10 cách vượt qua áp lực trong cuộc sống, giải tỏa mọi căng thẳng
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    10 cách vượt qua áp lực trong cuộc sống, giải tỏa mọi căng thẳng

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Nếu biết cách vượt qua áp lực trong cuộc sống, bạn sẽ có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, đồng thời tìm thấy sự cân bằng và niềm vui mỗi ngày. Cuộc sống ngày càng trở nên căng thẳng và áp lực do những lo toan về công việc, học tập, và gia đình có thể khiến chúng ta mệt mỏi và kiệt sức. Áp lực là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tìm cách để vượt qua nó. Bài viết này Askany sẽ chia sẻ những phương pháp hiệu quả giúp bạn giảm stress, tìm lại sự cân bằng và tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.

    Tìm hiểu về áp lực trong cuộc sống

    Áp lực cuộc sống là trạng thái căng thẳng và lo lắng mà một người phải đối mặt khi cảm thấy bị quá tải bởi các yêu cầu và trách nhiệm hàng ngày.

    Áp lực cuộc sống xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như trong công việc, áp lực thường đến từ sự cạnh tranh, khối lượng việc quá lớn, thời hạn phải hoàn thành ngắn. Về tài chính, việc quản lý chi tiêu, gánh nặng nợ nần hoặc lo lắng về tương lai tài chính cũng có thể là nguồn gốc gây nên căng thẳng. Các mâu thuẫn và xung đột trong các mối quan hệ gia đình - xã hội cũng có thể tạo ra cảm giác bị áp lực. Ngoài ra, áp lực còn có thể đến từ chính bản thân mỗi người, khi họ đặt ra những tiêu chuẩn quá cao hoặc có cái nhìn tiêu cực về bản thân.

    Áp lực cuộc sống có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần
    Áp lực cuộc sống có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần

    Áp lực cuộc sống có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Nó có thể dẫn đến căng thẳng, lo âu, trầm cảm và mất ngủ. Căng thẳng kéo dài cũng gây ra các vấn đề như đau đầu, đau dạ dày, làm suy yếu hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng hơn như tim mạch và đột quỵ. Bên cạnh đó, áp lực còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ.

    Xem thêm: 9 cách vượt qua nỗi sợ hiệu quả nhất: Bí quyết bạn cần biết

    Các cách vượt qua áp lực trong cuộc sống hiệu quả

    Không tự tạo thêm áp lực cho bản thân

    Nhiều người thường tự đặt những tiêu chuẩn quá cao, tự tạo thêm áp lực không cần thiết. Đôi khi, cách giải tỏa tốt nhất chính là học cách buông bỏ những kỳ vọng không thực tế về bản thân. Đồng thời, đừng để bản thân bị cuốn vào sự so sánh với người khác. Hãy tập trung vào những mục tiêu thực sự có ý nghĩa với bạn và tiếp tục con đường mình đã chọn.

    Nói chuyện với người thân, bạn bè

    Nói chuyện với người thân, bạn bè
    Nói chuyện với người thân, bạn bè

    Bạn không cần phải tự mình đối mặt với áp lực. Đôi khi, chỉ cần một cuộc trò chuyện với người bạn tin tưởng, lắng nghe những lời khuyên từ họ, bạn có thể nhìn nhận lại vấn đề từ một góc độ khác. Khi có ai đó thực sự quan tâm lắng nghe bạn, bạn có thể giải tỏa cảm xúc, giảm bớt áp lực.

    Chia sẻ áp lực với người khác

    Khi cảm thấy áp lực nặng nề, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Đó có thể là người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp, những người sẵn lòng chia sẻ gánh nặng và giúp bạn với một phần công việc hay trách nhiệm. Làm việc quá nhiều trong thời gian dài có thể khiến bạn dễ dàng rơi vào tình trạng kiệt sức. Hãy tin tưởng chia sẻ với mọi người để có thêm thời gian chăm sóc bản thân.

    Làm việc, học tập có kế hoạch

    Một trong những cách vượt qua áp lực trong cuộc sống hiệu quả là sắp xếp và cân bằng công việc hoặc học tập của bạn. Askany gợi ý cách lập danh sách công việc cần làm như sau:

    Mỗi buổi sáng hoặc đêm trước, hãy lập danh sách những việc cần làm. Đánh dấu các mục trong danh sách theo mức độ ưu tiên bằng phương pháp ABC.

    • A: Các nhiệm vụ quan trọng cho sự phát triển nghề nghiệp hoặc cá nhân của bạn, hoặc những nhiệm vụ hỗ trợ người quan trọng trong cuộc sống của bạn, nhiệm vụ vừa cấp bách vừa quan trọng.
    • B: Các nhiệm vụ quan trọng nhưng không có yếu tố khẩn cấp.
    • C: Những nhiệm vụ bạn muốn làm nhưng không quan trọng.
    Làm việc, học tập có kế hoạch
    Làm việc, học tập có kế hoạch

    Bắt đầu thực hiện danh sách công việc hàng ngày của bạn bằng cách ưu tiên hoàn thành các nhiệm vụ thuộc nhóm A trước rồi đến B, C, như vậy sẽ giúp bạn kiểm soát tốt công việc và giảm bớt căng thẳng.

    Học cách từ chối

    Trong cuộc sống cũng như công việc, bạn có thể nhận được nhiều lời nhờ vả từ bạn bè và đồng nghiệp. Giúp đỡ người khác là điều tốt, nhưng nếu bạn liên tục nhận lời một cách dễ dàng, họ có thể phụ thuộc vào bạn và tìm kiếm sự giúp đỡ thường xuyên và làm tăng áp lực cho bạn. Vì vậy, hãy học cách từ chối những yêu cầu không phù hợp hoặc khiến bạn không thoải mái.

    Tham khảo bài viết: Chi phí khám tâm lý bao nhiêu? Cập nhật mới nhất 2024

    Vận động và tập thể dục thường xuyên

    Vận động và tập thể dục thường xuyên
    Vận động và tập thể dục thường xuyên

    Hãy dành ít nhất 30 phút cho việc tập thể dục từ 3 đến 4 lần mỗi tuần. Tập luyện không chỉ giúp bạn kiểm soát căng thẳng mà còn kích thích cơ thể sản sinh các hormone như serotonin và endorphin, mang lại cảm giác lạc quan. Thêm vào đó, việc tập thể dục đều đặn còn giúp giảm thiểu những triệu chứng cơ thể như đau đầu, mất ngủ, hay các vấn đề tiêu hóa thường gặp khi áp lực kéo dài.

    Tham gia những hoạt động mà bạn yêu thích

    Tham gia các hoạt động bạn yêu thích là phương pháp tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng, mang lại niềm vui và giúp bạn kết nối với những người có chung sở thích. Hãy nghĩ về những hoạt động bạn từng yêu thích hoặc đã muốn thử từ lâu. Bạn nên chọn những hoạt động thực sự giúp bạn giảm bớt áp lực và tham gia chúng một cách đều đặn. Một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo là viết lách, vẽ tranh, chơi nhạc cụ, làm vườn, hay tham gia các môn thể thao.

    Nghỉ ngơi thường xuyên hơn

    Thông thường, chúng ta thường tự ép mình làm việc liên tục để bù đắp thời gian hoặc hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn. Thực tế thì việc nghỉ ngơi đúng cách mới có thể giúp bạn sáng tạo và nâng cao hiệu quả làm việc.

    Việc nghỉ ngơi không khó như bạn nghĩ, bạn hoàn toàn có thể đặt đồng hồ và dành ra vài phút nghỉ ngơi sau mỗi giờ làm việc. Bạn cũng có thể đi uống nước, đi bộ xung quanh, hoặc là ra ngoài hít thở không khí trong lành.

    Hạn chế dùng thiết bị điện tử

    Việc sử dụng điện thoại hay laptop quá thường xuyên có thể kích thích cơ thể tiết ra hormone cortisol, gây ra cảm giác lo lắng, căng thẳng, và mệt mỏi. Thậm chí, bạn có thể bị áp lực từ trào lưu “flex” những hình ảnh cuộc sống thành công của người khác trên mạng xã hội, áp lực đồng trang lứa,...

    Vì vậy, để giảm bớt căng thẳng, hãy hạn chế hoặc ngừng sử dụng thiết bị điện tử khi không cần thiết, đặc biệt là những lúc chúng không mang lại lợi ích tích cực cho tinh thần của bạn.

    Tham vấn tâm lý

    Nhiều người không thể tự giải tỏa căng thẳng và áp lực trong cuộc sống. Áp lực kéo dài có thể dẫn đến tâm lý bất ổn, khó kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực và bi quan. Nếu không được khắc phục kịp thời, bạn có thể phải đối mặt với các vấn đề tâm lý nghiêm trọng như rối loạn lo âu hay trầm cảm.

    Khi cần thiết, hãy tìm gặp chuyên gia tư vấn tâm lý để được tham vấn. Nếu ngại đến bệnh viện, bạn hoàn toàn có thể đặt lịch hẹn để được tư vấn online 1:1 với họ thông qua ứng dụng Askany. Họ có thể chỉ bạn các cách vượt qua áp lực trong cuộc sống hiệu quả hơn, giúp bạn giải tỏa cảm xúc và kiểm soát stress trong cuộc sống.

    Trên đây là một số cách vượt qua áp lực trong cuộc sống mà bạn có thể tham khảo thực hiện . Áp lực là một vấn đề mà ai cũng phải đối mặt. Tuy nhiên nếu bạn liên tục cảm thấy căng thẳng không thể giải quyết được, đừng ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Bạn có thể liên hệ với họ thông qua ứng dụng Askany để được tư vấn online. Với nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, các chuyên gia tâm lý giỏi tại Askany sẽ giúp bạn vượt qua áp lực dễ dàng hơn.