứng rối loạn hành vi này. Từ những thông tin trên, chúng ta thấy được hầu hết các rối loạn hành vi đa số bắt nguồn từ môi trường gia đình, nhà trường và xã hội.
Do đó, việc phòng ngừa rối loạn hành vi ở cả trẻ em lẫn người lớn đòi hỏi sự phối hợp của gia đình, môi trường hay thậm chí là cả cộng đồng.
Trước tiên, người mắc rối loạn hành vi cần có một gia đình lành mạnh, ấm áp và là nơi mà họ có thể chia sẻ cảm xúc. Bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con, chúng ta đặt ra những ranh giới rõ ràng cho con giữa những việc được làm và không được phép làm. Nhưng đừng nuôi dạy con quá nghiêm khắc, hãy khen ngợi và động viên những lúc con có hành vi tích cực để tạo động lực cho chúng. Và điều quan trọng là hãy dạy con giải quyết những xung đột một cách ôn hòa.
Hãy cho con sống trong một môi trường lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với các hình thức bạo lực (gián tiếp và trực tiếp). Nhà trường và gia đình cũng cần quan sát và đặc biệt chú ý đến những thay đổi bất thường trong hành vi của con.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chứng rối loạn hành vi - Conduct Disorder mà bạn có thể tham khảo. Khi điều trị rối loạn hành vi, dù là người lớn hay trẻ em cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ gia đình, nhà trường và cộng đồng. Nếu nghi ngờ người thân của mình có dấu hiệu rối loạn hành vi, hãy liên hệ với chuyên gia tâm lý trên Askany để được hỗ trợ ngay lập tức.