Tìm hiểu về hội chứng sợ yêu (Philophobia) và cách khắc phục hiệu quả
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Tìm hiểu về hội chứng sợ yêu (Philophobia) và cách khắc phục hiệu quả

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Hội chứng sợ yêu hay Philophobia là một bệnh tâm lý có thật và không hiếm người mắc phải. Tình yêu là một thứ cảm xúc đẹp đẽ mà ai cũng mong muốn được trải nghiệm. Nhưng đối với những người mắc Philophobia, tình yêu với họ lại là một nỗi ám ảnh. Họ sợ bị lừa dối trong tình yêu, sợ không có thời gian dành cho công việc, sợ tổn thương, sợ chia tay. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng sợ yêu và làm thế nào để thoát khỏi nó? Hãy cùng Askany tìm câu trả lời trong bài viết này.

    Nếu bạn đang cần sự hỗ trợ, hãy liên hệ tư vấn tâm lý online cùng các chuyên gia trên ứng dụng Askany nhé.

    Hội chứng sợ yêu là gì?

    Philophobia, hay hội chứng sợ yêu, là một nỗi ám ảnh sâu sắc khiến người ta sợ hãi tình yêu và các mối quan hệ thân mật. Cái tên "Philophobia" bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, trong đó "philo" có nghĩa là yêu và "phobia" nghĩa là sợ hãi. Những người mắc phải hội chứng này thường trải qua cảm giác kinh hoàng, hoảng loạn khi nghĩ đến việc yêu ai đó hoặc bị ai đó yêu.

    Hội chứng sợ yêu là cảm giác hoảng sợ khi nghĩ đến việc yêu ai đó hoặc được ai đó yêu
    Hội chứng sợ yêu là cảm giác hoảng sợ khi nghĩ đến việc yêu ai đó hoặc được ai đó yêu

    Dấu hiệu điển hình của Philophobia là nỗi sợ về tình yêu và sự gần gũi. Lúc đầu, họ có thể cảm thấy hạnh phúc và lạc quan, nhưng niềm vui ấy nhanh chóng bị thay thế bởi sự lo âu, cảm xúc thất thường, và dễ tổn thương. Trong tâm trí, họ luôn cảm giác có điều gì đó không ổn trong mối quan hệ. Hội chứng này không chỉ ảnh hưởng tâm lý mà còn gây những tác động về mặt sinh lý, gây ra chứng khó thở, đổ mồ hôi, run rẩy, khóc lóc, đôi khi lên cơn hoảng loạn.

    Vì sao người ta sợ yêu?

    Để xây dựng một mối quan hệ bền vững, theo các chuyên gia tâm lý trên Askany, cần có ba yếu tố cơ bản:

    1. Tình yêu, sự quan tâm và gắn kết giữa hai người.
    2. Hòa hợp trong đời sống vợ chồng.
    3. Trách nhiệm của cả 2 trong mối quan hệ.

    Khi thiếu một trong ba yếu tố này, nhiều người lo lắng rằng mối quan hệ của sẽ không bền vững, từ đó dẫn đến nỗi sợ yêu. Những ai từng trải qua mối quan hệ độc hại hay chứng kiến sự đổ vỡ hôn nhân của cha mẹ từ nhỏ thường mang nỗi lo sợ khó kiểm soát, từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và tác động tiêu cực về sau.

    Ngoài ra, một số người trẻ hiện nay có xu hướng không muốn ràng buộc hoặc sợ trách nhiệm. Điều này khiến họ ngại bắt đầu một mối quan hệ nghiêm túc. Người thuộc cộng đồng LGBTQ+ cũng có thể sợ yêu nếu tôn giáo hoặc văn hóa của họ phản đối mối quan hệ này.

    Cuối cùng, những rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn gắn bó xã hội không kiềm chế (DSED) cũng chính là lý do gây ra hội chứng Philophobia – sợ yêu. Những trẻ mắc DSED thường không nhận được sự quan tâm, yêu thương và khẳng định từ cha mẹ. Khi lớn lên, chúng có thể tránh bộc lộ cảm xúc chân thật và khép mình trước tình yêu.

    Ai có nguy cơ mắc hội chứng Philophobia?

    Nữ giới có xu hướng mắc hội chứng rối loạn ám ảnh này hơn nam giới. Ngoài ra ,dưới đây là các đối tượng tự có nguy cơ mắc hội chứng Philophobia cao hơn người khác:

    • Tiền sử gia đình: Trẻ em có bố mẹ hoặc người thân đã từng mắc phải hội chứng ám ảnh hoặc rối loạn lo âu cũng có nguy cơ mắc rối loạn tương tự.
    • Di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy, những người có những thay đổi về gen sẽ dễ mắc chứng rối loạn lo âu và ám ảnh hơn.
    • Những nỗi ám ảnh khác: Người mắc hội chứng Philophobia cũng có thể mắc hội chứng khác, chẳng hạn như sợ cam kết (homophobia), sợ bị từ chối hoặc bị bỏ rơi.

    Dấu hiệu của hội chứng sợ yêu

    Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ mắc hội chứng sợ yêu:

    Dấu hiệu tâm lý

    • Cảm thấy lo lắng tột độ khi đang trong một mối quan hệ và liên tục lo lắng về việc mối quan hệ sẽ kết thúc.
    • Tránh né các mối quan hệ, đặc biệt là những tình huống có thể dẫn đến việc phát sinh thành một mối quan hệ thân mật.
    • Cảm thấy lo lắng, hồi hộp và không thoải mái khi tương tác với người khác.
    • Luôn lo sợ bị phản bội, bị lừa dối hoặc bị tổn thương trong tình yêu.
    • Không tin tưởng người khác và thường nghi ngờ động cơ của người khác.
    • Dù khao khát có một mối quan hệ nhưng họ lại cảm thấy cô đơn và khó kết nối với người khác.

    Dấu hiệu hành vi

    • Thường cố tình đẩy những người quan tâm đến mình ra xa hoặc kết thúc mối quan hệ một cách đột ngột.
    • Họ tránh những hành động thể hiện sự thân mật như ôm hôn, nắm tay.
    • Tâm trạng diễn biến thất thường, có thể cảm thấy buồn bã, chán nản và dễ cáu gắt.

    Dấu hiệu thể chất

    Khi đối mặt với tình huống liên quan đến tình yêu, người mắc hội chứng sợ yêu có thể trải qua các triệu chứng thể chất như:

    • Tim đập nhanh, hồi hộp
    • Run rẩy
    • Đổ mồ hôi
    • Khó thở
    • Khô miệng
    • Cảm giác choáng váng
    • Đau đầu
    • Mất ngủ
    • Rối loạn tiêu hóa

    Hội chứng sợ yêu có điều trị được không?

    Câu trả lời là “”. Chuyên gia tâm lý tại Askany thường sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy) để giúp người bệnh vượt qua hội chứng này. Trị liệu tâm lý này có thể giúp bạn nhận biết những suy nghĩ và hành vi tiêu cực, từ đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp hơn.

    Tư vấn cùng chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn giải quyết 90% vấn đề này
    Tư vấn cùng chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn giải quyết 90% vấn đề này

    Ngoài ra, chuyên gia còn có thể sử dụng liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống (systemic desensitization therapy). Hiệu quả của nó đã được chứng minh trong việc điều trị cho hơn 90% người mắc một hội chứng rối loạn ám ảnh cụ thể nào đó.

    Liệu pháp giải mẫn cảm hệ thống sẽ hoạt động theo nguyên lý sau:

    • Trước tiên, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng các kỹ thuật thư giãn như thiền và thở sâu để kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng.
    • Sau khi áp dụng các bài tập trên, dần dần bạn sẽ bắt đầu có cảm giác thích một ai đó.
    • Cuối cùng, chuyên gia tâm lý sẽ giao cho bạn những “nhiệm vụ thực tế”, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong việc cho và nhận tình yêu.

    Tips để bạn can đảm hơn với tình yêu của mình

    Đối mặt với nỗi sợ hãi

    Trốn tránh chỉ khiến nỗi sợ hãi của bạn lớn hơn. Hãy đối diện và tự hỏi: tại sao bạn lại sợ? Có phải quá khứ đau buồn khiến bạn mất niềm tin, hay bạn tự ti rằng mình không xứng đáng được yêu thương? Đặt câu hỏi nhiều hơn để hiểu rõ nguồn gốc nỗi sợ và tìm cách chữa lành nó.

    Hãy chậm rãi

    Tình yêu không cần vội vàng. Đừng mong đợi một tình yêu viên mãn ngay từ lần gặp đầu tiên. Thay vào đó, hãy bắt đầu từ việc làm bạn, trò chuyện, và dành thời gian để hiểu nhau. Quá trình này không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn mà còn tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ tương lai.

    Chuyên gia chia sẻ cách dũng cảm hơn trong tình yêu
    Chuyên gia chia sẻ cách dũng cảm hơn trong tình yêu

    Bỏ lại quá khứ

    Đừng để những tổn thương cũ làm lu mờ tình cảm mới. Hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn đang viết một chương mới, với một người khác. Tự tin khẳng định: "Tôi xứng đáng được yêu thương và hạnh phúc." Lặp lại điều này mỗi khi quá khứ ùa về.

    Ngừng suy nghĩ, bắt đầu yêu

    Dẫu tình yêu có thể mang đến cho bạn tổn thương, nhưng yêu và được yêu vẫn là niềm hạnh phúc lớn lao mà con người ai cũng muốn trải nghiệm. Thay vì ngần ngại, hãy thử mở lòng một lần. Dù kết quả thế nào, bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc vì đã dám yêu và trải nghiệm.

    Tham khảo: Chi phí khám tâm lý bao nhiêu tiền? Khám ở đâu là tốt nhất?

    Hội chứng sợ yêu đang xuất hiện ngày càng nhiều trong giới trẻ, không chỉ riêng ở Việt Nam. Sợ yêu có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm những cảm xúc tuyệt vời trong đời. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý và những phương pháp điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể vượt qua nỗi ám ảnh này. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc đối mặt với nỗi sợ yêu? Đừng ngần ngại, hãy kết nối ngay với chuyên gia tâm lý trên Askany để được tư vấn và hỗ trợ.