Rối loạn hành vi ở trẻ em là một vấn đề khá phổ biến, được đặc trưng bởi các hành vi gây hại cho bản thân và người khác, vi phạm các quy tắc xã hội, và đặc biệt tiếp diễn trong thời gian dài. Hiện nay có khoảng 20% thanh thiếu niên trên thế giới mắc phải các rối loạn về hành vi và cảm xúc cần phải được điều trị. Nếu muốn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, ảnh hưởng và cách điều trị, hãy tham khảo bài viết sau đây được chia sẻ từ chuyên gia, bác sĩ tâm lý trên Askany.
Rối loạn hành vi ở trẻ em là gì?
Theo Nationwidechildrens, bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em là nhóm các vấn đề về hành vi bất thường và rối loạn cảm xúc ở trẻ, thường biểu hiện qua những hành động phá hoại, hung hăng, bạo lực, không tuân thủ theo các nguyên tắc hành xử thông thường của xã hội và chống đối. Rối loạn hành vi thường bắt đầu ở trẻ vị thành niên hoặc từ thời thiếu niên.
Rối loạn hành vi được chia thành hai loại chính dựa trên độ tuổi khởi phát:
- Rối loạn hành vi thể khởi phát ở trẻ em (dưới 10 tuổi): Trẻ thường có các biểu hiện như bướng bỉnh, nổi loạn, phá hoại đồ đạc, xô đẩy, cắn đánh nhau với bạn bè.
- Rối loạn hành vi thể khởi phát ở tuổi thanh thiếu niên (sau 10 tuổi): Trẻ thường có các hành vi trộm cắp, nói dối, bắt nạt, bỏ nhà đi, sử dụng chất kích thích.
Các hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ mà còn gây ra nhiều khó khăn cho gia đình và xã hội. Trẻ mắc chứng bệnh này phải được điều trị, đồng thời cần có sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giúp cho các em đạt kết quả tốt nhất.
>>> Tham khảo: Cập nhật chi phí khám trầm cảm mới nhất
Nguyên nhân rối loạn hành vi ở trẻ em
Để hiểu và xử trí hiệu quả bệnh rối loạn hành vi ở trẻ, trước tiên cần tìm hiểu nguồn gốc gây ra tình trạng này. Các nhân tố chính bao gồm:
Di truyền
Thùy trán của não bộ chịu trách nhiệm kiểm soát hành vi và nhận thức. Ở những trẻ mắc chứng rối loạn hành vi, thùy trán của các em hoạt động không bình thường, dẫn đến:
- Kiểm soát xung động kém.
- Bị hạn chế trong việc lập kế hoạch và hành động.
- Khó rút kinh nghiệm từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ.
Nói tóm lại, gen được xem là một trong các nguyên nhân khiến cho thùy trán bị tổn thương. Do đó, sự hung tính của một đứa trẻ cũng được xem là có tác động của yếu tố gen.
Môi trường sống
Trẻ sống trong các môi trường không lành mạnh có nguy cơ cao bị rối loạn hành vi, bao gồm:
- Bị lạm dụng từ nhỏ.
- Gia đình bất hòa.
- Cha mẹ nghiện rượu hoặc thuốc.
- Điều kiện kinh tế khó khăn.
- Cha mẹ gặp vấn đề tâm thần.
- Mẹ sinh con khi còn trẻ, chưa đến độ tuổi sinh nở.
Ngoài ra, phương pháp giáo dục của gia đình và môi trường giáo dục cũng ảnh hưởng lớn đến hành vi của trẻ. Những kỷ luật khắc nghiệt, thiếu công bằng hay mối quan hệ xã hội tiêu cực giữa giáo viên và trẻ cũng là yếu tố dẫn đến rối loạn hành vi.
Các biểu hiện thường gặp của rối loạn hành vi ở trẻ em
Rối loạn hành vi ở trẻ em có thể biểu hiện qua các dấu hiệu sau đây:
- Gặp vấn đề hành vì, vấn đề tâm lý kéo dài tối thiểu từ 3- 6 tháng
- Cư xử hung hăng với mọi người xung quanh, kể các với các đồ vật hoặc động vật...
- Thường xuyên phá phách, trốn học, đánh nhau
- Thường xuyên nói dối
- Có những hành động gây hại cho bản thân và những người xung quanh
- Tự kỷ, cô lập, trầm cảm, thu mình khỏi xã hội
- Không chuyện trò, giao tiếp
- Tăng động, giảm chú ý
- Chán ăn hoặc ăn rất nhiều là tình trạng thường gặp ở trẻ bị rối loạn hành vi
- Gặp khó khăn trong việc tiếp thu và truyền đạt thông tin, khó khăn khi tính toán, nói, viết...
Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn hành vi có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ và gia đình, thậm chí gây ra những căn bệnh tâm thần khác như: rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn đối kháng thách thức (ODD), rối loạn chống đối xã hội (CD), rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Rối loạn hành vi ở trẻ em hiện nay là vấn đề vô cùng phức tạp. Khi rơi vào tình trạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trẻ nhỏ thường có hành vi tử tự. Trong giai đoạn đầu, các con sẽ có những triệu chứng điển hình như nói nhiều, dễ bị kích động, đi lại nhiều hay cáu gắt. Ở giai đoạn ức chế, thiếu niên có biểu hiện trầm cảm, mệt mỏi, tự ti.
Bạn có thể thực hiện bài test trầm cảm để đánh giá mức độ trầm cảm của bản thân.
Tác hại khôn lường của rối loạn hành vi ở trẻ em
Rối loạn hành vi ở trẻ em không chỉ là một vấn đề hành vi đơn thuần mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cả cá nhân và xã hội, cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Những bé mắc rối loạn hành vi thường gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ, học tập và phát triển kỹ năng sống. Điều này có thể khiến các con bị cô lập xã hội, tự ti và rơi vào trầm cảm.
- Các hành vi hung hăng, bạo lực và phá hoại không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn gây ra những tổn thương tâm lý sâu sắc cho bạn bè và những người xung quanh.
- Gánh nặng kinh tế. Việc điều trị và chăm sóc trẻ em mắc rối loạn hành vi thường đòi hỏi nhiều chi phí và tài nguyên.
- Trẻ em mắc rối loạn hành vi có thể vi phạm pháp luật vì các hành vi gây gổ, chống đối của mình.
Để giảm thiểu các tác hại của rối loạn hành vi, cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường, cộng đồng và các chuyên gia y tế trong việc phát hiện sớm, can thiệp kịp thời và điều trị hiệu quả.
Chẩn đoán rối loạn hành vi ở trẻ em
Chẩn đoán rối loạn hành vi ở trẻ em khá phức tạp, do bệnh nhân thường mắc nhiều rối loạn cùng lúc. Ví dụ, thanh thiếu niên có hành vi phạm pháp có thể vừa bị rối loạn hành vi (CD), vừa có triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Vì vậy, cần phải có sự đánh giá chuyên môn kỹ lưỡng trước khi kết luận.
Thông thường, quá trình chẩn đoán rối loạn hành vi ở trẻ em bao gồm:
- Thảo luận chi tiết về triệu chứng với các bác sĩ tâm thần, bác sĩ nhi khoa.
- Sử dụng các bài test trắc nghiệm phù hợp cho bệnh nhân có rối loạn hành vi.
- Dựa vào quan sát hành vi và các tiêu chí từ Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ.
Bác sĩ cũng sẽ loại trừ các yếu tố gây căng thẳng tạm thời có thể ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán. Ví dụ như một đứa trẻ có ba mẹ bị bệnh. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng cần xem xét trong quá trình chẩn đoán.
Cách hỗ trợ trẻ em bị rối loạn hành vi
Tâm lý trị liệu và thuốc
Khi trẻ có dấu hiệu rối loạn hành vi, chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần thường dựa vào phản ứng của trẻ thông qua một số câu hỏi để chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị. Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể xem xét sử dụng thuốc nhằm kiểm soát suy nghĩ bộc phát và xu hướng bạo lực.
Các loại thuốc thường dùng:
- Thuốc chống loạn thần giúp kiểm soát tạm thời sự bạo lực và hung hăng.
- Thuốc kích thích giúp giảm kích động, ổn định cảm xúc.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc không được ưu tiên cho trẻ nhỏ vì có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe về lâu dài. Trọng tâm điều trị vẫn là áp dụng tâm lý nhân văn, tâm lý phân tích, tâm lý hành vi, tâm lý nhận thức, tâm lý xã hội học để trẻ nhận thức đúng đắn.
Hỗ trợ từ gia đình
Vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc giúp trẻ vượt qua rối loạn hành vi. Bố mẹ cần:
- Yêu thương, chăm sóc trẻ và hướng trẻ đến những hành vi tích cực.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giúp rèn luyện sự kiên nhẫn và kiểm soát cảm xúc.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những bộ phim có nội dung không phù hợp.
- Hợp tác chặt chẽ với nhà trường để đưa ra những định hướng tích cực cho trẻ.
- Nếu rối loạn hành vi bắt nguồn từ mâu thuẫn gia đình, cần tạo cho trẻ một môi trường sống lành mạnh hơn.
Đó là toàn bộ thông tin về chứng rối loạn hành vi ở trẻ em mà phụ huynh cần đặc biệt lưu ý. Nếu bạn nghi ngờ con mình đang gặp phải các vấn đề về hành vi, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý trên Askany để được tư vấn và điều trị kịp thời.