Rối loạn nhân cách hoang tưởng: đối tượng nguy cơ và cách điều trị
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Rối loạn nhân cách hoang tưởng: đối tượng nguy cơ và cách điều trị

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blog

    Rối loạn nhân cách hoang tưởng là một dạng rối loạn tâm thần phổ biến, ảnh hưởng đến cách con người suy nghĩ, cảm nhận và hành động trong các mối quan hệ xã hội. Những người mắc phải thường xuyên nghi ngờ, lo lắng rằng người xung quanh đang tìm cách lừa dối hoặc làm tổn hại họ. Bài viết này Askany sẽ đi sâu vào các triệu chứng, nguyên nhân và cách chẩn đoán, điều trị, giúp bạn nhận diện và hỗ trợ người thân một cách kịp thời.

    Rối loạn nhân cách hoang tưởng là gì?

    Rối loạn nhân cách hoang tưởng, hay còn gọi là rối loạn nhân cách paranoid, là một dạng rối loạn nhân cách thuộc nhóm A, nhận biết bởi đặc điểm thường nghi ngờ và thiếu tin tưởng vào người khác. Những người mắc phải tình trạng này thường có hành vi kỳ lạ hoặc bất thường khi tương tác với mọi người.

    Họ thường xuyên nghi ngờ động cơ của người khác, tin rằng mọi người có thể muốn gây hại cho mình. Cảm giác này đôi khi khiến họ rất miễn cưỡng trong việc chia sẻ cảm xúc, thay vào đó, họ có xu hướng thể hiện sự thù địch hoặc châm biếm trong những cuộc trò chuyện bình thường.

    Rối loạn nhân cách hoang tưởng - Paranoid
    Rối loạn nhân cách hoang tưởng - Paranoid

    Người mắc rối loạn nhân cách hoang tưởng cũng dễ dàng nổi giận và có thái độ thù địch với người xung quanh. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ được chẩn đoán khi các đặc điểm tính cách này trở nên cứng nhắc, vượt xa mức thông thường, gây ra sự đau khổ nghiêm trọng và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày.

    Tìm hiểu thêm: Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Triệu chứng nhận biết rối loạn nhân cách hoang tưởng

    Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn nhân cách hoang tưởng được định hình rõ ràng theo tiêu chí DSM-5 của Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA). Một số biểu hiện rối loạn đặc trưng điển hình bao gồm:

    • Nghi ngờ vô căn cứ rằng người xung quanh có ý định gây hại hoặc lừa gạt họ.
    • Sợ rằng thông tin cá nhân sẽ bị sử dụng để gây hại cho mình.
    • Luôn cảm thấy hoài nghi về sự chân thành của bạn bè và đối tác.
    • Tin rằng có những thông điệp hoặc mối đe dọa tiềm ẩn từ các sự kiện xung quanh.
    • Mang trong mình nỗi thù dai dẳng, không bao giờ tha thứ cho những tổn thương, dù nhỏ nhất, từ người khác.
    • Đáp lại một cách giận dữ đối với bất kỳ sự tấn công nào vào cá tính hoặc danh dự của mình.
    • Luôn hoài nghi về sự chung thủy của vợ, chồng hoặc bạn tình mà không có chứng cứ.

    Việc nghi ngờ để bảo vệ bản thân là rất điều bình thường. Nhưng khi những đặc điểm này thái quá và gây ra nỗi khổ tâm hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, lúc này mới có thể được chẩn đoán là rối loạn nhân cách hoang tưởng.

    Người mắc rối loạn nhân cách hoang tưởng luôn nghi ngờ vô căn cứ
    Người mắc rối loạn nhân cách hoang tưởng luôn nghi ngờ vô căn cứ

    Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách hoang tưởng

    Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách hoang tưởng vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Nhân cách của mỗi người hình thành từ sự kết hợp giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, điều này ảnh hưởng đến cách mà chúng ta nhận thức về bản thân và niềm tin đối với người khác cũng như thế giới xung quanh.

    Tuy nhiên, một số yếu tố có thể góp phần tạo ra tình trạng này:

    • Di truyền và cấu trúc sinh học có thể khiến một số người dễ mắc phải tình trạng này hơn.
    • Trải nghiệm thời thơ ấu cũng có thể là tác nhân gây ra rối loạn nhân cách hoang tưởng. Một số nghiên cứu cho thấy, nhiều người trưởng thành có thể nhớ lại cảm giác lo âu, bất an, và nghi ngờ từ khi còn nhỏ, và những cảm xúc này theo họ suốt cuộc đời, ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận và đối phó với các mối quan hệ trong tương lai.
    Trải nghiệm thời thơ ấu cũng có thể là tác nhân gây ra rối loạn nhân cách hoang tưởng
    Trải nghiệm thời thơ ấu cũng có thể là tác nhân gây ra rối loạn nhân cách hoang tưởng

    Đối tượng nguy cơ dễ mắc rối loạn hoang tưởng

    Rối loạn nhân cách hoang tưởng là một tình trạng khá phổ biến, có thể ảnh hưởng đến người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhiều hơn ở nữ giới so với nam giới. Những người có người thân mắc bệnh tâm thần phân liệt có xu hướng có nguy cơ cao hơn.

    Ngoài ra, các yếu tố môi trường như chấn thương thể chất hoặc cảm xúc trong thời thơ ấu cũng có thể khiến cho một người hình thành rối loạn nhân cách hoang tưởng. Những trải nghiệm đau thương này có thể tạo ra nền tảng cho sự phát triển của rối loạn nhân cách hoang tưởng sau này trong cuộc sống.

    Chấn thương thể chất, cảm xúc thời thơ ấu có thể hình thành rối loạn nhân cách hoang tưởng
    Chấn thương thể chất, cảm xúc thời thơ ấu có thể hình thành rối loạn nhân cách hoang tưởng

    Phương pháp chẩn đoán rối loạn nhân cách hoang tưởng

    Để chẩn đoán rối loạn nhân cách hoang tưởng, bệnh nhân cần có ít nhất 4 trong số các triệu chứng đã được liệt kê theo tiêu chí chẩn đoán DSM-5-TR, đã được liệt kê ở phần trên.

    Chẩn đoán phân biệt:

    Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa tâm thần còn cần phải thực hiện các chẩn đoán phân biệt để có thể loại trừ các rối loạn nhân cách khác như:

    • Rối loạn nhân cách phân liệt.
    • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
    • Rối loạn nhân cách né tránh.
    • Rối loạn trầm cảm lưỡng cực.
    • Rối loạn nhân cách ranh giới.
    • Rối loạn nhân cách ái kỷ.
    • Rối loạn tâm thần phân liệt.
    • Loạn thần.
    Để chẩn đoán, bệnh nhân cần có ít nhất 4 trong số các triệu chứng theo DSM-5-TR
    Để chẩn đoán, bệnh nhân cần có ít nhất 4 trong số các triệu chứng theo DSM-5-TR

    Cách điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng

    Điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng thường bao gồm liệu pháp nhận thức - hành vi và có thể dùng thêm một số loại thuốc.

    Vấn đề chính là người bệnh thường rất nghi ngờ và không tin tưởng, khó chấp nhận mình cần điều trị. Họ thường không nhận ra những biểu hiện của mình là không bình thường hoặc đang gây ảnh hưởng đến bản thân và người khác. Tuy nhiên, nếu người bệnh chấp nhận điều trị, liệu pháp tâm lý có thể giúp ích rất nhiều. Phương pháp này sẽ giúp họ học cách đối mặt với rối loạn, cải thiện khả năng giao tiếp trong các tình huống xã hội, và giảm bớt những suy nghĩ hoang tưởng.

    Điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng bằng liệu pháp nhận thức - hành vi kết hợp thuốc
    Điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng bằng liệu pháp nhận thức - hành vi kết hợp thuốc

    Thuốc cũng có thể được sử dụng để điều trị rối loạn nhân cách hoang tưởng, đặc biệt là khi người bệnh có thêm các vấn đề như trầm cảm hoặc lo âu. Điều quan trọng là người bệnh có chấp nhận điều trị hay không, và việc điều trị cần được theo dõi lâu dài để đảm bảo hiệu quả ổn định.

    Rối loạn nhân cách hoang tưởng là một rối loạn tâm lý phức tạp, đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiên trì trong quá trình điều trị. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải những triệu chứng trên, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý giỏi. Hãy đặt lịch hẹn với họ thông qua ứng dụng Askany để nhận được sự hỗ trợ kịp thời ngay hôm nay!