Tự tin thái quá là trạng thái tâm lý xảy ra khi một cá nhân đánh giá quá cao khả năng của chính mình. Dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực như: không nhìn ra điểm yếu của bản thân, không lắng nghe ý kiến người khác,.... Để biết chi tiết hơn về những dấu hiệu của người tự tin thái quá, hậu quả của việc này và làm thế nào để khắc phục, hãy tham khảo bài viết sau từ những chuyên gia tư vấn tâm lý hàng đầu trên Askany.
Tự tin thái quá là gì?
Tự tin thái quá (hay còn gọi là kiêu ngạo, tự mãn) là một trạng thái tâm lý khi một cá nhân đánh giá quá cao khả năng của bản thân so với mức thực tế. Hiện tượng này còn được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger, dùng để mô tả những người có kiến thức hạn hẹp nhưng lại quá tự tin vào khả năng của mình.
Nguyên nhân của sự tự tin thái quá có thể bắt nguồn từ môi trường sống luôn đề cao sự hoàn hảo, tính cách bẩm sinh hoặc môi trường giáo dục quá chú trọng vào thành tích.
Ai cũng biết tự tin là một phẩm chất tốt của con người, giúp chúng ta vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, sự tự tin thái quá lại trở thành một rào cản rất lớn. Bởi vì những người mắc phải chứng tự tin thái quá thường không lắng nghe ý kiến của người khác, không chịu học hỏi và dễ đưa ra những quyết định sai lầm trong công việc và cuộc sống.
Ba dạng tự tin thái quá phổ biến nhất là:
- Đánh giá quá cao năng lực tổng thể (Overestimation): Tin rằng mình giỏi hơn người khác trong hầu hết mọi việc.
- Đề cao kiến thức quá mức (Over Precision): Quá tự tin vào những gì mình biết, không mở lòng tiếp thu thông tin mới.
- Đánh giá năng lực quá mức so với người khác (Overplacemen): Luôn so sánh bản thân với người khác và cho rằng mình vượt trội hơn.
Ví dụ: Một người mới vào nghề lập trình nhưng lại quá tự tin vào khả năng của mình và từ chối tham gia các khóa học nâng cao. Người đó cũng không chịu lắng nghe góp ý của đồng nghiệp. Kết quả là dự án của họ gặp nhiều trục trặc và không đạt được kết quả như mong đợi.
Biển hiện của những người tự tin thái quá
Tự tin thái quá là một trạng thái tâm lý khi một cá nhân đánh giá quá cao khả năng của mình, dẫn đến những hành vi và thái độ không phù hợp với thực tế. Người tự tin thái quá thường thể hiện qua những biểu hiện đặc trưng như:
- Tự ca tụng bản thân và tự mãn: Người tự tin thái quá thường liên tục khoe khoang về thành tích của mình mà không nhận thức được rằng người khác có thể cảm thấy phiền hoặc không thoải mái khi nghe những điều đó.
- Khó chấp nhận ý kiến trái chiều: Họ bảo thủ và không mở lòng với những ý kiến khác với ý kiến của mình.
- Thái độ kiêu ngạo: Tự tin thái quá hay đi kèm với thái độ coi thường. Họ tỏ ra mình rất superior (thượng đẳng) và coi thường người khác.
- Hành động mạo hiểm, thiếu suy nghĩ: Người tự tin thái quá thường làm việc mạo hiểm mà không cân nhắc đến hậu quả.
- Không chịu học hỏi: Họ cho rằng mình đã biết tất cả và không cần lời khuyên của người khác.
- Tạo dựng hình ảnh hoàn hảo: Họ cố gắng che giấu những khuyết điểm của mình và tạo ra một hình ảnh hoàn hảo không có thật.
Tự tin thái quá không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ra nhiều hậu quả tiêu cực trong các mối quan hệ xã hội và công việc. Người tự tin thái quá thường cô lập bản thân, mất đi cơ hội và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Nguyên nhân dẫn đến tự tin thái quá
Nguyên nhân dẫn đến tự tin thái quá vô cùng đa dạng và phức tạp. Một số nguyên nhân phải kể đến như sau:
- Thiếu nhận thức về giới hạn bản thân: Thiếu nhận thức về bản thân là một trong những nguyên nhân chính. Khi chúng ta tạo ra một hình ảnh tưởng tượng về bản thân hoàn hảo, chúng ta dễ tự mãn và không chịu thừa nhận những hạn chế của mình.
- Kinh nghiệm thành công trước đây: Kinh nghiệm thành công trước đây cũng có thể khiến chúng ta trở nên tự tin thái quá, đặc biệt khi chúng ta quên mất rằng thành công trong quá khứ không đảm bảo thành công trong tương lai.
- Áp lực xã hội, so sánh với người khác: Áp lực từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc xã hội nói chung có thể khiến chúng ta cảm thấy cần phải chứng tỏ bản thân, tự tin hơn người khác, chứng tỏ mình giỏi hơn người khác để được công nhận.
- Hứng thú và tinh thần khám phá: Sự hứng thú và tinh thần thích khám phá là những động lực tích cực, nhưng nếu không được kiểm soát đúng cách, chúng có thể dẫn đến sự liều lĩnh, tự tin thái quá và thiếu cẩn trọng
- Thiếu kinh nghiệm: Khi thiếu kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó, chúng ta sẽ không thể nhận biết được những rủi ro tiềm ẩn cũng như khả năng thất bại. Việc này dẫn đến sự tự tin thái quá vào bản thân.
- Lòng tự trọng thấp: Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng thực tế, những người có lòng tự trọng thấp đôi khi lại tự tin thái quá để che giấu sự bất an bên trong. Họ có thể tạo ra một vỏ bọc để bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương.
Hậu quả của sự tự tin thái quá
Tự tin thái quá có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực trong cuộc sống, cả về mặt cá nhân và xã hội.
Về mặt cá nhân, tự tin thái quá có thể dẫn đến những quyết định sai lầm nghiêm trọng, làm lãng phí thời gian và tài nguyên quý báu như tiền bạc, thời gian,... thậm chí nó còn gây ra những rủi ro tài chính lớn vì người đầu tư quá tự tin vào bản thân, xem nhẹ những rủi ro và khả năng thất bại. Đồng thời, áp lực trong việc duy trì hình ảnh hoàn hảo có thể gây ra căng thẳng và lo âu, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của người mắc chứng tự tin thái quá. Tự tin thái quá cũng có thể dẫn đến tình trạng bị cô lập bởi vì người khác cảm thấy không thoải mái trước thái độ kiêu ngạo và thiếu khiêm tốn của bạn.
Về mặt xã hội, tự tin thái quá có thể làm rạn nứt các mối quan hệ, mọi người không muốn teamwork với bạn vì bạn không chấp nhận ý kiến phản biện của người khác, không tiếp thu tiếp thu những phản hồi mang tính xây dựng. Chỉ cho rằng bản thân mình mới là đúng nhất. Điều này dẫn đến sự không hài lòng và dễ gây ra mâu thuẫn, xung đột. Người tự tin thái quá còn mất đi cơ hội phát triển vì nghĩ rằng mình đã đạt đến đỉnh cao, không cần học hỏi và phát triển nữa.
Làm thế nào để khắc phục sự tự tin thái quá?
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần có những thay đổi tích cực trong cách suy nghĩ và hành động.
- Nhận diện vấn đề: Bước đầu tiên quan trọng nhất là chính bản thân bạn phải nhận ra sự tự tin thái quá của mình. Hãy chú ý quan sát hành vi và cách ứng xử của bạn và những tác động của chúng đến cuộc sống và công việc.
- Chịu trách nhiệm và thừa nhận lỗi lầm: Hãy thẳng thắn thừa nhận khi bạn đã đánh giá sai khả năng của mình và đưa ra những quyết định thiếu cân nhắc. Tự nhận lỗi và học hỏi từ những sai lầm sẽ giúp bạn không lặp lại chúng trong tương lai.
- Lắng nghe ý kiến từ người khác: Để khắc phục tình trạng tự tin thái quá tốt nhất là hãy cởi mở tiếp nhận góp ý và những góc nhìn mới từ người khác. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn, hạn chế được sự kiêu ngạo, tự cao tự đại.
- Học hỏi và phát triển: Hãy luôn xem mỗi tình huống là một cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân. Luôn tìm tòi những kiến thức mới và thử thách chính mình để không ngừng hoàn thiện.
- Xây dựng tự tin thực tế: Bạn nên tạo dựng sự tự tin dựa trên những thành công thực tế mà bạn đã đạt được trong quá khứ. Đồng thời, nhận thức rõ các điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để đặt ra những mục tiêu mang tính khả thi.
- Duy trì tư duy tích cực: Thay vì tập trung vào những điều tiêu cực hoặc lo sợ thất bại, hãy hướng sự chú ý vào những điều tích cực, rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn và sự tôn trọng người khác. Tư duy tích cực sẽ giúp bạn duy trì hình ảnh tốt về bản thân.
- Tập trung vào hiện tại: Hãy sống trọn vẹn cho hiện tại, tự tin trong từng khoảnh khắc và tránh lo lắng quá mức về tương lai hay quá khứ.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người tin cậy và có kinh nghiệm: Nếu tình trạng tự tin thái quá ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và các mối quan hệ xã hội của bạn, hãy cân nhắc việc tìm đến chuyên gia tâm lý hoặc nhà tư vấn tâm lý để được hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm: Chi phí tư vấn tâm lý bao nhiêu? Cập nhật mới nhất 2024
Tự tin thái quá tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường. Bạn nên tìm cách cân bằng giữa niềm tin thực tế vào khả năng của mình và nhận thức được những thiếu sót của bản thân để có thể học hỏi và phát triển. Chỉ khi duy trì được sự cần bằng này thì chúng ta mới có thể tiến xa hơn và đạt được nhiều thành công lớn hơn. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tính tự tin thái quá của mình. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tự kiểm soát sự tự tin thái quá của bản thân, hãy tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý trên Askany.