Hội chứng sợ độ cao (acrophobia) là một rối loạn lo âu phổ biến, khiến người bệnh cảm thấy sợ hãi và lo lắng tột độ khi ở trên cao. Bạn có từng cảm thấy tim đập thình thịch, chân tay bủn rủn khi đứng trên một tòa nhà cao tầng? Đó có thể là dấu hiệu của chứng sợ độ cao. Bài viết này, chuyên gia tư vấn tâm lý tại Askany sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chứng bệnh này.
Hội chứng sợ độ cao là gì?
Theo Wikipedia, hội chứng sợ độ cao hay tiếng Anh còn gọi là Acrophobia, là nỗi sợ hãi cực độ khi ở trên cao. Những người mắc chứng này thường cảm thấy rất sợ và lo lắng khi đứng ở những nơi cao như tòa nhà, cầu, hoặc thậm chí là cả cầu thang. Cảm giác sợ hãi này có thể khiến họ cảm thấy bất an và khó chịu, đôi khi còn gây ra những triệu chứng như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn, run rẩy, mất kiểm soát hoặc khó thở.
Hầu hết chúng ta đều có chút lo lắng khi đứng ở nơi cao, vì sợ ngã. Tuy nhiên, với những người mắc chứng sợ độ cao, nỗi sợ này trở nên lớn hơn rất nhiều, thậm chí họ có thể bị kích động. Thật ra, chứng sợ độ cao không hiếm gặp. Khoảng 2-5% dân số thế giới mắc phải chứng bệnh này, phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới.
>>> Tham khảo: Cập nhật chi phí khám tâm lý mới nhất
Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ độ cao
Chứng sợ độ cao (acrophobia) có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp xảy ra do bệnh nhân từng gặp tai nạn hoặc té ngã từ trên cao, dẫn đến cảm giác sợ hãi kéo dài mỗi khi tiếp xúc với độ cao.
Ngoài ra, rối loạn trong cơ chế phối hợp giữa mắt và hệ thống tiền đình (vốn giúp cơ thể giữ thăng bằng) cũng là một nguyên nhân. Điều này khiến họ không thể duy trì được thăng bằng khi ở một độ cao nào đó. Khi lên cao, người bệnh thường cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng và lo sợ dễ bị té ngã.
Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc chứng sợ độ cao không xác định được nguyên nhân cụ thể.
Triệu chứng của hội chứng sợ độ cao
Chứng sợ độ cao (acrophobia) không chỉ gây ra cảm giác lo lắng, sợ hãi mà còn đi kèm với nhiều triệu chứng sinh lý khác nhau.
Triệu chứng thể chất
- Rối loạn hô hấp: Khó thở, thở gấp, cảm giác nghẹt thở, thậm chí có thể xuất hiện tiếng khò khè hoặc thở khục khặc.
- Rối loạn tuần hoàn: Tim đập nhanh, huyết áp tăng, chóng mặt, hoa mắt, đổ mồ hôi.
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, nôn mửa.
- Mệt mỏi: Cảm giác kiệt sức, mệt mỏi kéo dài sau khi trải qua cơn sợ hãi.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt khi người bệnh sợ độ cao cố gắng chống lại nỗi sợ bằng cách cố gắng ở lại nơi cao, có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Phù phổi cao độ: Do áp suất khí quyển thấp ở nơi cao, dịch lỏng tích tụ trong phổi gây khó thở nghiêm trọng, ho ra máu.
- Phù não cao độ: Do sự thay đổi áp suất đột ngột, dịch lỏng tích tụ trong não gây ra các triệu chứng như đau đầu dữ dội, buồn nôn, lú lẫn, thậm chí hôn mê.
Triệu chứng tâm lý
- Cảm giác bất an: Luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi ở trên cao hoặc nghĩ đến việc phải đối mặt với độ cao.
- Tránh né: Cố gắng tránh xa những nơi cao, từ chối tham gia các hoạt động liên quan đến độ cao.
- Thay đổi hành vi: Hạn chế các hoạt động xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Những biểu hiện này có thể kéo dài trong khoảng 6 - 48 tiếng sau khi người bệnh đứng ở trên cao. Khi nhận thấy các triệu chứng trên, đặc biệt là các triệu chứng liên quan đến hô hấp và thần kinh, cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Acrophobia là ai?
Nam hay nữ đều có nguy cơ mắc chứng sợ độ cao, tuy nhiên nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Khi ở độ cao 2400 mét trở lên thì các dấu hiệu của bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Thông thường, Acrophobia có nguy cơ xảy ra cao ở những người như sau:
- Theo thông tin ghi nhận, người trẻ có xu hướng dễ bị ảnh hưởng bởi độ cao hơn so với người già.
- Người sống và làm việc ở các vùng trũng thấp như đồng bằng, ở gần biển hoặc chưa từng di chuyển đến các vùng núi cao, thường có xu hướng sợ độ cao hơn.
- Những người có thể lực không tốt hoặc khó thích nghi với những điều kiện môi trường thay đổi.
- Người đã hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến phổi.
Chẩn đoán bệnh sợ độ cao bằng cách nào?
Dựa theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5), bác sĩ sẽ chẩn đoán chứng sợ độ cao bằng cách xác định ít nhất bốn tiêu chí:
- Sợ hãi mãnh liệt và vô lý: Người bệnh có nỗi sợ vô lý khi ở trên cao hoặc trong các tình huống liên quan đến độ cao.
- Lo âu dự kiến: Họ thường lo lắng trước về những tình huống trong tương lai có thể khiến họ tiếp xúc với độ cao.
- Né tránh: Người bệnh có xu hướng tránh các hoạt động liên quan đến độ cao, như đi máy bay hoặc cáp treo.
- Cản trở sinh hoạt hàng ngày: Nỗi sợ này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, khiến họ lo lắng khi phải đi thang cuốn, đứng trên ban công, hoặc làm việc ở các tòa nhà cao tầng.
Những tiêu chí này giúp bác sĩ đánh giá và chẩn đoán tình trạng một cách chính xác hơn.
Cách khắc phục hội chứng sợ độ cao
Dưới đây là một số cách đơn giản để khắc phục hội chứng sợ độ cao:
- Nếu thấy mình có nguy cơ mắc hội chứng sợ độ cao, vậy thì khi di chuyển đến những nơi cao, bạn không nên tăng tốc độ cao quá nhanh. Thay vào đó, hãy di chuyển từ từ, khoảng 2-4 ngày theo từng đoạn một, để cơ thể kịp thời thích nghi.
- Trước khi đi đến những nơi cao, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chuẩn bị thuốc phòng ngừa phù hợp
- Nghỉ ngơi đầy đủ và hoạt động trong khả năng, vừa sức mình
- Bổ sung nhiều nước và carbohydrate để giảm thiểu những tác động của hội chứng sợ độ cao
- Thay đổi tầm nhìn, đừng nhìn xuống mà hãy nhìn ngang theo đường chân trời hoặc nhìn các vật thể đứng yên. Đây chính là cách hết sợ độ cao hiệu quả.
Khi nào cần gặp chuyên gia?
Các dấu hiệu cần gặp chuyên gia tâm lý
Nếu bạn gặp các triệu chứng dưới đây và cảm thấy chúng kéo dài, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn:
- Khó thở, thở dốc, hoặc thậm chí có dấu hiệu phù phổi khi đối mặt với độ cao.
- Đau ngực, tim đập nhanh, ngất xỉu, hoặc có dấu hiệu phù não do sợ hãi quá mức.
Khám chữa chứng sợ độ cao ở đâu?
Để được hỗ trợ và điều trị hội chứng sợ độ cao kịp thời, hãy đến khám tại khoa thần kinh của các bệnh viện uy tín hoặc các phòng khám tâm lý chất lượng:
- Tại TPHCM: Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện Tâm thần TPHCM, Bệnh viện FV.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Khoa Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể khám online qua ứng dụng Askany, nơi kết nối bạn với các bác sĩ giỏi, hỗ trợ tư vấn và chẩn đoán mọi lúc, mọi nơi.
Điều trị bệnh sợ độ cao bằng phương pháp nào?
Chứng sợ độ cao (acrophobia) có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Liệu pháp tiếp xúc (Desensitization): Đây là phương pháp giúp bạn dần dần làm quen với những tình huống gây sợ hãi. Bắt đầu từ những tình huống đơn giản, ít gây lo lắng và tăng dần mức độ phức tạp. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng việc nhìn ảnh những tòa nhà cao tầng, sau đó đứng gần một tòa nhà thấp, và cuối cùng là lên tầng cao của một tòa nhà.
Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy - CBT): CBT giúp bạn thay đổi những suy nghĩ tiêu cực và hành vi tránh né liên quan đến độ cao. Bằng cách nhận biết và thách thức những suy nghĩ phi lý, bạn có thể giảm bớt cảm giác sợ hãi và lo lắng.
Thuốc: Trong một số trường hợp, bác sĩ tâm thần có thể kê đơn thuốc chống lo âu hoặc thuốc chống trầm cảm để giảm các triệu chứng như tim đập nhanh, khó thở, mồ hôi trộm. Tuy nhiên, thuốc chỉ nên được sử dụng như một phần của quá trình điều trị tổng thể và dưới sự giám sát của bác sĩ.
Thực tế ảo (Virtual Reality): Công nghệ thực tế ảo tạo ra một môi trường mô phỏng chân thực, giúp bạn tiếp xúc với độ cao một cách an toàn. Bằng cách trải nghiệm những tình huống gây sợ hãi trong một môi trường kiểm soát, bạn có thể dần dần làm quen và vượt qua nỗi sợ hãi.
Các phương pháp bổ trợ:
- Tập thể dục: Giúp giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tổng thể và tăng cường sự tự tin.
- Thiền: Giúp bạn thư giãn, giảm căng thẳng và kiểm soát cảm xúc.
- Yoga: Giúp cải thiện sự linh hoạt, cân bằng và giảm triệu chứng căng thẳng.
Trên đây là thông tin về hội chứng sợ độ cao, bao gồm triệu chứng, nguyên nhân và các cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn nghi ngờ bản thân hoặc những người xung quanh đang mắc Acrophobia, hãy liên hệ với chuyên gia Askany để được Test hội chứng sợ độ cao và tư vấn online với chi phí tiết kiệm nhất. Ngoài ra, các bác sĩ - chuyên gia tâm lý trên Askany còn có thể chỉ định cho người bệnh một phương pháp điều trị phù hợp để mau chóng vượt qua nỗi sợ này.