Cách viết quảng cáo Google Ads chính là một trong những phần quan trọng, quyết định đến chất lượng và tỷ lệ chuyển đổi của một mẫu quảng cáo Adwords. Vậy làm thế nào để viết quảng cáo Google hấp dẫn, thu hút khách hàng? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để được hướng dẫn một cách chi tiết nhất.
Cấu trúc mẫu quảng cáo Google Ads
Một mẫu quảng cáo Google Ads tiêu chuẩn sẽ có cấu trúc gồm 4 phần:
- Tiêu đề: Phần được người đọc chú ý đầu tiên trong mẫu quảng cáo, có nhiệm vụ làm nổi bật tính chất, công dụng và lợi ích của sản phẩm/ dịch vụ bạn cung cấp.
- Đường dẫn: Là một đường link màu xanh lá nằm dưới tiêu đề, được dùng để phân biệt với những kết quả tìm kiếm tự nhiên bằng từ “Ads” hoặc “QC” bên cạnh.
- Mô tả: Là phần có chức năng diễn giải đầy đủ và chi tiết tính chất, đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ bạn cung cấp.
- Các tiện ích mở rộng: Là phần không bắt buộc trong mẫu quảng cáo nhằm giúp người đọc liên hệ và tìm đến sản phẩm/ dịch vụ của bạn dễ dàng hơn.
Bạn có thể tham khảo ảnh bên dưới để hình dung rõ hơn về cấu trúc của mẫu quảng cáo Google.
Cách viết quảng cáo Google Ads chuẩn
Nhập đường dẫn cuối cùng Final URL
Đường dẫn cuối cùng chính là đường link mang người đọc đến trang đích (landing page) của bạn hay hiểu đơn giản là đường liên kết đến trang web của bạn. Bạn chỉ cần sao chép đường dẫn của trang web rồi dán vào ô Final URL.
Lưu ý: Đường dẫn cuối cùng (Final URL) khác với đường dẫn hiển thị (Display Path) trên trang kết quả tìm kiếm. Cụ thể:
- Final URL là đường dẫn mà người dùng có thể truy cập vào để đến trang đích.
- Display Path là đường dẫn hiển thị nội dung quảng cáo và người dùng không thể truy cập vào được.
Bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn chạy quảng cáo Landing Page trên Google do các chuyên gia tại Askany chia sẻ để được nắm được các kiến thức về trang đích, đường dẫn cuối cùng đối với Google Ads.
Viết tiêu đề quảng cáo
Trong một dòng tiêu đề quảng cáo thường có từ 1 đến 3 đoạn tiêu đề nối nhau. Các đoạn tiêu đề này thường cách nhau bởi một dấu gạch đứng do Google tự chèn vào. Bạn tiến hành điền đầy đủ thông tin của các đoạn tiêu đề trong cửa sổ soạn thảo văn bản như sau:
- Headline 1: Đoạn tiêu đề đầu tiên giữ vai trò quan trọng nhất, bắt buộc phải có trong tiêu đề quảng cáo Google Ads với nội dung truyền tải cần được tóm gọn trong giới hạn 30 ký tự.
- Headline 2: Đoạn tiêu đề thứ 2 sẽ được hiển thị sau đoạn tiêu đề đầu tiên với độ dài tối đa là 30 ký tự. Mục đích tạo đoạn tiêu đề thứ 2 là để bổ sung nội dung còn thiếu cho đoạn tiêu đề đầu tiên, cho nên hãy đưa ra những thông tin hữu ích và có lợi cho người dùng, đồng thời thiết lập thêm các hiệu ứng tâm lý để thu hút khách hàng.
- Headline 3: Mục đích, nội dung và yêu cầu của đoạn tiêu đề thứ 3 sẽ tương tự như đoạn tiêu đề thứ 2. Trên thiết bị di động, đoạn tiêu đề thứ 2 và 3 có thể được ngắt xuống dòng tiếp theo.
Viết mô tả quảng cáo
Đoạn mô tả quảng cáo là nơi bạn có thể tóm tắt ngắn gọn thông điệp muốn truyền tải đến người dùng, do đó nội dung của phần này cần phải thật thu hút, tạo sự tò mò đề người dùng nhấp vào xem tiếp. Sau đây là một số yêu cầu của đoạn mô tả mà bạn cần nắm khi bắt tay vào chạy quảng cáo Google:
- Độ dài tối đa là 90 ký tự.
- Chứa từ khoá chính.
- Nêu chi tiết nội dung phần tiêu đề hơn.
- Ngắn gọn, cụ thể và thu hút người dùng.
Thiết lập các tiện ích mở rộng
Các tiện ích mở rộng trong quảng cáo Google giúp cung cấp thông tin chi tiết và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đây là một số tiện ích mở rộng phổ biến thường được các chuyên gia Google Ads sử dụng:
- Tiện ích mở rộng vị trí:
- Mở rộng vị trí (Location extensions): Đưa thông tin địa chỉ của doanh nghiệp ở cuối mẫu quảng cáo.
- Mở rộng vị trí của các đơn vị liên kết (Affiliate location extensions): Hiển thị địa điểm kinh doanh của các đối tác liên kết bán sản phẩm/ dịch vụ bạn cung cấp.
- Tiện ích mở rộng khách hàng liên hệ (Call extensions): Cho phép đặt số điện thoại của doanh nghiệp, giúp người dùng dễ dàng liên hệ và tương tác trực tiếp.
- Tiện ích mở rộng thu hút sự chuyển đổi trên website:
- Mở rộng về đường liên kết website (Sitelink extensions): Hiển thị các liên kết trực tiếp đến các trang cụ thể trên website của bạn, tạo điều kiện cho người dùng khám phá sản phẩm/ dịch vụ.
- Mở rộng về giá (Price extensions): Hiển thị giá cả trực tiếp trong quảng cáo, giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về phạm vi giá của sản phẩm/ dịch vụ.
Mở rộng về đoạn thông tin có cấu trúc (Structured snippet extensions): Cung cấp thông tin cụ thể về các tính năng, dịch vụ hoặc danh mục sản phẩm, giúp tăng cơ hội chuyển đổi người dùng.
Ngoài các yếu tố then chốt nêu trên, một mẫu quảng cáo Google hoàn chỉnh còn có hình ảnh hoặc banner hiển thị, đây được xem là cách thu hút khách hàng hiệu quả, cũng như giúp họ ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm vững kiến thức liên quan đến kích thước banner GDN tiêu chuẩn khi chèn hình ảnh vào quảng cáo.
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về cách viết quảng cáo Google Ads đầy đủ và chi tiết. Có thể với những nhà quảng cáo mới, chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ rất khó thực hiện hoạt động này. Giải pháp đặt ra chính là liên hệ với các chuyên gia thuộc dịch vụ Adwords trên ứng dụng Askany. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu rộng, họ sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên và sự chỉ dẫn tối ưu nhất trong việc tạo mẫu quảng cáo hấp dẫn khi triển khai chiến dịch của mình, đảm bảo gia tăng tỷ lệ chuyển đổi nhanh chóng.