Ảnh hưởng của thói quen ỷ lại đến cuộc sống và cách vượt qua nó
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Ảnh hưởng của thói quen ỷ lại đến cuộc sống và cách vượt qua nó

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blogThói quen ỷ lại có thể gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Xem ngay nguyên nhân, tác hại và cách làm sao để khắc phục nó.

    Thói quen ỷ lại là một vấn đề tâm lý phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ. Người mang tâm lý ỷ lại thường thiếu năng lực, khó thăng tiến trong công việc và ít có cơ hội trong cuộc sống. Việc quá dựa dẫm vào người khác, sợ hãi đối mặt với khó khăn và thiếu tự tin vào bản thân có thể cản trở sự phát triển cá nhân và gây ra nhiều hệ lụy trong cuộc sống. Vậy, thói quen ỷ lại có nguồn gốc từ đâu? Nó tác động đến chúng ta như thế nào và làm thế nào để vượt qua nó? Bài viết này Askany sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên.

    Thói quen ỷ lại là gì?

    Ỷ lại là tình trạng một người có thói quen phụ thuộc quá mức vào người khác. Người mang tâm lý này thường không chịu tự mình giải quyết vấn đề mà luôn chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác, dù họ hoàn toàn có khả năng tự thực hiện.

    Người có thói quen ỷ lại thường không tự mình giải quyết vấn đề mà luôn chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác
    Người có thói quen ỷ lại thường không tự mình giải quyết vấn đề mà luôn chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác

    Thói quen ỷ lại có thể phát sinh ở bất kỳ đâu, từ gia đình đến trường học và nơi làm việc. Những đứa trẻ có tâm lý này thường tránh né công việc nhà vì cho rằng sẽ có người khác làm thay. Học sinh, sinh viên mang tâm lý ỷ lại thường chọn những nhiệm vụ dễ dàng, và hoàn thành bài tập một cách qua loa.

    Trong công việc, người có thói quen ỷ lại thường lười biếng, giao phó nhiệm vụ cho người khác trong tập thể. Họ chỉ hoàn thành công việc một cách sơ sài, và thường những cá nhân có năng lực sẽ phải gánh vác trách nhiệm hoàn thiện và sửa chữa lỗi lầm cho họ.

    Xem thêm: Tự tin thái quá: dấu hiệu, hậu quả và cách khắc phục

    Nguyên nhân hình thành nên thói quen ỷ lại

    Tâm lý ỷ lại ở bắt nguồn từ một số nguyên nhân chính như sau:

    Nguyên nhân hình thành thói quen ỷ lại: thiếu tự tin, lười biếng, gia đình bảo bọc quá mức,...
    Nguyên nhân hình thành thói quen ỷ lại: thiếu tự tin, lười biếng, gia đình bảo bọc quá mức,...
    • Thiếu tự tin: Nhiều bạn trẻ cảm thấy e dè, lo lắng, và thiếu tin tưởng vào năng lực của chính mình. Họ thường tự hạ thấp bản thân, ngại đối mặt với thử thách và cố ý giao lại công việc cho người khác
    • Lười biếng: Thói quen lười nhác là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ỷ lại. Khi lười biếng, con người có xu hướng trông chờ vào người khác thay vì tự mình hành động. Tính cách này thường bắt nguồn từ cách nuôi dạy quá nuông chiều của gia đình, khiến trẻ dần mất đi sự chủ động.
    • Thiếu mục tiêu: Người trẻ không có mục tiêu hay động lực rõ ràng thường dễ rơi vào trạng thái ỷ lại. Họ phụ thuộc nhiều vào gia đình, không có định hướng cụ thể và không cảm thấy cần phải nỗ lực hay phấn đấu.
    • Sự bảo bọc quá mức từ gia đình: Gia đình quá nuông chiều, bảo bọc con cái có thể khiến người ta hình thành thói quen dựa dẫm.

    Tác hại của thói quen ỷ lại

    Tâm lý ỷ lại trong giới trẻ hiện nay đang là một rào cản lớn đối với sự phát triển cá nhân và xã hội. Thói quen này không chỉ làm giảm hiệu suất trong công việc và học tập mà còn khiến giới trẻ mất đi sự tự chủ và khả năng đối phó với khó khăn. Khi liên tục dựa dẫm vào người khác, họ dễ gặp stress, lo lắng, và không thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả.

    Thói quen này làm giảm hiệu suất trong công việc và học tập
    Thói quen này làm giảm hiệu suất trong công việc và học tập

    Nếu tâm lý ỷ lại lan rộng trong giới trẻ, những người sẽ nắm giữ tương lai đất nước, nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho toàn xã hội. Khi ai cũng muốn sống dựa dẫm và thiếu động lực, xã hội sẽ bị thụt lùi và tạo ra những gánh nặng to lớn cho cộng đồng. Vì vậy, việc loại bỏ thói quen này là điều cần thiết để xây dựng một tương lai thành công và phát triển bền vững.

    Cách khắc phục tính ỷ lại

    Tính ỷ lại quá mức không chỉ khiến bản thân trở nên phụ thuộc, kém phát triển mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ cá nhân, khiến người khác cảm thấy khó chịu. Vì vậy, khắc phục tính ỷ lại và không dựa dẫm quá mức vào người khác là điều cần thiết để phát triển và trưởng thành trong cuộc sống.

    Xác định nguyên nhân và mục tiêu

    Trước tiên, bạn cần hiểu rõ tình trạng và vấn đề mà mình đang gặp phải. Hãy tự hỏi bản thân rằng mình đang dựa dẫm quá mức vào người khác trong lĩnh vực nào và nguyên nhân sâu xa của vấn đề là gì. Sau khi nhận thức được vấn đề, hãy đặt mục tiêu cụ thể và thiết lập các nguyên tắc cho bản thân để hướng tới việc tự lập hơn.

    Bắt đầu với những nhiệm vụ nhỏ

    Thay đổi thói quen không phải là việc đơn giản, và bạn có thể gặp khó khăn khi muốn thay đổi tất cả mọi thứ cùng một lúc. Thay vì đặt mục tiêu lớn lao, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt và dần dần tăng độ khó của công việc.

    Bạn cần ghi nhớ mục tiêu và nguyên tắc đã đề ra và thực hiện chúng một cách nghiêm túc. Như vậy sẽ giúp bạn rèn luyện tính tự giác, biết cách sắp xếp và quản lý thời gian, từ đó giảm thiểu sự phụ thuộc vào người khác.

    Không nhận quá nhiều sự giúp đỡ

    Khi ai đó đề nghị giúp đỡ với những việc bạn có thể tự làm được, hãy học cách từ chối những sự giúp đỡ không cần thiết đó. Bạn cần xác định rõ nguyên tắc, lập trường và giới hạn của bản thân. Hãy tự thực hiện những công việc nằm trong khả năng của mình trước khi nhờ cậy người khác.

    Khen thưởng để tạo động lực

    Hãy học cách nhìn nhận thành công của người khác và biến đó thành cảm hứng, động lực để phát triển bản thân. Bạn nên tự tạo động lực cho mình bằng cách đặt mục tiêu và tự thưởng cho bản thân khi đạt được những thành tích nhất định.

    Đối với trẻ em, để thay đổi thói quen ỷ lại, cần khuyến khích trẻ bước ra khỏi vùng an toàn, cho phép trẻ tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với các quyết định của mình. Trẻ cũng cần được động viên bằng những lời khen ngợi và những phần thưởng nhỏ phù hợp với thành tích đạt được.

    Trang bị kiến thức, nâng cao năng lực

    Hãy trang bị kiến thức, nâng cao năng lực
    Hãy trang bị kiến thức, nâng cao năng lực

    Một người thường có xu hướng dựa dẫm và ỷ lại vào người khác khi họ cảm thấy không tự tin về năng lực của mình. Vì thế, để loại bỏ thói quen này, cách tốt nhất là trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng cần thiết, từ đó nâng cao năng lực cá nhân. Việc liên tục học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sẽ giúp bạn trở nên tự tin hơn, chủ động đối mặt với khó khăn và thách thức.

    Nâng cao tinh thần tự giác và trách nhiệm

    Nếu muốn phát triển bản thân, bạn cần có tinh thần tự giác và ý thức trách nhiệm. Đây là yếu tố quan trọng để một cá nhân được đánh giá cao trong một tập thể. Hãy tập trung vào việc tự đưa ra quyết định và giải quyết những vấn đề nhỏ mà bạn có thể thực hiện. Bạn cần phải nhận thức rằng, bạn phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình và nỗ lực hoàn thành tốt mọi vấn đề. Khi công việc không như mong đợi, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay người khác.

    Nhờ chuyên gia tâm lý hỗ trợ

    Tâm lý ỷ lại quá mức thường sẽ không dễ khắc phục. Nếu bạn cảm thấy mình đang bị ỷ lại và không biết cách khắc phục, tốt nhất nên tìm đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Chuyên gia sẽ giúp bạn nhìn nhận, phân tích các hành vi tiêu cực và đưa ra giải pháp điều chỉnh, thay đổi. Với sự hướng dẫn và theo dõi của chuyên gia, bạn sẽ nhanh chóng khắc phục tình trạng phụ thuộc vào người khác và phát triển bản thân một cách hiệu quả hơn.

    Có thể bạn quan tâm: Chi phí tư vấn tâm lý là bao nhiêu?

    Việc vượt qua thói quen ỷ lại là một hành trình đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực không ngừng. Tuy nhiên, với những kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, bạn hoàn toàn có thể trở thành một người độc lập, tự tin và chủ động trong cuộc sống. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thay đổi bản thân và cần sự hỗ trợ, hãy đừng liên hệ với các chuyên gia tâm lý trên ứng dụng Askany. Họ sẽ đồng hành cùng bạn, giúp bạn khám phá bản thân và xây dựng một cuộc sống ý nghĩa hơn.