Làm thế nào để giảm stress trong công việc, tăng năng suất gấp đôi
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Làm thế nào để giảm stress trong công việc, tăng năng suất gấp đôi

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Làm thế nào để giảm stress trong công việc là điều mà bạn đang quan tâm. Deadline, khối lượng công việc khổng lồ, mối quan hệ căng thẳng với đồng nghiệp,.. khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Stress không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc mà còn gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Bài viết sau đây của Askany sẽ mách cho bạn một số bí quyết giảm stress hiệu quả, lấy lại cân bằng và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

    Nguyên nhân dẫn đến stress trong công việc

    Nguyên nhân stress trong công việc
    Nguyên nhân stress trong công việc

    Trong xã hội hiện đại, áp lực để đạt được thành công trong công việc ngày càng lớn. Khối lượng công việc quá tải, deadline gấp gáp, mối quan hệ đồng nghiệp căng thẳng và những mong đợi không thực tế là những nguyên nhân chính gây ra stress cho nhiều người. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác gây stress trong công việc như:

    • Mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Khi dành quá nhiều thời gian cho công việc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cá nhân và gây ra stress.
    • Môi trường làm việc không phù hợp: Môi trường làm việc ồn ào, thiếu ánh sáng, không gian chật hẹp, gò bó hoặc có nhiều mâu thuẫn với đồng nghiệp có thể khiến chúng ta căng thẳng
    • Tính chất công việc: Công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại hoặc không có cơ hội phát triển cũng là một nguyên nhân phổ biến.
    • Yếu tố cá nhân: Tính cách perfectionist (người theo chủ nghĩa hoàn hảo), khả năng chịu đựng kém, kỹ năng quản lý cảm xúc chưa tốt cũng khiến bạn dễ bị stress hơn.

    Xem thêm: Vì sao bạn mất cảm xúc với mọi thứ? Cách lấy lại cảm xúc tích cực

    Hậu quả của stress công việc

    Stress công việc không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.

    Các biểu hiện thường gặp khi bị stress trong công việc bao gồm:

    • Cảm giác kiệt sức lực, không còn năng lượng, khó tập trung làm việc.
    • Mất ngủ, khó ngủ, không ngủ được, ngủ không sâu giấc.
    • Rối loạn tâm lý, lo âu, trầm cảm, cáu gắt, tự ti, thất vọng về bản thân.
    • Vấn đề về sức khỏe thể chất: Đau đầu, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, mất cảm giác ngon miệng, giảm cân hoặc tăng cân không kiểm soát.

    Không chỉ vậy, stress cũng gây ra tình trạng dễ mắc sai lầm trong công việc, đặc biệt là những công việc cần có sự chú ý cao độ. Theo thống kê, phần lớn các trường hợp gặp phải tai nạn nghề nghiệp đều là do stress.

    Stress trong công việc có thể gây ra nhiều bệnh
    Stress trong công việc có thể gây ra nhiều bệnh

    Stress cũng là nguyên nhân gây tích mỡ ở vùng bụng. Mà thông thường, mỡ ở vùng bụng sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe hơn so với ở hông, tay hoặc chân.

    Stress còn gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như:

    • Bệnh tim mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
    • Viêm loét dạ dày, đau bao tử, hội chứng ruột kích thích.
    • Hen suyễn, viêm phế quản.
    • Rối loạn miễn dịch và làm giảm khả năng chống lại bệnh tật.

    Stress không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân mà còn gây ra nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ với gia đình và bạn bè xung quanh.

    Làm thế nào để giảm stress trong công việc

    Tạm dừng công việc

    Để loại bỏ áp lực do công việc gây ra, hãy dành 30 phút để rời khỏi không gian làm việc, tập trung vào hơi thở, hoặc cùng đồng nghiệp đi uống trà, cà phê và chia sẻ những câu chuyện vui trong phút chốc sẽ giúp tâm trạng bạn ổn định hơn.

    Tập trung hết mức vào công việc là điều rất tốt, nhưng nếu đang bị stress thì bạn nên quan tâm đến cảm xúc của bản thân nhiều hơn. Nếu cảm thấy chưa sẵn sàng cho công việc, hãy nghỉ ngơi và thư giãn trong chốc lát.

    Nhìn nhận vấn đề theo cách khách quan

    Lời khuyên cho người bị áp lực công việc là hãy nhìn nhận vấn đề theo cách khách quan
    Lời khuyên cho người bị áp lực công việc là hãy nhìn nhận vấn đề theo cách khách quan

    Thay vì đổ lỗi cho bản thân và nghĩ quá nhiều về những sai lầm mắc phải, bạn hãy tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và chuẩn bị tâm lý cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đồng thời rút ra kinh nghiệm để không mắc phải những sai lầm như thế nữa. Đừng mang tâm lý mình là một kẻ thất bại, có như vậy thì bạn mới có thể vượt qua và vươn đến thành công. Đồng thời, hãy trang bị cho mình những kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, học cách nói “không” với những điều không phù hợp và và rèn luyện tư duy tích cực sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn dễ dàng hơn.

    Nhắm mắt và thư giãn

    Khi tâm trạng đang căng thẳng, bạn nên nhắm mắt lại và thư giãn, tốt nhất là nên chợp mắt khoảng 5 - 10 phút. Kết hợp với việc lắng nghe những bản nhạc du dương hoặc nhạc thiền, bạn sẽ thấy tâm hồn thư thái hơn và quên đi mọi muộn phiền.

    Massage

    Đây cũng là một cách đơn giản giúp bạn có thể giảm thiểu stress trong công việc một cách dễ dàng và hiệu quả. Massage nhẹ nhàng quanh vùng thái dương và vai gáy sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều và loại bỏ những mệt mỏi trong suy nghĩ. Massage còn giúp kích thích dopamine và serotonin, những hormone giúp cải thiện tâm trạng.

    Hít thở sâu

    Hít thở sâu là cách giảm căng thẳng ngay lập tức
    Hít thở sâu là cách giảm căng thẳng ngay lập tức

    Để giải tỏa stress, kỹ thuật thở sâu và đều đặn cũng là một cách khá hiệu quả. Phương pháp này đơn giản nhưng có thể giúp bạn bình tĩnh trở lại, giảm nồng độ cortisol trong máu, giúp suy nghĩ kỹ hơn về những điều đang xảy ra.

    Vận động

    Một số bài tập tác động đến cổ chân, cổ tay, vai, gáy có tác dụng giãn cơ, giúp sản sinh ra hormone endorphin và serotonin, xóa tan mọi mệt mỏi lo lắng trong lúc làm việc. Ngoài ra, các hoạt động như yoga hay thiền có thể hỗ trợ rất tốt trong việc tăng cường sức khỏe tinh thần.

    Ăn uống đủ dưỡng chất và duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

    Việc ăn uống không khoa học hoặc nghỉ ngơi không đúng cách có thể khiến cho tình trạng stress của bạn càng trở nên tồi tệ hơn. Theo các chuyên gia tâm lý trên Askany, chế độ ăn ít đường, nhiều đạm hơn một chút và bổ sung thực phẩm chống stress như quả mọng, hạt

    Ngủ đủ giấc

    Ngủ đủ giấc để ngăn ngừa căng thẳng
    Ngủ đủ giấc để ngăn ngừa căng thẳng

    Ngủ đủ giấc và đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thời gian tái tạo năng lượng, đồng thời chuẩn bị tinh thần cho công việc một cách tốt nhất. Giấc ngủ ngon giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu căng thẳng và cải thiện tâm trạng đáng kể

    Sắp xếp công việc theo cách khoa học

    Đây cũng là một phương pháp giải tỏa stress trong công việc vôc ùng hiệu quả. Bạn nên làm việc trong khoảng 90 phút sau đó sẽ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi, tập luyện một vài động tác đơn giản, thiền hoặc chợp mắt trong 5 phút. Chắc chắn rằng sau khi quay trở lại làm việc, bạn sẽ thấy hiệu quả hơn rất nhiều.

    Xem thêm: Chi phí khám tâm lý bao nhiêu? Cập nhật mới nhất 2024

    Trên đây là những cách cho ai chưa biết làm thế nào để giảm stress trong công việc. Mong rằng bạn sẽ tìm ra những phương pháp phù hợp với bản thân để có cuộc sống cân bằng và hạnh phúc hơn. Nếu căng thẳng quá mức và bản thân không thể tự giải quyết được, vậy hãy tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn tâm lý trên Askany bạn nhé.