Hội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia): Nguyên nhân, triệu chứng và cách vượt qua
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Hội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia): Nguyên nhân, triệu chứng và cách vượt qua

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Hội chứng sợ không gian hẹp là một rối loạn lo âu thường gặp, ảnh hưởng đến khoảng 5-10% dân số. Bạn từng cảm thấy tim đập thình thịch, khó thở khi bước vào thang máy chật hẹp hay ngồi trong một căn phòng nhỏ?  Đó có thể là dấu hiệu của hội chứng sợ không gian hẹp. Bài viết này, chuyên gia tâm lý tại Askany sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Claustrophobia và cách đối phó hiệu quả.

    Hội chứng sợ không gian hẹp là gì?

    Hội chứng sợ hãi không gian hẹp, hay còn gọi là claustrophobia, là một dạng rối loạn lo âu khiến người bệnh cảm thấy cực kỳ hoảng loạn, sợ hãi và không thoải mái khi ở trong những không gian chật hẹp, kín mít, chỗ thiếu ánh sáng như thang máy, phòng nhỏ, hoặc thậm chí là đám đông đông đúc. Cảm giác bị kẹt và mất kiểm soát trong những tình huống này có thể gây ra các triệu chứng vật lý và tâm lý nghiêm trọng.

    Hội chứng sợ không gian hẹp thường biển hiện từ rất sớm, ngay từ khi người bệnh còn nhỏ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng, kèm theo các rối loạn lo âu khác. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng có thể tự biến mất mà không cần điều trị.

    Tác hại của hội chứng sợ không gian hẹp

    Hội chứng sợ không gian hẹp có thể khiến cho người bệnh bị hạn chế về không gian vật lý, kéo theo đó là những hạn chế lớn về mối quan hệ xã hội và cơ hội nghề nghiệp. Thậm chí nó có thể gây nên một số bệnh tâm thần.

    Chứng sợ không gian chật hẹp có thể gây ra nhiều ảnh hưởng
    Chứng sợ không gian chật hẹp có thể gây ra nhiều ảnh hưởng

    Để né tránh nỗi sợ hãi, người bệnh có xu hướng tránh các tác nhân gây ra nỗi sợ. Ví dụ như tránh lên máy bay, đi tàu, không sử dụng thang máy. Việc tránh né các tình huống liên quan đến không gian hẹp khiến người bệnh tự cô lập mình, giới hạn các hoạt động xã hội và mất đi nhiều cơ hội trải nghiệm. Việc thường xuyên từ chối tham gia các hoạt động xã hội có thể gây ra xung đột và xa cách trong các mối quan hệ.

    Đặc biệt khi căng thẳng kéo dài do hội chứng sợ không gian hẹp, nó có thể dẫn đến các vấn đề về khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, và thậm chí là panic attack.

    Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ không gian hẹp

    Hội chứng sợ không gian hẹp (claustrophobia) là một vấn đề phức tạp, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn. Thường có nhiều yếu tố kết hợp với nhau để gây ra nỗi sợ hãi ám ảnh này. Có thể là từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ cho đến những biến đổi sinh học trong não bộ.

    Các yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì hội chứng sợ không gian hẹp. Những người trải qua trauma như bị mắc kẹt trong không gian kín, tai nạn hoặc những sự kiện đáng sợ khác có thể gây ra nỗi sợ hãi sâu sắc và kéo dài. Ngoài ra, người có cái tôi quá nhạy cảm và tính cách lo lắng cũng là những yếu tố nguy cơ.

    Nguyên nhân bị ám ảnh không gian kín
    Nguyên nhân bị ám ảnh không gian kín

    Trên góc độ thần kinh học, hạch hạnh nhân - trung tâm xử lý cảm xúc của não - đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nỗi sợ. Ở những người mắc hội chứng sợ không gian hẹp, hạch hạnh nhân có thể hoạt động quá mức khi tiếp xúc với các kích thích liên quan đến không gian hẹp, gây ra phản ứng hoảng loạn và sợ hãi.

    Môi trường sống cũng có thể tác động đến sự phát triển của hội chứng này. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách và cách đối phó với stress của trẻ. Một môi trường gia đình căng thẳng, thiếu an toàn có thể làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn lo âu, trong đó có hội chứng sợ không gian hẹp.

    Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột cũng có thể liên quan đến các rối loạn lo âu, bao gồm cả hội chứng sợ không gian hẹp. Sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương, qua đó tác động đến cảm xúc và hành vi.

    Dấu hiệu nhận biết người mắc chứng sợ không gian hẹp

    Người mắc chứng sợ không gian hẹp (claustrophobia) có những phản ứng thể chất và tâm lý khi ở trong không gian kín hoặc đông người:

    • Phản ứng cơ thể: dễ bị đổ mồ hôi, cảm thấy nóng nực, run tay chân, khó thở, tim đập nhanh, tức ngực, buồn nôn, và có thể ngất xỉu.
    • Phản ứng tâm lý: dễ rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo âu, mất phương hướng, và cảm giác choáng ngợp.

    Các biểu hiện này có thể từ nhẹ đến nặng tùy vào hoàn cảnh. Người mắc chứng này thường cố gắng tránh xa không gian kín hoặc những nơi đông người. Họ có xu hướng:

    • Tránh những tình huống gây sợ hãi, như đi tàu xe, máy bay, thang máy, hoặc lái xe vào giờ cao điểm.
    • Luôn tìm cửa thoát hiểm khi vào một khu vực mới, và muốn đứng gần cửa ra vào ở nơi đông đúc.
    • Khi ở trong phòng, cảm thấy lo lắng nếu cửa phòng đóng kín.

    Một số tình huống dễ kích hoạt nỗi sợ này gồm:

    • Ở trong phòng nhỏ không có cửa sổ, lái xe ô tô nhỏ
    • Đi xe bus, máy bay
    • Đi thang máy đông người.
    • Khi thực hiện chẩn đoán hình ảnh như MRI hoặc CT
    • Đứng trong phòng thay đồ, nhà vệ sinh công cộng, hang động, hoặc đường hầm.

    Cách điều trị hội chứng sợ không gian hẹp

    Claustrophobia thường được chẩn đoán dựa trên triệu chứng, nên phương pháp điều trị cũng tập trung vào việc giảm nhẹ các triệu chứng này. Một số người có thể tự hết bệnh, nhưng đa số cần can thiệp để ngăn chặn nỗi sợ phát triển. Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

    • Tâm lý trị liệu: Phương pháp này giúp người bệnh điều chỉnh suy nghĩ và nhận thức về nỗi sợ. Thông qua quá trình trị liệu, bệnh nhân có thể thay đổi hành vi và phản ứng tích cực hơn trước các tình huống gây hoảng loạn.
    • Nhận thức cá nhân: Đặc biệt hiệu quả với người mắc rối loạn lo âu, nhưng phương pháp này yêu cầu thời gian và sự kiên trì. Khoảng 30% bệnh nhân giảm hẳn nỗi sợ khi áp dụng.
    • Thư giãn và tưởng tượng: Kỹ thuật này hướng dẫn người bệnh thư giãn khi cơn sợ xuất hiện, như đếm ngược hoặc tập trung vào một hình ảnh cụ thể để bình tĩnh lại.
    • Liệu pháp tiếp xúc: Người bệnh dần đối mặt với nỗi sợ, từ tưởng tượng đến thực tế. Phương pháp này giúp họ cảm thấy an toàn hơn và có hiệu quả với khoảng 75% bệnh nhân.
    • Sử dụng thuốc: Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê thuốc như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chẹn beta để kiểm soát triệu chứng.

    Tóm lại, hội chứng sợ không gian hẹp (Claustrophobia) là rối loạn tâm lý do các cơn hoảng sợ gây ra, nhưng nếu điều trị đúng cách, người bệnh vẫn có thể sống và sinh hoạt bình thường. Hãy kết nối ngay với chuyên gia trên Askany để được tư vấn hiệu quả nếu bạn nghi ngờ mình mắc Claustrophobia. Trong tháng này, Askany đang có chương trình hỗ trợ tư vấn tâm lý 15 phút đầu tiên. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn trải nghiệm và tiếp cận với những chuyên gia tâm lý hàng đầu hoàn toàn miễn phí.