Cách giảm áp lực học tập hiệu quả, lấy lại tinh thần thoải mái
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Cách giảm áp lực học tập hiệu quả, lấy lại tinh thần thoải mái

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blogBài viết hướng dẫn cách giảm áp lực học tập, cung cấp thông tin và giải pháp hiệu quả giúp nâng cao hiệu suất học tập và cải thiện sức khỏe tinh thần.

    Nếu bạn biết cách giảm áp lực học tập, bạn sẽ dễ dàng giữ được tinh thần thoải mái và duy trì hiệu suất học tập ổn định. Ngày nay, với gánh nặng từ các kỳ thi, bài vở dồn dập, cùng với áp lực từ gia đình và xã hội, nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua những căng thẳng này và vẫn đạt được thành tích học tập như mong muốn? Askany sẽ chia sẻ những phương pháp hiệu quả giúp bạn giảm stress, cải thiện hiệu suất học tập hiệu quả.

    Áp lực học tập là gì?

    Áp lực học tập chính là trạng thái căng thẳng và lo âu về điểm số, kỳ thi, và thành tích học tập
    Áp lực học tập chính là trạng thái căng thẳng và lo âu về điểm số, kỳ thi, và thành tích học tập

    Áp lực học tập chính là trạng thái căng thẳng và lo âu về điểm số, kỳ thi, và thành tích học tập. Một chút áp lực có thể là động lực giúp học sinh cố gắng hơn, nhưng khi áp lực trở nên quá lớn hoặc không phù hợp với độ tuổi, nó có thể dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực và làm mất cân bằng cuộc sống, ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

    Nguyên nhân gây nên áp lực học tập

    Áp lực học tập có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

    • Nhiều học sinh cảm thấy áp lực vì mong mỏi của gia đình hoặc xã hội về thành tích học tập của mình.
    • Việc bị so sánh với bạn bè cũng có thể tạo ra cảm giác áp lực, khiến học sinh cảm thấy mình không đủ tốt.
    • Đôi khi, học sinh tự tạo ra áp lực cho chính mình để đạt được thành tích cao nhưng lại không biết cách quản lý cảm xúc, dẫn đến cảm giác căng thẳng.
    • Kỳ vọng quá cao từ phụ huynh có thể khiến học sinh cảm thấy thất bại nếu không đạt được những mục tiêu đó.
    • Việc sắp xếp hoặc đăng ký quá nhiều lớp học, môn học có thể gây áp lực cho học sinh, không còn thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.
    • Áp lực từ bạn bè trong lớp về điểm số và thành tích, điều này có thể làm giảm sự tự tin của học sinh.

    Xem thêm: 10 cách giảm căng thẳng trước khi thi để đạt điểm số tối đa

    Dấu hiệu nhận biết bị áp lực học tập

    Áp lực học tập kéo dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và tinh thần, có thể gây nên trầm cảm. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận diện bạn có đang bị áp lực học tập hay không:

    • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và chán nản, không muốn làm bất cứ việc gì.
    • Hay bị đau đầu, chóng mặt, tinh thần không ổn định và có xu hướng nghĩ tiêu cực, bi quan.
    • Cảm thấy căng thẳng, thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
    • Dễ bị kích động, nổi nóng và phản ứng mạnh mẽ với các lời nói từ cha mẹ và người thân.
    • Có kết quả học tập sa sút, khó tập trung, giảm trí nhớ và khó tiếp thu kiến thức.
    • Lo lắng, bất an về thành tích học tập và điểm số.
    • Sợ đi học, ngại gặp thầy cô và không muốn giao tiếp với bạn bè.
    • Trở nên lầm lì, ít nói, tự tạo khoảng cách với mọi người và thích ở một mình.

    Những cách giảm áp lực học tập hiệu quả

    Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn

    Cách đầu tiên để giảm áp lực học tập là phải cho bản thân thời gian thư giãn và nghỉ ngơi. Sau khi đã cân bằng lại cảm xúc, bạn sẽ có đủ sự tỉnh táo và sáng suốt để tổ chức lại việc học một cách hợp lý.

    Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn
    Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn

    Một cách hiệu quả để thư giãn là tham gia vào các hoạt động giải trí như xem phim, kịch, hoặc nghe nhạc. Hãy chọn những bộ phim và bài hát có nội dung tích cực và vui vẻ để tâm trạng của bạn được cải thiện. Nếu có điều kiện, hãy thử đi du lịch hoặc khám phá những địa điểm mới để thay đổi không khí và làm mới tinh thần.

    Tạo một kế hoạch học tập hợp lý

    Một trong những nguyên nhân chính gây áp lực học tập là khối lượng kiến thức cần học quá lớn trong thời gian ngắn. Để giảm bớt áp lực, bạn hãy lập kế hoạch học tập chi tiết. Xây dựng thời gian biểu cho từng ngày, tuần và tháng, và chia nhỏ các nhiệm vụ thành các bước thực hiện cụ thể.

    Tạo một kế hoạch học tập hợp lý
    Tạo một kế hoạch học tập hợp lý

    Ví dụ, nếu bạn có nhiều bài tập cần hoàn thành, hãy phân chia công việc ra thành từng phần nhỏ và thực hiện dần dần. Như vậy sẽ giúp bạn giảm bớt khối lượng cần học và giảm bớt cảm giác áp lực.

    Học cách quản lý thời gian

    Nhiều học sinh nghĩ rằng học càng nhiều càng tốt sẽ giúp cải thiện kết quả học tập, nhưng điều này chỉ đúng nếu bạn biết cách quản lý thời gian một cách khoa học. Nếu không, việc học liên tục mà không có kế hoạch có thể dẫn đến áp lực và hiệu quả ngược lại.

    Học cách quản lý thời gian
    Học cách quản lý thời gian

    Một phương pháp hiệu quả để quản lý thời gian là kỹ thuật Pomodoro. Theo đó, bạn tập trung học trong vòng 25 phút, sau đó nghỉ ngơi từ 3-5 phút. Lặp lại chu kỳ này 4 lần và sau đó nghỉ dài hơn từ 15-30 phút. Phương pháp này giúp tăng cường sự tập trung và giảm mệt mỏi trong quá trình học.

    Giảm tải khối lượng bài học và môn học

    Khi cảm thấy áp lực học tập quá lớn, một giải pháp hiệu quả là giảm tải khối lượng bài học hoặc số môn học. Áp lực thường đến từ việc bạn phải xử lý quá nhiều thông tin, bài tập hoặc môn học trong cùng một thời điểm.

    Ví dụ, nếu bạn phải học cả ngày trên lớp, buổi tối học thêm, và cuối tuần còn phải tham gia các hoạt động như học tiếng Anh, học bơi, học đàn hay nhảy, thì rất dễ dẫn đến cảm giác quá tải. Để giảm bớt áp lực, hãy xem xét và điều chỉnh lịch học của mình, có thể gạt bỏ hoặc giảm bớt các môn học không cần thiết, hoặc sắp xếp lại thời gian học để giảm bớt khối lượng.

    Tìm phương pháp học tập mới

    Đôi khi bạn cảm thấy áp lực là do phương pháp học hiện tại của bạn không còn phù hợp. Để cải thiện tình hình, bạn có thể tìm kiếm và áp dụng các phương pháp học tập mới, tham khảo ý kiến từ thầy cô, bạn bè, hoặc anh chị lớp trên về những cách học hiệu quả hơn. Việc tìm ra phương pháp học mới sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thích nghi với chương trình học và khối lượng bài tập.

    Đặt mục tiêu và tự thưởng

    Học sinh thường cảm thấy mất hứng thú với việc học khi khối lượng kiến thức ngày càng lớn và thời gian học trở nên dày đặc. Bạn có thể đặt ra các mục tiêu học tập cho bản thân và tự thưởng khi hoàn thành chúng, chẳng hạn như một buổi đi chơi, một món đồ nhỏ, hoặc thời gian thư giãn với sách và truyện.

    Ăn uống, sinh hoạt khoa học, tập thể dục đều đặn

    • Một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để giảm áp lực học tập là cải thiện thói quen ngủ nghỉ. Ngủ đủ giấc giúp bạn duy trì sự cân bằng trong học tập, tăng cường khả năng tập trung, và cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề.
    • Tập thể dục đều đặn là cách hiệu quả để giải tỏa áp lực học tập và căng thẳng. Khi vận động, cơ thể sản sinh endorphin, giúp giảm cảm giác đau mỏi và mang lại cảm giác thư giãn và hạnh phúc.
    • Chế độ ăn cân đối với các chất chống oxy hóa, axit béo omega-3 và các dưỡng chất khác giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần, từ đó giúp bạn đối diện với áp lực học tập hiệu quả hơn và tạo cảm giác tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.

    Chia sẻ và tìm sự hỗ trợ

    Áp lực học tập có thể gây ra sự lo âu và căng thẳng, nhất là khi bạn đối mặt với nó một mình thì sẽ càng khó vượt qua. Đừng ngần ngại chia sẻ cảm xúc của mình với người thân, bạn bè, hoặc thầy cô. Việc này không chỉ giúp bạn giải tỏa căng thẳng mà còn có thể nhận được những lời khuyên quý giá để vượt qua khó khăn.

    Trên đây là những cách giảm áp lực học tập mà bạn có thể áp dụng, giúp bạn kiểm soát được cảm xúc và học hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu bạn gặp áp lực trong học tập, hay bất kỳ vấn đề tâm lý nào khác, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia tâm lý học đường để được hỗ trợ. Hãy đặt câu hỏi của bạn trên ứng dụng Askany để được tư vấn miễn phí 15 phút từ các chuyên gia tâm lý hàng đầu.