Hội chứng sợ uống thuốc làm cho người bệnh sợ hãi mãnh liệt hoặc lo lắng cực độ về việc sử dụng thuốc. Người mắc hội chứng này thường tránh uống thuốc vì lo ngại về tác dụng phụ, sợ thuốc gây hại đến bản thân hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Qua bài viết dưới đây, các chuyên gia tâm lý trên Askany sẽ thông tin đến bạn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả hội chứng này.
Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ tư vấn tâm lý với các chuyên gia trên ứng dụng Askany.
Hội chứng sợ uống thuốc là gì?
Hội chứng pharmacophobia là một loại rối loạn lo âu khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi và căng thẳng khi tiếp xúc với thuốc, đặc biệt là thuốc viên. Cảm giác này có thể khiến họ trở nên khó chịu, không thoải mái, thậm chí từ chối sử dụng thuốc ngay cả khi cần thiết. Hội chứng sợ uống thuốc có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của người mắc. Trong những tình huống khẩn cấp hoặc bệnh nặng, việc từ chối uống thuốc và điều trị thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
Một nghiên cứu năm 2020 của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health - NIH) phát hiện ra rằng cứ 5 người thì có khoảng 1 người tự nhận mình là sợ dược phẩm. Rối loạn này dường như phổ biến hơn ở những người mắc chứng rối loạn lo âu hoặc rối loạn nhân cách.
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ uống thuốc
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng sợ uống thuốc, một số nguyên nhân thường thấy bao gồm:
- Trải nghiệm tiêu cực trước đây: Người bệnh có thể từng trải qua những tác dụng phụ không mong muốn hoặc phản ứng phụ nghiêm trọng từ thuốc, dẫn đến cảm giác ám ảnh và lo lắng khi phải uống thuốc.
- Rối loạn lo âu khác: Các rối loạn như rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) có thể làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng sợ uống thuốc.
- Hạch hạnh nhân hoạt động quá mức: Hạch hạnh nhân là một phần quan trọng của não bộ, chịu trách nhiệm thu nhận và xử lý cảm xúc của con người. Nếu hạch hạnh nhân hoạt động quá mức có thể gây ra những cảm xúc hoảng loạn, đau khổ và ám ảnh.
- Cảm giác mất kiểm soát: Người bệnh có thể cảm thấy mất kiểm soát hoặc sợ hãi trước những tác động không lường trước được của thuốc.
- Môi trường và thông tin: Ngoài ra, thông tin sai lệch về sức khỏe, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng như đại dịch, có thể làm trầm trọng thêm nỗi sợ hãi, khiến mọi người lo lắng hơn trong việc sử dụng thuốc.
- Người có tiền sử gia đình mắc những rối loạn lo âu. Người có tính cách nhạy cảm, dễ lo lắng cũng là các đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng này.
Dấu hiệu phổ biến của hội chứng sợ uống thuốc
Hội chứng sợ uống thuốc có những dấu hiệu và triệu chứng như sau:
- Lo lắng và sợ hãi tột độ: Người bị hội chứng sợ uống thuốc thường xuyên lo lắng và sợ hãi cực độ khi tiếp xúc với thuốc. Cảm giác này làm tăng nhịp tim, gây cảm giác khó thở, chóng mặt và đau ngực.
- Phản ứng thái quá với việc uống thuốc: Người mắc có thể trở nên rất căng thẳng và khó chịu với việc uống thuốc. Họ sẽ yêu cầu kiểm tra thông tin về thuốc nhiều lần, tìm hiểu về tác dụng phụ và dễ bị ám ảnh và thường suy nghĩ tiêu cực về thuốc.
- Tránh né việc sử dụng thuốc: Luôn tìm cách trì hoãn hoặc từ chối việc sử dụng thuốc
- Thái độ phản kháng: Người bị Pharmacophobia sẽ có thái độ phản kháng đối với việc uống thuốc hoặc các quy trình liên quan đến nó.
- Tâm lý và thể chất bị ảnh hưởng: Sợ uống thuốc làm cho chất lượng cuộc sống của nhiều người bị thuyên giảm, họ có thể khó ngủ, mất ngủ, mắc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, mất cân bằng cảm xúc, thường xuyên căng thẳng và lo lắng.
Ngoài ra, hội chứng sợ uống thuốc còn có các hình thức biểu hiện khác như:
- Sợ thuốc mới: (Neopharmaphobia) Người bệnh chỉ sợ uống những loại thuốc mới, chưa từng dùng trước đây.
- Sợ tiêm: (Trypanophobia) Mặc dù không phải là một phần của hội chứng sợ uống thuốc, nhưng nhiều người sợ uống thuốc cũng sợ tiêm.
Tác hại của hội chứng sợ uống thuốc
Hội chứng sợ uống thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Người mắc hội chứng thường tránh uống thuốc, ngay cả khi được kê đơn để điều trị các bệnh lý nguy hiểm. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bệnh tình ngày càng trở nặng hơn do không được điều trị kịp thời. Nguy cơ biến chứng cao hơn, đặc biệt với các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, hoặc tim mạch.
Trong một số trường hợp, từ chối uống thuốc có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm tính mạng. Chẳng hạn như bệnh nhân không dùng thuốc cấp cứu (như thuốc giãn phế quản cho người bị hen suyễn), bỏ qua điều trị uống thuốc sau phẫu thuật hoặc uống thuốc để điều trị các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Những điều này đều có khả năng làm tăng nguy cơ tử vọng ở người bệnh.
Ngoài ra, hội chứng sợ uống thuốc có thể làm gia tăng các triệu chứng lo âu, trầm cảm và tạo nên vòng luẩn quẩn tâm lý. Người bệnh lo lắng cực độ về tác dụng phụ của thuốc nhưng song song với đó là cảm giác bất lực hoặc tội lỗi khi không thể tuân thủ phác đồ điều trị.
Hội chứng này cũng có thể gây căng thẳng giữa người bệnh và gia đình vì sự bất đồng trong quá trình trị bệnh. Đồng thời, tình trạng sức khỏe không được kiểm soát có thể làm giảm hiệu suất công việc.
Chẩn đoán chứng sợ uống thuốc
Chẩn đoán hội chứng sợ uống thuốc thường dựa trên tiêu chí của chẩn đoán rối loạn lo âu ám ảnh. Để được kết luận là mắc bệnh, nỗi sợ hãi phải tồn tại liên tục trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng và nỗi sợ này là phi lý trong hầu hết mọi tình huống. Đồng thời, nỗi ám ảnh này phải ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ thường dựa trên triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm và thông tin về tiền sử bệnh gia đình. Sau đó, họ sẽ lên kế hoạch điều trị và can thiệp để giúp người bệnh vượt qua ám ảnh này. Việc điều trị nên được bắt đầu càng sớm càng tốt để tránh các tác động tiêu cực sau này.
Điều trị chứng sợ uống thuốc
Nếu bạn có những dấu hiệu nêu trên, đừng quá lo lắng. Pharmacophobia hoàn toàn có thể được điều trị. Bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý, bác sĩ và áp dụng các kỹ thuật trị liệu, bạn có thể dần khắc phục nỗi sợ hãi và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) hỗ trợ bệnh nhân thay đổi cách nghĩ và hành động. Thông qua trao đổi với chuyên gia tâm lý, họ sẽ hiểu rằng nỗi sợ uống thuốc là không cần thiết và học cách kiểm soát suy nghĩ tiêu cực. Từ đó, người bệnh cảm thấy an tâm hơn khi tuân thủ điều trị.
Liệu pháp tiếp xúc (Exposure Therapy) cũng giúp bệnh nhân đối mặt trực tiếp với nỗi sợ hãi. Bằng việc tiếp xúc với các loại thuốc từ gián tiếp đến trực tiếp, người bệnh có thể dần dần làm quen với nỗi sợ và loại bỏ nó.
Tham khảo: Địa chỉ khám trầm cảm uy tín hiện nay.
Trên đây là thông tin về hội chứng sợ uống thuốc bao gồm khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý trên Askany, bạn hoàn toàn có thể vượt qua nỗi sợ này.