Cách kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng, giúp chúng ta giữ sự bình tĩnh và tự chủ trong mọi tình huống. Những cơn tức giận, lo lắng, buồn phiền nếu không được kiềm chế có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bạn. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể kiểm soát được cảm xúc của mình? Askany sẽ chỉ bạn những phương pháp đơn giản và hiệu quả để kiềm chế cảm xúc giúp bạn bình tĩnh hơn, tìm lại sự bình yên trong tâm hồn.
Các cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả
Tránh suy nghĩ tiêu cực
Suy nghĩ tiêu cực về những điều xấu có thể xảy ra chỉ làm cho cảm xúc của bạn trở nên tồi tệ hơn. Những suy nghĩ này thường dẫn đến sự tức giận, căng thẳng và chán nản.
Để kiểm soát cảm xúc tốt hơn, hãy cố gắng thay đổi cách bạn nhìn nhận vấn đề. Hãy tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp thay vì chỉ chú ý vào khía cạnh tiêu cực. Tự động viên bản thân rằng bạn có khả năng giải quyết vấn đề và khắc phục tình hình sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Giữ sự bình tĩnh trong mọi tình huống
Cơn nóng giận có thể khiến bạn mất bình tĩnh, nổi cáu, và thậm chí làm tổn thương người khác. Để kiểm soát cảm xúc của mình, hãy giữ sự bình tĩnh khi đối diện với vấn đề. Khi bạn giữ được sự bình tĩnh, bạn có thể phân tích tình hình một cách rõ ràng và tránh được những quyết định vội vàng dẫn đến hậu quả xấu.
Xem thêm: 10 cách vượt qua áp lực trong cuộc sống, giải tỏa mọi căng thẳng
Nhìn nhận trách nhiệm, không đổ lỗi
Khi gặp khó khăn hoặc lỗi lầm, phản ứng tự nhiên của nhiều người là đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh. Tuy nhiên, thói quen này có thể làm bạn mất kiểm soát cảm xúc và tăng cảm giác tức giận.
Thay vì chỉ trích người khác hoặc tìm kiếm lý do bên ngoài, hãy dành thời gian để tự nhìn nhận và đánh giá trách nhiệm của bản thân trong tình huống đó. Hãy tự đặt các câu hỏi như "Tôi có thể làm gì khác để tránh tình huống này?" hoặc "Làm thế nào tôi có thể cải thiện để không gặp phải vấn đề tương tự trong tương lai?" sẽ giúp bạn giữ được sự bình tĩnh và tìm ra giải pháp hiệu quả hơn.
Dừng tranh cãi, tập trung vào giải quyết vấn đề
Khi gặp phải sai lầm hoặc vấn đề, phản ứng đầu tiên của nhiều người thường là chỉ trích hoặc trách móc người khác. Tuy nhiên, sự giận dữ và tranh cãi không giải quyết được vấn đề mà chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Thay vào đó, hãy dừng ngay tranh cãi và tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp. Việc cùng nhau tìm ra phương án khắc phục và giải quyết vấn đề sẽ giúp mọi người cảm thấy có thể làm việc hiệu quả hơn và tạo ra một môi trường tích cực hơn để giải quyết vấn đề.
Nghĩ đến những hậu quả có thể xảy ra
Đã bao giờ bạn để cơn giận dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng? Bạn có bao giờ mất mối quan hệ vì không kiểm soát được cảm xúc của mình? Để tránh lặp lại những sai lầm này, hãy dành thời gian để nhìn nhận lại hậu quả của cơn giận. Hãy suy nghĩ về những tình huống đã xảy ra và đánh giá liệu có nên để cảm xúc nhất thời gây tổn thương người khác không. Phương pháp này có thể giúp bạn giảm thiểu những hậu quả tiêu cực từ sự tức giận.
Không nên ác cảm và thù hận
Sự ác cảm và thù hận làm cho tâm trạng của bạn trở nên tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và năng lượng của bạn. Thay vì nuôi dưỡng sự thù hận, hãy tập trung vào việc giải quyết vấn đề một cách hợp lý và tìm cách tha thứ.
Tha thứ không có nghĩa là bạn đồng ý với hành động sai lầm mà là bạn chọn cách không để những cảm xúc tiêu cực chi phối cuộc sống của mình. Như vậy sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, nâng cao sức khỏe tinh thần và tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn.
Giữ bản thân bận rộn
Đôi khi việc đối diện với vấn đề ngay lập tức có thể làm cho cảm xúc của bạn trở nên khó kiểm soát. Do đó, để tránh phản ứng thái quá, hãy làm cho bản thân bận rộn với các công việc khác. Sự bận rộn này giúp bạn tạm thời quên đi vấn đề và có thời gian để kiểm soát cảm xúc của mình hơn.
Thay vì để sự tức giận lấn át, hãy tập trung vào những hoạt động khác mà bạn thấy thú vị và mang lại niềm vui. Sau khi bạn cảm thấy đã bình tĩnh hơn, lúc này bạn có thể quay trở lại để giải quyết vấn đề đó.
Học cách đối mặt với khó khăn
Cuộc sống đầy rẫy những thử thách và khó khăn, và thay vì trốn tránh hoặc tìm cách phủ nhận chúng, bạn nên học cách đối diện và vượt qua. Khi gặp phải vấn đề, thay vì tức giận và chỉ trích người khác, hãy tập trung vào việc giải quyết vấn đề và kiểm soát cảm xúc, làm chủ bản thân. Khi bạn biết cách đối diện với khó khăn một chủ động, bạn sẽ thấy khả năng giải quyết vấn đề và duy trì sự bình tĩnh trong mọi tình huống của mình tăng lên.
Học cách giải tỏa cảm xúc
Việc kiềm chế cảm xúc quá mức có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Do đó, bạn cũng cần học cách giải tỏa cảm xúc:
- Hãy chia sẻ cảm xúc với những người bạn tin tưởng như gia đình, bạn bè để giúp giảm bớt căng thẳng và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.
- Nếu bạn cảm thấy khó mở lòng thì viết nhật ký cũng là một cách tuyệt vời để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
- Bạn có thể nghĩ đến những kỷ niệm vui vẻ hoặc những câu chuyện hài hước mà bạn đã từng nghe.
- Uống một đồ uống lạnh hoặc thực hiện các hoạt động thư giãn cũng có thể giúp làm giảm cảm giác tức giận.
- Thiền định là một phương pháp hiệu quả để làm giảm căng thẳng và lo lắng, tạo ra sự tĩnh tâm, từ đó kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
Những hoạt động giúp kiểm soát cảm xúc tốt hơn
Có một số hoạt động mà nếu bạn luyện tập thường xuyên thì sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc kiểm soát cảm xúc:
- Tập thể dục: Tập thể dục là cách tuyệt vời để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Những hoạt động như yoga, chạy bộ hay nhảy dây giúp giảm căng thẳng và làm dịu tâm trí. Bạn nên tập ngoài trời để hít thở không khí trong lành cũng giúp thư giãn hơn.
- Thiền định: Thiền giúp kiểm soát cảm xúc và giảm căng thẳng. Nghiên cứu từ năm 2017 cho thấy thiền hàng ngày trong ba tuần có thể làm giảm cơn giận và hành vi hung hăng.
- Hít thở sâu: Nếu không thể thiền, hãy thử hít thở sâu. Phương pháp này làm chậm nhịp tim và giúp bạn bình tĩnh hơn. Thực hiện bài tập này 3-5 lần mỗi ngày để cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc.
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể khiến bạn cảm thấy cáu gắt và dễ nổi nóng. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Sleep vào năm 2020, khi thiếu ngủ, hormone gây căng thẳng sẽ gia tăng, làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và dễ bị kích động. Để giữ cho tâm trí luôn được thoải mái, hãy đảm bảo ngủ đủ giấc và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Có thể bạn quan tâm:
Chi phí khám tâm lý bao nhiêu? Cập nhật mới nhất 2024
Trên đây là những cách kiểm soát cảm xúc mà bạn có thể áp dụng. Có thể ban đầu bạn sẽ thấy việc kiềm chế cảm xúc không phải là điều dễ dàng, nhưng hãy thử và kết hợp tập thể dục, thiền định, hít thở sâu và ngủ đủ giấc, bạn sẽ thấy cải thiện. Nếu bạn gặp phải những vấn đề khác liên quan đến cảm xúc, hãy tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý. Hiện nay bạn hoàn toàn có thể tìm chuyên gia tâm lý giỏi thông qua ứng dụng Askany, đặt lịch hẹn để được tư vấn online 1:1 vô cùng đơn giản.