Hội chứng sợ tắm rửa (Ablutophobia): dấu hiệu và phương pháp điều trị
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Hội chứng sợ tắm rửa (Ablutophobia): dấu hiệu và phương pháp điều trị

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Hội chứng sợ tắm rửa (Ablutophobia) - là một dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD khiến cho người bệnh cảm thấy sợ hãi và lo lắng quá mức khi tiếp xúc với nước hoặc các hoạt động liên quan đến việc làm sạch cơ thể. Bạn có bao giờ cảm thấy sợ hãi khi đối diện với vòi sen hoặc bồn tắm? Đó có thể là dấu hiệu của hội chứng sợ tắm rửa. Hãy cùng chuyên gia tâm lý trên Askany tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nguyên nhân và cách khắc phục.

    Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chuyên gia tư vấn tâm lý online trên ứng dụng của Askany nhé.

    Hội chứng sợ tắm rửa là gì?

    Hội chứng sợ tắm rửa, hay còn được gọi là Ablutophobia, là một dạng rối loạn lo âu đặc trưng bởi nỗi sợ hãi thái quá và ám ảnh đối với việc làm sạch cơ thể. Người mắc phải hội chứng này thường cảm thấy bồn chồn, lo lắng và tránh né các hoạt động liên quan đến nước, chẳng hạn như tắm, rửa tay. Họ cũng hạn chế tối đa tiếp xúc với bột giặt, xà phòng, vòi nước, nước, bông tắm, phòng tắm và luôn mất bình tĩnh khi phải đối diện với chúng.

    Tổng quan về hội chứng sợ tắm rửa
    Tổng quan về hội chứng sợ tắm rửa

    Ablutophobia không phải là một căn bệnh hiếm gặp và phụ nữ cũng như trẻ em thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Từ rất lâu ở châu Âu, một số người mắc hội chứng này đã từng sử dụng nước hoa để che lấp mùi cơ thể, dẫn đến việc châu lục này trở thành "thủ phủ của nước hoa". Tuy nhiên, với sự phát triển của y học, người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng sợ tắm này và sống một cuộc sống bình thường.

    Triệu chứng thường gặp của hội chứng sợ tắm rửa

    Triệu chứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, thường không kiểm soát được và gây ra cảm giác căng thẳng kéo dài. Để chẩn đoán hội chứng này, các biểu hiện phải duy trì liên tục trong ít nhất 6 tháng, bao gồm:

    Triệu chứng tâm lý

    • Trẻ nhỏ có thể phản ứng bằng cách quấy khóc hoặc trở nên cáu kỉnh.
    • Người bệnh thường xuyên cảm thấy lo lắng, hoảng loạn hoặc bị kích động mạnh.
    • Xuất hiện trạng thái bất động do sợ hãi, hoặc cảm giác bị đông cứng trước tình huống liên quan đến tắm rửa.
    • Có ác mộng lặp đi lặp lại hoặc đau khổ liên quan đến hành động vệ sinh cá nhân.
    • Thường xuyên lo lắng rằng mình đang gặp nguy hiểm hoặc sắp đối mặt với điều tồi tệ.
    • Phản ứng sợ hãi diễn ra một cách vô thức, không thể kiểm soát.
    • Cảm giác bất an, dễ bị tổn thương, hoặc không thể tự bảo vệ bản thân.
    • Tâm lý lo sợ có thể bị kích hoạt khi nhìn thấy các vật dụng trong nhà tắm như khăn tắm, xà phòng,…

    Triệu chứng hành vi

    • Cố gắng tránh né hoàn toàn việc tắm rửa, làm sạch cơ thể.
    • Mất ngủ hoặc khó ngủ vì lo lắng về việc tắm rửa.
    • Tránh xem các hình ảnh, video hoặc tài liệu có nội dung liên quan đến giặt giũ, vệ sinh.
    • Có xu hướng từ chối ăn uống hoặc mất cảm giác thèm ăn.
    • Né tránh những nơi hoặc tình huống mà người bệnh phải đối mặt với việc tắm rửa.
    • Tránh nhắc đến hoặc nghĩ đến vấn đề tắm rửa.
    • Dần rút lui khỏi các mối quan hệ với gia đình, bạn bè hoặc xã hội.
    • Ngay cả khi gặp các vấn đề về da, họ cũng từ chối việc tắm rửa.

    Triệu chứng sinh lý

    • Hơi thở trở nên gấp gáp hoặc khó khăn, tim đập nhanh.
    • Huyết áp tăng cao đi kèm cảm giác tức ngực hoặc đau nhức cơ bắp.
    • Tê cứng hoặc cảm giác ngứa ran ở tay và chân.
    • Xuất hiện các cơn đau không rõ nguyên nhân hoặc đau đầu dữ dội.
    • Da trở nên nhợt nhạt hoặc đỏ bừng bất thường.
    • Đổ mồ hôi quá mức hoặc cảm thấy ớn lạnh.
    • Chóng mặt, run rẩy hoặc dễ bị choáng váng.
    • Nhạy cảm hơn với các thay đổi về nhiệt độ môi trường.

    Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ tắm rửa

    Những nguyên nhân chính thường được chia thành các nhóm sau:

    Trải nghiệm tiêu cực và chấn thương tâm lý

    • Các sự kiện gây sốc như suýt chết đuối, bị tấn công trong phòng tắm hoặc trải qua tai nạn liên quan đến nước có thể tạo ra nỗi ám ảnh kéo dài.
    • Những tình huống tưởng chừng như nhỏ nhặt, chẳng hạn như dầu gội làm cay mắt hoặc dị ứng xà phòng, cũng có thể góp phần làm cho người bệnh sợ hãi nếu chúng xảy ra quá thường xuyên.
    • Việc tiếp xúc với nội dung phim ảnh đáng sợ hoặc bạo lực liên quan đến nước cũng có khả năng tác động mạnh đến tâm lý, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

    Yếu tố sinh học và thần kinh học

    • Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh, chẳng hạn như serotonin, có thể ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát lo âu, dẫn đến phát triển các rối loạn sợ hãi như Ablutophobia.
    • Những tổn thương hoặc thay đổi trong cấu trúc não bộ, chẳng hạn như chấn thương đầu, cũng là một yếu tố cần xem xét.
    • Người mắc hội chứng sợ tắm đôi khi gặp các vấn đề như rối loạn cảm giác hoặc dị ứng với nước (mề đay Aquagenic), gây cảm giác khó chịu hoặc đau đớn khi họ tiếp xúc trực tiếp với nước.

    Rối loạn tâm lý liên quan

    • Ablutophobia có thể đi kèm hoặc là hệ quả của các rối loạn khác, chẳng hạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hoặc rối loạn lo âu tổng quát (GAD).
    • Những người có tiền sử sử dụng chất kích thích như rượu bia hoặc ma túy cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng sợ tắm rửa.

    Yếu tố di truyền và văn hóa

    • Cha mẹ hoặc người thân từng mắc chứng sợ hãi tương tự, như sợ nước hoặc sợ ánh sáng thì con có khả năng bị di truyền yếu tố này.
    • Ở một số khu vực thiếu nước sạch, thói quen vệ sinh cá nhân bị hạn chế từ đó hình thành thái độ thờ ơ hoặc khó chịu khi phải tắm rửa.
    Hội chứng sợ tắm có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ
    Hội chứng sợ tắm có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ

    Tổng hợp lại, Ablutophobia không chỉ đơn thuần là nỗi sợ tắm rửa mà còn là biểu hiện của các vấn đề phức tạp trong tâm lý và sinh lý. Việc hiểu rõ các nguyên nhân sẽ giúp chuyên gia tâm lý thiết kế phương pháp điều trị phù hợp, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống.

    Hội chứng sợ tắm rửa có nguy hiểm không?

    Hội chứng sợ tắm rửa có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và các mối quan hệ xã hội, chẳng hạn như:

    • Cảm thấy đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn, run rẩy
    • Huyết áp cao, nhịp tim nhanh, khó thở
    • Họ có thể bị chế giễu và cảm thấy xấu hổ vì cơ thể không sạch sẽ, từ đó làm tăng mức độ ám ảnh hơn.
    • Nếu bố mẹ ép con đi tắm, chúng có thể phát triển hội chứng Ablutophobia trầm trọng hơn
    Hội chứng sợ tắm rửa có thể gây ra các ảnh hưởng tâm lý khác cho bệnh nhân
    Hội chứng sợ tắm rửa có thể gây ra các ảnh hưởng tâm lý khác cho bệnh nhân

    Bởi vì tắm rửa là hoạt động cần thiết hằng ngày. Nếu né tránh và không điều trị chứng bệnh này sớm, người mắc có thể bị những ảnh hưởng tiêu cực như sau:

    • Nhiễm trùng da, viêm da, nấm da do vi khuẩn và vi trùng lây lan
    • Dùng chất kích thích như rượu bia, ma túy để đối phó với nỗi sợ này
    • Một số người chống trả cực đoan với hội chứng sợ tắm rửa bằng cách tự hại, hoặc tự sát.
    • Bị trêu chọc vì không tắm rửa khiến người bệnh mắc thêm các chứng bệnh tâm lý nguy hiểm khác như trầm cảm
    • Bị xã hội phán xét, chỉ trích vì mùi cơ thể có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái bị cô lập

    Cách điều trị hội chứng sợ tắm rửa

    Dưới đây là một số cách khắc phục hội chứng sợ tắm rửa mà các chuyên gia hoặc bác sĩ tâm thần có thể áp dụng cho người bệnh, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ khác nhau.

    Làm thế nào để không còn sợ tắm?
    Làm thế nào để không còn sợ tắm?

    Dùng thuốc

    Các loại thuốc chống lo âu như d-closerin (DCS) kết hợp cùng liệu pháp tiếp xúc có thể được bác sĩ chỉ định. Một số loại thuốc khác được kê đơn như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc SSRI. Tuy nhiên, đây không phải là loại thuốc đặc trị cho bệnh Ablutophobia mà nó chỉ được áp dụng để giảm nhẹ các triệu chứng tâm lý liên quan. Các loại thuốc thường mang lại kết quả sau hơn 3 tháng điều trị, nhưng chỉ được sử dụng khi có sự giám sát của bác sĩ.

    Điều trị tại nhà

    Đối với những trường hợp nhẹ, chuyên gia có thể đề nghị người bệnh thay đổi lối sống lành mạnh hơn hoặc hướng dẫn các biện pháp điều trị cụ thể tại nhà như:

    • Các bài vận động, tập thể dục
    • Các bài thiền định, thư giãn
    • Tập yoga
    • Luyện tập cách hít thở sâu để não bộ thư giãn và bình tĩnh hơn

    Trị liệu tâm lý

    Phương pháp được chứng minh mang lại hiệu quả nhất trong việc điều trị hội chứng sợ tắm rửa là các biện pháp tâm lý. Các chuyên gia sức khỏe tâm thần thường tiến hành phỏng vấn lâm sàng, sau đó đưa ra chẩn đoán chính xác và cuối cùng là lên kế hoạch điều trị tâm lý cho bệnh nhân.

    Chuyên gia tâm lý tại Askany đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp mắc các hội chứng như: hội chứng sợ không gian hẹp, hội chứng ám ảnh quá khứ, hội chứng sợ tắm rửa,.. với tỷ lệ tái diễn lại cực kỳ thấp. Các phương pháp được chuyên gia của chúng tôi ưu tiên sử dụng như:

    • Liệu pháp tiếp xúc: Người bệnh sẽ từng bước làm quen với việc tắm rửa, đồng thời học cách kiểm soát cảm xúc. Quá trình này giúp giảm dần ảnh hưởng của nỗi sợ trong sinh hoạt hàng ngày.
    • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Phương pháp này hướng dẫn bệnh nhân thay đổi cách nhìn nhận về hành động tắm rửa, từ đó giảm thiểu cảm giác lo âu và hoảng sợ liên quan.
    • Liệu pháp nhóm (Group therapy): Người bệnh tham gia các buổi tư vấn tâm lý online do chuyên gia tâm lý dẫn dắt. Trong nhóm, các thành viên chia sẻ kinh nghiệm, nhận lời khuyên và sự đồng cảm từ những người có chung hoàn cảnh.
    • Liệu pháp thôi miên lâm sàng: Phương pháp thôi miên giúp bệnh nhân thư giãn sâu, từ đó khám phá và xử lý tận gốc những suy nghĩ hoặc hành vi tiêu cực gây ra nỗi sợ của mình.

    Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về hội chứng sợ tắm rửa, từ khái niệm, triệu chứng, nguyên nhân và các phương pháp điều trị. Nếu nhận thấy mình hoặc người thân có những biểu hiện của ablutophobia, tuyệt đối đừng chủ quan và bỏ qua. Hãy liên hệ với các chuyên gia tâm lý trên Askany để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị sớm nhất.