Rối loạn giấc ngủ không thực tổn và cách điều trị hiệu quả
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Rối loạn giấc ngủ không thực tổn và cách điều trị hiệu quả

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blog

    Rối loạn giấc ngủ không thực tổn có thể biểu hiện qua việc khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thức giấc nhiều lần trong đêm hoặc kèm theo cảm giác lo âu và căng thẳng. Tình trạng này phổ biến ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là những người làm việc theo ca đêm. Cùng Askany tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả của căn bệnh này.

    Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?

    Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là tình trạng người bệnh không ngủ sâu, dẫn đến việc ngủ dưới 5 tiếng mỗi ngày liên tục trong ít nhất một tháng. Tình trạng này không liên quan đến các vấn đề tim mạch, hô hấp, tiết niệu hay do sử dụng thuốc và hóa chất.

    Khi kéo dài, nó có thể gây suy nhược cả về tinh thần lẫn thể chất, tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm thần như trầm cảm, đau đầu, suy giảm trí tuệ và tai biến mạch máu não.

    Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ không thực tổn

    Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ không thực tổn rất đa dạng, bao gồm:

    • Căng thẳng, mệt mỏi và stress.
    • Tác động của một số bệnh lý như suy tim, bệnh hô hấp, hoặc các vấn đề nội tiết như hạ đường huyết và hội chứng Cushing.
    • Có tiền sử mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
    • Người cao tuổi hoặc những người có rối loạn và tổn thương thần kinh.
    • Thay đổi môi trường sống, thói quen sinh hoạt, hoặc giờ làm việc.

    Xem thêm:

    Các dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn kèm triệu chứng

    Dưới đây là một số dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn thường gặp

    Mất ngủ không thực tổn

    Ngủ ít hơn 5 tiếng/ngày, ít nhất 3 lần/tuần và kéo dài hơn 1 tháng. Người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Tình trạng này không liên quan đến bệnh lý thực thể (tim mạch, hô hấp, nội tiết, thần kinh), hóa chất, thuốc men, hoặc các vấn đề tâm thần như trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực.

    Ngủ nhiều

    Ngủ hơn 10 tiếng/ngày nhưng vẫn buồn ngủ, kéo dài trên 1 tháng. Không có nguyên nhân từ bệnh lý thực thể, tâm thần hay do thuốc.

    Rối loạn nhịp thức - ngủ

    Chu kỳ ngủ không đồng bộ với nhịp sinh học, thường do công việc thay đổi giờ giấc (thức đêm, ngủ ngày). Giấc ngủ thường không sâu, không tạo cảm giác thoải mái. Tình trạng này phổ biến ở người làm ca đêm hoặc thay đổi múi giờ như tiếp viên hàng không, phi công.

    Chứng miên hành (mộng du)

    Chứng mộng du
    Chứng mộng du

    Người bệnh rời khỏi giường khi đang ngủ, không nhận thức và không nhớ những gì đã xảy ra. Mắt có thể mở hoặc nhắm, khuôn mặt vô hồn, không phản ứng với người xung quanh. Mộng du thường không gây biến chứng nặng, nhưng có thể dẫn đến chấn thương.

    Hoảng sợ khi ngủ

    Đây là những cơn hoảng sợ ban đêm, thường xảy ra trong một phần ba đầu tiên của giấc ngủ. Người bệnh có thể la hét, cử động nhanh, và cơ thể tăng phản ứng tự chủ. Các đợt thường kéo dài 1-10 phút, và người bệnh không nhớ lại sự kiện sau khi thức dậy.

    Ác mộng

    Người bệnh gặp ác mộng vào ban đêm hoặc giờ ngủ trưa, có thể khóc hoặc nói nhảm. Họ thường nhớ lại các chi tiết của giấc mơ. Ác mộng có thể gây ra rối loạn cảm xúc, đau buồn, và ám ảnh.

    Chứng ngủ rũ

    Người bệnh cảm thấy buồn ngủ suốt cả ngày, không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ, ngay cả khi đang ăn uống, nói chuyện hoặc làm việc.

    Cách chẩn đoán rối loạn giấc ngủ không thực tổn

    Để chẩn đoán bệnh rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng và hỏi về tình trạng sức khỏe, gia đình, công việc, và cuộc sống. Sau đó, nhiều xét nghiệm sẽ được thực hiện để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

    Các xét nghiệm rối loạn giấc ngủ không thực tổn bao gồm:

    • Xét nghiệm máu và hóa học máu
    • Đo chỉ số nước tiểu
    • Siêu âm Doppler kiểm tra mạch máu và lưu lượng máu não
    • Chụp CT, MRI não, điện tâm đồ, X-quang tim và phổi
    • Kiểm tra tâm lý

    Ngoài ra, còn có thể tiến hành các bài kiểm tra chuyên ngành khác nếu cần.

    Đều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn như thế nào?

    Rối loạn giấc ngủ không thực tổn có cần dùng thuốc không?

    Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân chính của rối loạn giấc ngủ không thực tổn của bạn và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp. Bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc an thần và chống trầm cảm có thể được kê đơn, nhưng chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

    Các phương pháp điều trị cải thiện khác?

    Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để việc điều trị đạt chất lượng cao nhất, chẳng hạn: cải thiện giấc ngủ, áp dụng liệu pháp tâm lý, thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập thể dục,... Trong đó, việc cải thiện giấc ngủ là quan trọng nhất để tạo thói quen tốt mà không cần phụ thuộc vào thuốc.

    Cải thiện rối loạn giấc ngủ ngay tại nhà
    Cải thiện rối loạn giấc ngủ ngay tại nhà

    Cụ thể, các bước cải thiện chất lượng giấc ngủ được chuyên gia tâm lý tại Askany chia sẻ như sau:

    • Lên lịch công việc và duy trì giờ ngủ đều đặn. Tránh làm sai lệch đồng hồ sinh học.
    • Không uống caffeine, rượu, trà vào buổi chiều tối, vì chúng ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
    • Tránh ăn thực phẩm khó tiêu, quá mặn hoặc quá ngọt vào buổi tối. Nên ăn bữa tối trước giờ ngủ 3-4 tiếng.
    • Không nên xem phim kinh dị hoặc chương trình có tính kích thích cao trước khi ngủ.
    • Tập thể dục thường xuyên để duy trì tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và stress.
    • Ngủ ở nơi yên tĩnh, tránh tiếng ồn, ưu tiên ngủ nhiều hơn vào ban đêm và hạn chế giấc ngủ trưa, bạn chỉ nên ngủ trưa không quá 1 tiếng/ngày.

    Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

    • Người bệnh nên bổ sung sắt, vitamin B12 và các khoáng chất cần thiết để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
    • Bổ sung các thực phẩm giàu tryptophan - một axit amin giúp cơ thể sản xuất serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh giúp bạn cảm thấy thư thái. Các thực phẩm giàu tryptophan bao gồm: sữa, trứng, thịt gà, các loại hạt, chuối.

    Rèn luyện sức khỏe thể chất

    • Đi bộ là một hình thức vận động nhẹ nhàng, phù hợp với mọi lứa tuổi và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
    • Tập yoga kết hợp các tư thế và động tác giúp giãn cơ, tăng cường tuần hoàn máu và cân bằng hệ thần kinh.

    Lưu ý: Những biện pháp trên chỉ mang tính tham khảo. Để điều trị hiệu quả, bạn nên gặp bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán và hướng dẫn phù hợp.

    Đó là toàn bộ thông tin về rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bao gồm định nghĩa, phân loại kèm triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, điều trị giấc ngủ không nhất thiết phải dùng thuốc. Bạn có thể tham khảo liệu pháp nhận thức hành vi (CBT-I), xúc mắt di chuyển (EMDR),.. được đánh giá là đem lại hiệu quả rất cao trong điều trị mất ngủ. Nếu bạn muốn được áp dụng các phương pháp tâm lý này hoặc muốn được trang bị những kỹ năng đối phó với stress để cải thiện giấc ngủ, vậy hãy đặt lịch tư vấn cùng các chuyên gia trên Askany ngay hôm nay bạn nhé.