Chứng tự ngược đãi bản thân, hay còn gọi là self-harm, là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Những người mắc phải hội chứng này thường có xu hướng tự gây thương tích trên cơ thể một cách có chủ đích, nhưng không có ý định tự sát. Đáng lo ngại hơn là hầu hết các trường hợp đều không thể chữa lành. Để hiểu rõ hơn những biểu hiện thường gặp, nguyên nhân, hậu quả và cách đối phó với tình trạng này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây được chia sẻ dưới góc nhìn của chuyên gia tư vấn tâm lý trên Askany.
Chứng tự ngược đãi bản thân (self-harm) là gì?
Hội chứng tự làm hại bản thân (self-harm), hay còn gọi là tự ngược đãi, là một vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng phổ biến, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Chứng tự hại này xuất phát từ rối loạn lo âu, trầm cảm đang âm thầm, lẩn khuất trong cuộc sống. Những người mắc phải thường thực hiện các hành vi tự gây tổn thương như cắt, đốt, đánh, hoặc cào cấu cơ thể để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực như tức giận hay căng thẳng cực độ.
Điều đáng báo động là độ tuổi trung bình mắc hội chứng này còn khá trẻ, rơi vào khoảng 13 tuổi. Nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, việc nhận diện, điều trị và chữa lành là rất khó xảy ra.
Các biểu hiện thường gặp của chứng tự ngược đãi bản thân
Hội chứng tự gây tổn thương cho bản thân thường biểu hiện qua những hành vi tự làm hại về thể chất và tinh thần, với tần suất và mức độ biến đổi tùy vào từng cá nhân. Các hành vi này không chỉ gây ảnh hưởng tức thì mà còn để lại hậu quả lâu dài nếu không được can thiệp sớm.
Các hành vi tự ngược đãi bản thân bao gồm:
- Dùng dao cắt cổ tay, sắt nhọn hoặc mảnh chai, để lại sẹo chéo. Bệnh nhân có thể thực hiện hành động tương tự lên các bộ phận khác nhau của cơ thể.
- Nhịn ăn hoặc dẫn đến suy nhược nghiêm trọng.
- Dùng tay gãi để làm tổn thương da và gây chảy máu.
- Tự nhổ tóc, một hành vi liên quan đến cảm xúc tiêu cực và căng thẳng.
- Chạy lao đầu vào tường, tự đánh mình, tự tát mình.
- Cơ thể xuất hiện các dấu vết do những hành vi tự làm hại gây ra, bao gồm vết cắt, vết bầm tím, vết sẹo và vết trầy xước do đông máu.
- Dùng tay chà xát mạnh lên da có thể gây bỏng hoặc phát ban.
- Ấn trực tiếp diêm hoặc tàn thuốc lên da để gây bỏng.
- Một số người có thể tự gây tổn thương tâm lý thông qua suy nghĩ hoặc tưởng tượng mình trong tình huống đau khổ.
Chứng tự ngược đãi bản thân nguy hiểm thế nào?
Hành vi tự làm hại bản thân dù đơn giản chỉ xuất phát từ mong muốn giải tỏa căng thẳng nhất thời, nhưng lại ẩn chứa những nguy cơ khôn lường đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần.
Về thể chất, các vết thương hở dễ gây nhiễm trùng, để lại sẹo và thậm chí có thể dẫn đến tổn thương nội tạng nghiêm trọng. Trong trường hợp xấu nhất, hành vi này còn đe dọa tính mạng. Mặc dù bệnh nhân không phải lúc nào cũng có ý định tự sát nhưng những hành vi self-harm có thể dẫn đến tử vong do mất máu quá nhiều.
Bên cạnh đó, về mặt tâm lý, tự gây tổn thương thường đi kèm với các vấn đề như trầm cảm, lo âu và có thể phát triển thành các rối loạn nhân cách, rối loạn ranh giới. Hậu quả lâu dài bao gồm việc làm tổn hại các mối quan hệ xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong học tập, công việc và các hoạt động hàng ngày. Một số trường hợp, người mắc còn lạm dụng chất kích thích như rượu bia, ma túy để đối phó với cảm xúc tiêu cực.
Cải thiện hội chứng tự ngược đãi bản thân như thế nào?
Hội chứng tự gây tổn thương có thể được cải thiện đáng kể thông qua việc tự chăm sóc bản thân một cách toàn diện. Bên cạnh việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên cung cấp nguồn dinh dưỡng cân đối và cần thiết cho cơ thể, việc này sẽ giúp ổn định tâm trạng và cải thiện giấc ngủ. Nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
- Tập thể dục đều đặn: Các bài tập aerobic như chạy bộ, bơi lội, đạp xe và các bài tập tăng cường sức mạnh giúp giải phóng endorphin, hormone mang lại cảm giác hạnh phúc.
- Thiền định và thư giãn: Thiền, yoga hoặc đơn giản là dành thời gian thư giãn với các hoạt động mình yêu thích như nghe nhạc, đọc sách giúp giảm căng thẳng, cải thiện khả năng tập trung và điều hòa cảm xúc.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe và tinh thần. Hãy cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm trong một môi trường yên tĩnh và đủ tối.
- Xây dựng các mối quan hệ tích cực: Nếu cảm thấy tiêu cực, hãy chia sẻ cảm xúc với người thân, bạn bè. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy được kết nối và được yêu thương hơn.
- Không nên sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng tự ngược đãi bản thân.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp: Tâm lý trị liệu là một công cụ hữu hiệu giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và phát triển các kỹ năng đối phó lành mạnh.
- Vệ sinh và chăm sóc vết thương: Cuối cùng, đừng quên vệ sinh và chăm sóc vết thương của mình để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Chứng tự ngược đãi bản thân là một vấn đề nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của người bệnh. Mặc dù các hành vi tự cắt, cáu, đánh bản thân có thể khiến họ cảm thấy giảm bớt nỗi đau tinh thần, nhưng chúng sẽ để lại những hậu quả lâu dài nếu không được can thiệp sớm. Để nhận được sự tư vấn kịp thời và chuyên nghiệp, hãy đặt lịch hẹn trên ứng dụng Askany – nơi bạn có thể kết nối với các chuyên gia tâm lý và nhận sự hỗ trợ 1:1 mọi lúc, mọi nơi.