Hội chứng sợ lỗ (trypophobia) là một nỗi sợ hãi vô lý khi nhìn thấy các lỗ tròn hoặc các cụm lỗ nhỏ li ti tập trung gần nhau. Nếu những hình ảnh về tổ ong, vỏ hạt sen, hoặc những chiếc bánh mì xốp có thể khiến bạn cảm thấy rùng mình, sởn gai ốc. Rất có thể bạn đã mắc hội chứng tâm lý này. Vậy, hội chứng này bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để vượt qua nó? Chuyên gia tâm lý tại Askany sẽ cho bạn biết câu trả lời trong bài viết này.
Hội chứng sợ lỗ tròn là gì?
Hội chứng sợ lỗ tròn, hay Trypophobia, là cảm giác ghê sợ và sợ hãi khi nhìn thấy cụm lỗ tròn. Người mắc hội chứng này thường thấy lo lắng khi đối mặt với bề mặt có nhiều lỗ nhỏ gần nhau, trong khi lỗ tròn lớn ít khi gây ra cảm giác tương tự. Những người mắc phải hội chứng này thường cảm thấy ghê tởm, khiếp sợ một cách mãnh liệt khi đối diện với các bề mặt có nhiều lỗ thủng, lỗ nhỏ như tổ ong, vỏ hạt sen, hay thậm chí là những vết lõm nhỏ trên da.
Trypophobia được nhắc đến lần đầu vào năm 2005 trên một diễn đàn trực tuyến, khi một số người chia sẻ nỗi sợ hoặc cảm giác ghê sợ với các vật thể có nhiều lỗ. Từ đó, hàng nghìn người cũng cho biết trải qua cảm giác tương tự. Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 17% trẻ em và người lớn có mức độ nào đó của hội chứng sợ lỗ. Dù Trypophobia chưa được xem là chẩn đoán chính thức trong DSM-5 của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, nó vẫn có thể thuộc nhóm ám ảnh cụ thể nếu các triệu chứng dai dẳng, nghiêm trọng và gây suy giảm chức năng.
Yếu tố kích thích chứng sợ lỗ tròn
Các tác nhân kích thích hội chứng sợ lỗ tròn thường là những vật thể có nhiều lỗ nhỏ gần nhau chẳng hạn như:
- Đài sen
- Tổ ong
- Vết thương có lỗ
- Trái cây với nhiều hạt nhỏ như dâu tây, quả lựu, đu đủ, kiwi
- Bề mặt bánh mì có lỗ khí
- Bọt xà phòng và bong bóng nước
- Xi măng có lỗ
- San hô
- Da của động vật như rắn, ếch, thằn lằn
- Côn trùng và các loài động vật khác có bề mặt da đốm hoặc có lông
- Mặt dưới của giày
- Phô mai có lỗ
- Miếng bọt biển
- …
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ lỗ (trypophobia)
Cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa tìm ra căn nguyên chính xác gây ra hội chứng sợ lỗ. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu, nhiều giả thuyết đã được đưa ra để giải thích hiện tượng kỳ lạ này.
Một trong những giả thuyết được nhiều người đồng tình là phản xạ tiến hóa. Một số người cho rằng hội chứng sợ lỗ là một phần của cơ chế phòng vệ tự nhiên, giúp con người tránh xa những nguy hiểm tiềm ẩn như tổ côn trùng độc hại, vết thương hở, hay các bệnh ngoài da. Những hoa văn lỗ tròn tương tự trên da động vật độc như cá lóc, ếch phi tiêu độc, rắn hổ mang chúa cũng có thể đã trở thành một kích thích gây ra phản ứng sợ hãi.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho rằng hội chứng sợ lỗ có thể liên quan đến các rối loạn tâm lý khác như rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Những người mắc OCD thường có suy nghĩ ám ảnh và hành vi lặp đi lặp lại, việc sợ lỗ có thể là một trong những biểu hiện của căn bệnh này.
Ngoài ra, nhạy cảm với ánh sáng và bóng tối trong các hình ảnh chứa lỗ tròn cũng có thể là một yếu tố góp phần vào sự hình thành của hội chứng này. Nhiều người cảm thấy rùng mình và sợ hãi khi nhìn thấy những hình ảnh như vậy, vì họ liên tưởng chúng đến những con mắt đang nhìn chằm chằm vào mình.
Yếu tố di truyền cũng được xem là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hội chứng sợ lỗ có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình. Khoảng 25% những người mắc trypophobia cũng có người thân mắc tình trạng tương tự.
Triệu chứng ám ảnh lỗ tròn
Những người mắc hội chứng sợ lỗ thường trải qua một loạt các triệu chứng vật lý và tâm lý khi tiếp xúc với các hình ảnh kích thích. Các triệu chứng này có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hội chứng.
Các triệu chứng vật lý của người mắc thường bao gồm:
- Rùng mình, nổi da gà
- Khó thở, hụt hơi
- Nhịp tim tăng nhanh, đổ mồ hôi
- Buồn nôn, đau đầu
- Cơ thể run rẩy, mệt mỏi
Về mặt tâm lý, người mắc có thể cảm thấy:
- Sợ hãi, kinh hoàng
- Ghê tởm, kinh tởm
- Lo lắng, căng thẳng
- Phiền muộn, mất ngủ
- Khó tập trung, giảm khả năng tư duy
Các triệu chứng này có thể xuất hiện ngay lập tức khi tiếp xúc với hình ảnh kích thích hoặc có thể phát triển dần dần theo thời gian. Trong một số trường hợp, chúng có thể trở nên dữ dội đến mức ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Chẩn đoán hội chứng sợ lỗ tròn
Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ - The American Psychiatric Association (APA) không công nhận hội chứng sợ lỗ tròn (trypophobia) là một rối loạn trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Các Rối loạn Tâm thần (DSM). Có thể là do hội chứng này thường chỉ gây khó chịu chứ không đến mức làm suy giảm chức năng. Vì không được công nhận là một rối loạn, nên chưa có tiêu chí chính thức để chẩn đoán hội chứng này. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện bài Test Trypophobia.
Thực hiện bài kiểm tra trypophobia online (chỉ dành cho mục đích nghiên cứu) có thể giúp bạn xác định liệu mình có cảm giác sợ hãi với các cụm lỗ tròn hay không. Bài kiểm tra này không thu thập thông tin cá nhân của bạn và bạn sẽ làm test một cách ẩn danh.
Bài test trypophobia gồm các bước:
- Hiển thị nhiều hình ảnh trong khoảng từ một đến tám giây mỗi hình. Một số hình có các mẫu hoặc cụm lỗ, trong khi một số khác thì không.
- Yêu cầu bạn ước tính thời gian nhìn mỗi hình ảnh.
- So sánh ước tính của bạn khi xem các hình trypophobia (hình có lỗ) và hình trung tính (không có lỗ) rồi đưa ra một tỷ lệ ở cuối bài kiểm tra.
Tỷ lệ cao hơn hai có thể là dấu hiệu của trypophobia. Bạn có thể cần trao đổi với chuyên gia sức khỏe tâm thần như nhà tâm lý học về kết quả kiểm tra và phản ứng khó chịu của mình đối với các mẫu lỗ tròn.
Cách điều trị chứng sợ lỗ
Có nhiều cách để điều trị hội chứng sợ lỗ tròn. Phương pháp hiệu quả nhất là liệu pháp tiếp xúc, một hình thức trị liệu tâm lý giúp thay đổi phản ứng của bạn với tình huống gây sợ hãi.
Một phương pháp khác cũng phổ biến là liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). CBT kết hợp liệu pháp tiếp xúc với các kỹ thuật khác để giúp bạn kiểm soát lo lắng và tránh suy nghĩ quá tải.
Ngoài ra, một số phương pháp khác có thể giúp kiểm soát nỗi ám ảnh của bạn như:
- Trị liệu trò chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc bác sĩ tâm thần trên ứng dụng Askany. Hiện đang được miễn phí 15 phút đầu tiên cho người dùng trải nghiệm.
- Dùng thuốc như chẹn beta và thuốc an thần để giảm lo âu và triệu chứng hoảng loạn (dưới sự giám sát của bác sĩ).
- Tập các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu và yoga.
- Hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên để giảm lo âu.
- Thực hành các kỹ thuật chánh niệm như thở, quan sát, lắng nghe để đối phó với căng thẳng.
Tham khảo: 11+ địa chỉ khám trầm cảm uy tín hiện nay
Hội chứng sợ lỗ tròn là nỗi ám ảnh phổ biến nhưng ít người biết đến và nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống nếu không được kiểm soát tốt. Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp bạn chủ động tìm kiếm phương pháp khắc phục hiệu quả. Với các liệu pháp điều trị như tiếp xúc, CBT, cùng kỹ thuật thư giãn và chánh niệm, người mắc có thể dần giảm thiểu nỗi sợ và lấy lại sự thoải mái trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp khó khăn với hội chứng này, đừng ngần ngại tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý trên Askany để cải thiện tình trạng và nâng cao chất lượng cuộc sống.