Trầm cảm nội sinh: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 2024
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Trầm cảm nội sinh: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 2024

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Trầm cảm nội sinh là một dạng rối loạn tâm lý chưa được nhiều người biết đến. Bạn đã bao giờ cảm thấy buồn bã, chán nản kéo dài mà không rõ lý do? Cảm giác cô đơn, vô vọng bao trùm lấy bạn, khiến bạn mất đi niềm vui trong cuộc sống? Đó có thể là những dấu hiệu của trầm cảm nội sinh. Điều đáng lo ngại là không ít người mắc phải căn bệnh này lại không nhận biết hoặc ngại chia sẻ, khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Qua bài viết dưới đây, bác sĩ tư vấn tâm lý tại Askany sẽ cho bạn biết  trầm cảm nội sinh là gì, nguyên nhân và cách để vượt qua nó.

    Trầm cảm nội sinh là gì?

    Trầm cảm nội sinh (Endogenous depression) là một dạng rối loạn tâm trạng được biểu hiện bởi cảm giác buồn bã, chán nản kéo dài, mất hứng thú với các hoạt động thường ngày và nhiều triệu chứng thể chất khác. Khác với trầm cảm ngoại sinh (có nguyên nhân rõ ràng từ các sự kiện cuộc sống), trầm cảm nội sinh thường không có một nguyên nhân cụ thể, rõ ràng.

    Trầm cảm nội sinh biểu hiện bằng cảm xúc ủ rũ, buồn chán, mất hứng thú,..
    Trầm cảm nội sinh biểu hiện bằng cảm xúc ủ rũ, buồn chán, mất hứng thú,..

    Trầm cảm nội sinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh mà còn tác động đến sức khỏe thể chất và các mối quan hệ xã hội xung quanh họ. Người bệnh có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, đau đầu, đau nhức cơ thể và suy giảm hệ miễn dịch. Bất đồng trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũng là một hậu quả thường gặp.

    Trầm cảm nội sinh là một tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt vì việc điều trị và kiểm soát bệnh phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý người bệnh.

    Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe tinh thần thì hãy thực hiện ngay bài test trầm cảm để tự mình đánh giá tình trạng của bản thân nhé.

    Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm nội sinh

    Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp ở người bị trầm cảm nội sinh:

    • Cảm xúc tiêu cực: Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản, vô vọng, và không có niềm tin vào cuộc sống.
    • Mất hứng thú với các hoạt động: Không còn cảm giác hứng thú với các hoạt động xung quanh, kể cả những việc từng yêu thích trước đó.
    • Rối loạn giấc ngủ: Ngủ quá nhiều hoặc quá ít, khó ngủ, hay thức giấc giữa đêm
    • Giảm chức năng tình dục: Không có hứng thú với việc quan hệ tình dục, suy giảm chức năng sinh dục, có thể gây rối loạn cương dương ở nam giới hoặc lãnh cảm, đau rát khi quan hệ ở nữ giới.
    • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không muốn vận động và thường ngồi yên một chỗ.
    • Khó tập trung, hay quên: Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tập trung và thường xuyên quên việc, dẫn đến giảm hiệu suất công việc, học tập.
    • Khó ngủ: Thường xuyên khó ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn hoặc ngủ không ngon giấc, thậm chí gặp ác mộng.
    • Tự cô lập: Người bệnh có xu hướng tự cô lập, không muốn tiếp xúc với những người xung quanh, đặc biệt ở những nơi đông đúc.
    • Triệu chứng cơ thể: Có thể cảm thấy đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi cơ thể, hoặc khó tiêu.
    • Suy nghĩ về cái chết: Khi các triệu chứng kéo dài, người bệnh có thể xuất hiện ý định tự sát hoặc suy nghĩ về cái chết như một cách giải thoát.
    • Biểu hiện ức chế tư duy: Người bệnh có tư duy chậm chạp, khó kết hợp các ý nghĩ, đôi khi tự ti, hoang tưởng tự buộc tội bản thân.
    • Ức chế cảm xúc: Người bệnh thường có cảm giác buồn bã sâu sắc mà không rõ lý do, cơ thể cảm thấy ngột ngạt, nặng nề.
    • Biểu hiện ức chế vận động: Người bệnh có thể ngồi im hàng giờ, hoạt động chậm chạp, và có cảm giác mất nghị lực sống.
    • Biến đổi về ngoại hình: Không quan tâm đến bản thân, ăn mặc luộm thuộm.

    Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm nội sinh

    Như tên gọi của nó, Trầm cảm nội sinh là căn bệnh xuất phát từ bên trong người bệnh. Dù khoa học hiện đại chưa xác định rõ nguyên nhân trực tiếp, nhưng có nhiều yếu tố có thể góp phần gây ra, bao gồm:

    Sự kiện sống tiêu cực dẫn đến trầm cảm
    Sự kiện sống tiêu cực dẫn đến trầm cảm
    • Căng thẳng và stress: Tinh thần căng thẳng, đặc biệt là stress mãn tính từ công việc, gia đình, hay tài chính có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc và tăng nguy cơ mắc bệnh.
    • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc trầm cảm, khả năng bạn cũng mắc bệnh sẽ cao hơn. Nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền có thể đóng vai trò trực tiếp trong việc hình thành và phát triển trầm cảm nội sinh.
    • Lạm dụng chất gây nghiện: Việc sử dụng lâu dài thuốc ngủ, thuốc an thần, hay các loại thuốc điều trị rối loạn thần kinh có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, bao gồm cả trầm cảm nội sinh.
    • Yếu tố tâm lý: Mỗi người đều có mức giới hạn cảm xúc khác nhau. Trải qua các biến cố quan trọng trong cuộc sống, nhiều người có xu hướng trở nên buồn bã, tiêu cực. Nếu không được hỗ trợ kịp thời, điều này có thể phát triển thành trầm cảm nội sinh.

    Chẩn đoán và điều trị trầm cảm nội sinh như thế nào?

    Hiện nay, có 4 phương pháp chính để điều trị rối loạn trầm cảm nội sinh bao gồm liệu pháp tâm lý, thuốc chống trầm cảm, điều trị bằng sốc điện và thay đổi lối sống. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân khác nhau.

    Liệu pháp tâm lý

    Là phương pháp điều trị không cần dùng thuốc, giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của mình. Các kỹ thuật trị liệu tâm lý phổ biến như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp tâm động lực,.. có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng trầm cảm và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây là một liệu pháp lành tính, an toàn, hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng và không để lại các biến chứng phụ như khi dùng thuốc chống trầm cảm.

    Để có thể trị liệu thành công bằng cách này, trước tiên phải tìm được chuyên gia tâm lý có chuyên môn, am hiểu và có thể thực hiện các liệu pháp này một cách thành thạo. Trên Askany hiện có hơn 20 nhà tư vấn tâm lý giỏi nhất cả nước, với nhiều năm tu nghiệp tại nước ngoài, sẵn sàng hỗ trợ bạn mau chóng vượt qua tâm bệnh.

    Thuốc chống trầm cảm

    Bác sĩ tâm thần sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc như SSRI (Selective Serotonin Reuptake Inhibitors) và SNRI (Serotonin-Norepinephrine Reuptake Inhibitors) để điều chỉnh hóa chất trong não.

    Điều trị bằng sốc điện

    ECT - Electroconvulsive Therapy là phương pháp điều trị cuối cùng, được áp dụng cho những trường hợp trầm cảm nặng không đáp ứng với 2 phương pháp trên.

    Sốc điện điều trị trầm cảm nội sinh
    Sốc điện điều trị trầm cảm nội sinh

    Nói một cách dễ hiểu, bệnh nhân sẽ được điều trị tâm thần trong đó các cơn co giật được gây ra bằng điện để kiểm soát các rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Mặc dù nghe có vẻ đáng sợ nhưng ECT đã được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong nhiều thập kỷ.

    Thay đổi lối sống

    Bổ sung chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng và tránh các chất kích thích có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm nguy cơ tái phát trầm cảm nội sinh.

    Trên đây là thông tin về trầm cảm nội sinh và những điều bạn cần biết, bao gồm dấu hiệu, nguyên nhân và 4 cách điều trị bệnh hiệu quả năm 2024. Tuy rất khó nhận diện, nhưng nếu bạn hoặc người thân xuất hiện các dấu hiệu kể trên kéo dài hơn 2 tuần. Tốt nhất là hãy liên hệ ngay với các chuyên gia tâm lý trên Askany và cho họ biết về tình hình của bạn. Bằng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm, các bác sĩ của chúng tôi có thể chẩn đoán và cho bạn lời khuyên phù hợp nhất.