Rối loạn stress cấp tính (ASD) là gì? Tại sao nó lại nguy hiểm?
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Rối loạn stress cấp tính (ASD) là gì? Tại sao nó lại nguy hiểm?

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Rối loạn stress cấp tính (ASD) là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối mặt với những tình huống hoặc sự kiện chấn động mạnh. Bạn có từng trải qua một cú sốc lớn trong cuộc đời chưa? Một tai nạn giao thông, một mất mát người thân, hay một sự kiện kinh hoàng nào đó? Nếu đã trải qua và bạn cảm thấy sợ hãi, bàng hoàng, mãi vẫn không thể quên được những ký ức đau buồn đó, đó chính là những dấu hiệu của rối loạn stress cấp tính (ASD). Để tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết sau đây được chia sẻ dưới góc nhìn của chuyên gia tâm lý trên Askany.

    Nếu cần tư vấn tâm lý online, hãy liên hệ các chuyên gia trên ứng dụng Askany nhé.

    Rối loạn stress cấp tính (ASD) là gì?

    Rối loạn stress cấp tính (Acute Stress Disorder – ASD) là một trạng thái rối loạn tâm lý xuất hiện trong vòng 4 tuần sau khi một người trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện sang chấn nghiêm trọng. Tình trạng này thường bắt đầu từ 2–4 ngày sau sự kiện, nhưng có thể khởi phát muộn hơn, miễn là không vượt quá 1 tháng.

    Rối loạn stress cấp tính (ASD) là gì?
    Rối loạn stress cấp tính (ASD) là gì?

    Các sự kiện có thể là tai nạn nghiêm trọng, thảm họa tự nhiên, cuộc tấn công bạo lực hoặc bất cứ sự kiện nào khiến bạn cảm thấy sợ hãi, bất lực thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Người mắc rối loạn stress cấp tính thường trải qua các hồi tưởng xâm nhập, gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và làm gián đoạn nhịp sống thường ngày. Nếu không được nhận biết và can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như trầm cảm hoặc tăng nguy cơ tự sát.

    Triệu chứng thường gặp của rối loạn stress cấp

    Khi bị rối loạn căng thẳng cấp tính, bạn có thể không kiểm soát được cảm xúc và cảm thấy:

    • Ám ảnh bởi quá khứ: Những ký ức đau buồn cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí, khiến bạn khó có thể tập trung vào hiện tại. Bạn có thể gặp ác mộng thường xuyên và thậm chí cảm thấy như sự kiện đau thương đang tái diễn lại ngay trước mắt.
    • Tránh né: Bạn có xu hướng trốn tránh mọi thứ liên quan đến sự kiện đau buồn, như những nơi chốn, người, hoặc các hoạt động gợi nhớ về quá khứ. Điều này khiến bạn cảm thấy cô đơn và tách biệt với mọi người xung quanh.
    • Thay đổi cảm xúc đột ngột: Bạn có thể cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng một cách vô cớ, hoặc bỗng nhiên trở nên nóng nảy, dễ cáu gắt. Những thay đổi cảm xúc này khiến bạn khó kiểm soát bản thân và gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ.
    • Mất đi niềm vui: Bạn mất đi hứng thú với những hoạt động mà trước đây bạn yêu thích. Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức luôn thường trực, khiến bạn khó tập trung vào công việc và học tập.
    • Rối loạn giấc ngủ: Bạn khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên bị giấc ngủ chập chờn và tỉnh giấc giữa đêm.
    • Vấn đề về sức khỏe: Bạn có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, đau đầu, hoặc các triệu chứng thể chất khác.
    Rối loạn stress cấp tính và những dấu hiệu đặc trưng
    Rối loạn stress cấp tính và những dấu hiệu đặc trưng

    Những thay đổi này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần mà còn gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

    Nguyên nhân gây rối loạn stress cấp tính là gì?

    Khi đối mặt với một trải nghiệm đau thương như mất đi người thân yêu, tai nạn nghiêm trọng, hoặc một sự kiện chấn động khác, cơ thể chúng ta sẽ phản ứng bằng cách tăng tiết các hormone căng thẳng. Những hormone này như cortisol và adrenaline sẽ làm tăng nhịp tim, huyết áp và chuẩn bị cơ thể cho một “cuộc chiến” hoặc một “cuộc chạy trốn”.

    Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng kéo dài quá lâu, cơ thể sẽ không kịp phục hồi và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Một trong những hậu quả đó là rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD). Khi bị ASD, người bệnh thường cảm thấy bồn chồn, lo lắng, khó ngủ và liên tục tái trải sự kiện đau buồn.

    Người mắc sẽ liên tục trải nghiệm những ký ức đau buồn
    Người mắc sẽ liên tục trải nghiệm những ký ức đau buồn

    Không chỉ những trải nghiệm trực tiếp mới gây ra ASD. Ngay cả khi chứng kiến hoặc nghe kể về một sự kiện đau thương của người khác, đặc biệt là những người thân yêu, bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Điều này được gọi là chấn thương vicarious.

    Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ASD:

    • Tính cách: Những người có tính cách nhạy cảm, dễ bị tổn thương thường dễ mắc ASD hơn.
    • Hỗ trợ xã hội: Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè cũng là một yếu tố nguy cơ.
    • Tiền sử bệnh tâm thần: Những người có tiền sử trầm cảm, lo âu hoặc các rối loạn tâm thần khác có nguy cơ cao hơn những người khác.

    Rối loạn stress cấp (ASD) có nguy hiểm không?

    Rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD) có thể tự thuyên giảm nếu bạn biết kiểm soát tốt cảm xúc, áp dụng các phương pháp giảm căng thẳng và thư giãn phù hợp. Trong điều kiện thông thường, tình trạng này chỉ kéo dài từ ít nhất 3 ngày đến nhiều nhất 1 tháng. Việc phát hiện sớm các triệu chứng và tiến hành trị liệu tâm lý có thể giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi thể trạng và ổn định tâm lý.

    Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn căng thẳng cấp tính có nguy cơ chuyển biến thành rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề trầm cảm, lo âu kéo dài và các rối loạn tâm thần khác.

    ASD khác với PTSD như thế nào?

    sự khác nhau về ASD và PTSD
    Sự khác nhau về ASD và PTSD

    Sự khác biệt về triệu chứng

    Mặc dù rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD) và rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) có một số triệu chứng giống nhau, nhưng sự khác biệt chính nằm ở thời gian kéo dài của chúng. Các triệu chứng của ASD thường chỉ diễn ra trong khoảng 3 ngày đến 1 tháng, trong khi PTSD kéo dài hơn 1 tháng và thường đi kèm với những biểu hiện nặng nề hơn, như hồi tưởng liên tục, tránh né và tăng mức độ cảnh giác.

    Sự khác biệt về nguyên nhân

    ASD thường khởi phát sau một sự kiện chấn thương gần đây, trong khi PTSD có thể phát triển nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau sự kiện chấn thương. Ngoài ra, cường độ và thời gian của chấn thương có xu hướng ảnh hưởng mạnh hơn đến nguy cơ phát triển ASD, trong khi PTSD thường liên quan đến yếu tố di truyền, trải nghiệm tích lũy, hoặc cơ địa nhạy cảm của người bệnh.

    Phương pháp điều trị

    Các phương pháp điều trị của ASD và PTSD có nhiều điểm tương đồng nhưng khác nhau về thời gian và cường độ can thiệp.

    • ASD: Tập trung vào việc giảm thiểu các triệu chứng cấp tính, thông qua các phương pháp như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), thư giãn tinh thần, và hỗ trợ tâm lý ngắn hạn.
    • PTSD: Thường yêu cầu các liệu pháp tâm lý chuyên sâu hơn, kéo dài trong nhiều tháng, kết hợp với việc can thiệp dược lý để giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các biểu hiện kéo dài.

    Điều trị rối loạn stress cấp tính như thế nào?

    Với trường hợp nhẹ, hầu hết các bệnh nhân chỉ cần ổn định tâm lý và học cách kiểm soát nỗi sợ hãi. Tuy nhiên, với những trường hợp rối loạn stress cấp tính (ASD) nặng, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các phương pháp sau:

    Thuốc hóa dược

    Bệnh nhân có hành vi tiêu cực, không kiểm soát hoặc gặp rối loạn chức năng não bộ như mất ngủ thường được kê thuốc hỗ trợ. Các loại thuốc này có thể giúp giảm triệu chứng nhanh chóng, nhưng thường đi kèm tác dụng phụ, bao gồm nguy cơ gây nghiện hoặc tổn thương gan thận nếu lạm dụng. Vì vậy, cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tránh tự ý sử dụng.

    Liệu pháp tâm lý

    Phần lớn các rối loạn tâm lý có thể được cải thiện nhờ các liệu pháp dưới đây:

    • Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT): Đây là một phương pháp phổ biến, giúp bệnh nhân giảm kích động, xây dựng lại niềm tin tích cực, và ngăn chặn ASD chuyển biến thành PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương).
    • Liệu pháp phơi nhiễm: Áp dụng khi bệnh nhân ám ảnh một sự kiện trong quá khứ. Ví dụ, người bệnh sợ nước do từng trải qua cơn đuối nước, bác sĩ sẽ tạo môi trường an toàn để họ tiếp xúc dần với nước. Sau một thời gian, sự ám ảnh có thể được kiểm soát.
    • Liệu pháp thôi miên: Thường dành cho bệnh nhân ASD có biểu hiện trầm cảm và rối loạn lo âu. Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật thôi miên để đưa bệnh nhân vào trạng thái thư giãn sâu, từ đó giải quyết các mâu thuẫn tiềm thức gây ra triệu chứng.

    Tham khảo: Chi phí khám trầm cảm mới nhất 2024

    Rối loạn Stress cấp tính (ASD) không chỉ là phản ứng tức thời của cơ thể trước một sự kiện căng thẳng mà còn có thể để lại hậu quả lâu dài nếu không được can thiệp kịp thời. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý là rất quan trọng. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp khó khăn, đừng ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý uy tín trên ứng dụng Askany. Với hình thức tư vấn online linh hoạt, tiện lợi, chi phí rẻ và miễn phí 15 phút đầu tiên cho người mới. Askany sẽ giúp bạn tiếp cận với bác sĩ giỏi và giải quyết triệt để vấn đề của mình.