Chuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần có gì khác biệt?
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Chuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần có gì khác biệt?

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blogChuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần khác nhau như thế nào? Tôi nên điều trị với ai để hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất? Askany sẽ trả lời cho bạn trong bài viết sau đây.

    Chuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhiều người do chưa tìm hiểu kỹ dẫn đến việc thăm khám sai chỗ và không đạt được kết quả điều trị như mong đợi. Qua bài viết dưới đây, Askany sẽ giúp bạn phân biệt rạch ròi hai khái niệm này, đồng thời cho bạn một số lời khuyên hữu ích trước khi chọn nơi đến khám.

    Có khái niệm “bác sĩ tâm lý” hay không?

    Khái niệm “bác sĩ tâm lý” không phải là thuật ngữ chính thức trong ngành y tế và không được công nhận.

    Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần. Mặc dù cả hai đều làm việc trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, nhưng vai trò và phương pháp điều trị của họ lại hoàn toàn khác nhau.

    Chuyên gia tâm lý là người đã tốt nghiệp các chương trình tâm lý học và sử dụng các phương pháp tâm lý trị liệu như trị liệu trò chuyện (talk therapy) để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bản thân và sẵn sàng tìm ra giải pháp đối mặt với các vấn đề tâm lý của mình. Ngược lại, Bác sĩ tâm thần là một bác sĩ theo học trường y, sau đó họ chọn chuyên khoa tâm thần để theo học. Họ có thể chẩn đoán các bệnh liên quan đến tâm thần, kê toa thuốc và phối hợp với chuyên gia tâm lý để đưa ra phác đồ điều trị toàn diện.

    Không có khái niệm Bác sĩ tâm lý
    Không có khái niệm Bác sĩ tâm lý

    Vậy tại sao không có khái niệm “bác sĩ tâm lý”? Bởi vì để trở thành một bác sĩ, người ta cần phải tốt nghiệp trường y và có bằng cấp hành nghề y. Trong khi đó chuyên gia tâm lý thì có nền tảng đào tạo về tâm lý học. Việc gọi một chuyên gia tâm lý là “bác sĩ tâm lý” là không chính xác và có thể gây hiểu nhầm cho người bệnh.

    Xem thêm: 14+ bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng hiệu quả - Askany

    Chuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần có gì khác nhau?

    Sự khác nhau giữa chuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần
    Sự khác nhau giữa chuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần

    Quá trình đào tạo

    Bác sĩ tâm thần là bác sĩ y khoa với ít nhất 11 năm đào tạo. Đầu tiên, họ hoàn thành chương trình y khoa tại trường đại học. Sau đó, họ phải hoàn tất ít nhất 1 đến 2 năm đào tạo như bác sĩ đa khoa. Cuối cùng, họ trải qua ít nhất 5 năm đào tạo chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị các vấn đề tâm thần.

    Chuyên gia tâm lý thì cần ít nhất 6 đến 8 năm đào tạo và có kinh nghiệm làm việc dưới sự giám sát. Họ có thể có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ về tâm lý học. Nếu có bằng Tiến sĩ, họ được gọi là “tiến sĩ” (Dr) tâm lý, nhưng không phải là bác sĩ y khoa (Doctor).

    Phương pháp điều trị

    Bác sĩ tâm thần có thể sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào vấn đề và hiệu quả của từng phương pháp. Các phương pháp bao gồm:

    • Thuốc: Để điều trị các rối loạn tâm thần.
    • Chăm sóc y tế tổng quát: Kiểm tra sức khỏe thể chất và theo dõi tác dụng của thuốc.
    • Liệu pháp kích thích não: Như liệu pháp sốc điện (ECT) khi cần thiết.
    • Phương pháp trị liệu tâm lý.

    Ngược lại, chuyên gia tâm lý chủ yếu sử dụng các liệu pháp tâm lý như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp gia đình và liệu pháp nhóm. Họ bắt đầu bằng việc tìm hiểu mối quan tâm và lo lắng của thân chủ. Sau khi hiểu rõ vấn đề, họ xây dựng kế hoạch điều trị và chọn phương pháp phù hợp. Có thể chỉ định thêm các bài tập và đánh giá sự cải thiện của thân chủ.

    Các tình trạng điều trị

    Bác sĩ tâm thần là một bác sĩ đã được đào tạo chuyên sâu về các rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Họ có thể chẩn đoán và điều trị các bệnh lý như trầm cảm nặng, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và các rối loạn tâm thần khác.

    Chuyên gia tâm lý thường làm việc với những thân chủ gặp phải các vấn đề như lo âu, stress, khó khăn trong các mối quan hệ, trầm cảm nhẹ, rối loạn cảm xúc, khó khăn trong học tập/làm việc và các vấn đề về hành vi.

    Đặt lịch hẹn

    Đặt lịch hẹn cùng chuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần trên app Askany
    Đặt lịch hẹn cùng chuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần trên app Askany

    Ở những bệnh viện công, nếu muốn gặp bác sĩ tâm thần, bạn cần có giấy giới thiệu của bác sĩ đa khoa. Tuy nhiên hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà bạn có thể gặp các bác sĩ tâm thần ngay tại nhà của mình thông qua hình thức khám online trên app Askany. Khám online sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, giảm nguy cơ lây nhiễm và tiếp xúc với bệnh nhân khác trong bệnh viện. Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân đang mắc một rối loạn tâm thần nghiêm trọng như tâm thần phân liệt (schizophrenia), rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder),... hãy đặt lịch tư vấn ngay với bác sĩ tâm thần Nguyễn Khắc Dũng trên app Askany.

    Còn muốn gặp chuyên gia tâm lý thì dễ dàng hơn, bạn không cần giấy giới thiệu và chỉ cần đến thẳng các phòng khám tâm lý hoặc trung tâm trị liệu tâm lý ở khu vực. Nhưng đối với những vùng xa xôi, dịch vụ khám tâm lý cùng chuyên gia chưa được phổ biến. Đa số họ đều đến các bệnh viện tâm thần hoặc bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh. Việc không đến đúng nơi điều trị sẽ tốn rất nhiều thời gian mà hiệu quả còn không được đảm bảo. Do đó, nếu bạn chỉ mắc những triệu chứng lo âu, stress, khó khăn trong giao tiếp,... bạn có thể đặt lịch tư vấn với chi phí cực kỳ phải chăng cung chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Kim trên Askany.

    Tìm hiểu thêm: Chi phí khám tâm lý bao nhiêu? Cập nhật mới nhất 2024

    Sự phối kết hợp trong công việc

    Tuy có quá trình đào tạo và phương pháp điều trị khác biệt, nhưng chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần không làm việc hoàn toàn độc lập, trong đa số trường hợp, họ thường phối hợp cùng nhau làm việc.

    Bác sĩ tâm thần ở Askany thường sẽ đưa ra đánh giá và chẩn đoán ban đầu, sau đó sẽ giới thiệu bạn đến một nhà tâm lý để thực hiện các liệu pháp talking therapy khi cần thiết.

    Khi nào bạn nên tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần?

    Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu, stress, khó khăn trong giao tiếp, rối loạn giấc ngủ,... thì chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn. Nếu bạn nghi ngờ mình đang mắc một rối loạn tâm thần nghiêm trọng như trầm cảm nặng, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt... thì bạn nên đến khám bác sĩ tâm thần để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Còn nếu vẫn không chắc chắn, hãy để lại câu hỏi và tình trạng bệnh của bạn tại đây. Đội ngũ chuyên gia tại Askany sẽ lựa chọn cho bạn người điều trị phù hợp nhất với tình trạng hiện giờ của mình.

    Lưu ý khi đi thăm khám, điều trị rối loạn tâm lý, tâm thần

    Trước khi khám bạn nên chuẩn bị những thông tin sau:

    • Ghi chú các triệu chứng của mình bao gồm thời gian bắt đầu và mức độ thường xuyên của các triệu chứng theo thời gian.
    • Liệt kê các chấn thương trước đây và những căng thẳng, áp lực đã trải qua trước khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
    • Mô tả tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần hiện tại của bạn.
    • Liệt kê tất cả các loại thuốc, vitamin, thảo dược và thực phẩm chức năng bạn đang dùng, cùng với liều lượng của từng loại.
    • Nên có một người thân hoặc bạn bè đi cùng để giúp bạn nhớ các hướng dẫn của bác sĩ.
    Chuẩn bị sẵn những câu hỏi mà bạn muốn hỏi chuyên gia/bác sĩ của mình
    Chuẩn bị sẵn những câu hỏi mà bạn muốn hỏi chuyên gia/bác sĩ của mình

    Khi gặp bác sĩ hoặc chuyên gia, bạn có thể hỏi những câu hỏi sau:

    • Nguyên nhân nào gây ra các triệu chứng của tôi?
    • Triệu chứng này có thể liên quan đến bệnh lý nào khác không?
    • Tôi nên làm gì để kiểm soát tình trạng hiện tại?
    • Tôi nên áp dụng phương pháp điều trị nào tốt nhất?

    Tiêu chí để bạn lựa chọn chuyên gia, chuyên gia:

    • Có kinh nghiệm trong việc điều trị tình trạng sức khỏe tâm thần.
    • Có phương pháp tiếp cận làm bạn cảm thấy thoải mái.
    • Có thể hẹn khám mà không phải chờ đợi quá lâu.

    Đó là sự khác nhau giữa chuyên gia tâm lý với bác sĩ tâm thần mà bạn nên nắm rõ. Việc lựa chọn ai điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn. Nhưng trong một số trường hợp, sự phối hợp giữa cả hai hình thức có thể đem lại hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp bạn muốn khám online để tiết kiệm chi phí, tiện lợi và còn biết thêm về profile cũng như các trường hợp điều trị thành công của bác sĩ, hãy tham khảo ngay trên Askany bạn nhé.